SUY NIỆM LỜI NGÀI ĐỌC TRONG TUẦN 18 THƯỜNG NIÊN C

Written by xbvn on Tháng Bảy 30th, 2013. Posted in Mai Tá, Năm C

“Tình sớm rụi bới rơm tình sớm cháy,”

“Tôi làm sao can đảm ngắm tro tàn?”

(dẫn từ thơ nguyễn Tất Nhiên)

Lc 12: 13-21

            Là nhà thơ, người tuy viết: “Tôi không can đảm ngắm tro tàn”, nhưng dám làm. Là nhà Đạo, ta thấy Chúa hỗ trợ/giùm giúp người nghèo khó/thấp hèn như thánh Luca ghi, thế mới gan!

            Trình thuật, thánh Luca đã can đảm ghi lại Lời Chúa nói về thân phận người nghèo rất xuyên suốt. Xuyên và suốt, về cảnh Chúa Giáng hạ có mục đồng nghèo tụ tập bên Ngài, có Đức Mẹ ca vang bài “Xin Vâng” quyết tuyên dương người nghèo, và về tình cảnh kẻ bị cướp giữa đường trong truyện kể về người Samaritanô hiền, đều là “Tin Vui” cho người nghèo khó/thấp hèn, thánh-sử đà ghi rõ.

Tin Mừng thánh Luca còn cam kết: nghèo khó/thấp hèn là điều kiện sống “chẳng đặng đừng” không chỉ dành cho người trần thế, mới như thế. Nhưng, vẫn là điều “không thể thiếu” dành để cho đồ đệ năng nổ, cũng giống vậy.

Chép Lời Chúa, thánh Luca ghi bằng tiếng Hy Lạp chỉ động-thái có “sở đắc” hoặc “sở hữu”, rất nhiều thứ. Từ vựng này, gồm hai nghĩa: nghĩa đầu, chỉ về sự vật mình sở hữu; nghĩa sau, là về: sự vật “sở đắc” con người mình. Nghĩa đầu, đơn giản nói về “tài nguyên nhân vật lực” mình từng có. Nghĩa sau, thánh-sử diễn giải rõ bằng truyện kể, có ẩn dụ. Thật ra, bằng từ-vựng đồng âm hoặc đồng nghĩa, thánh Luca thường đề cập đến những người như bị “quỷ tha ma bắt” làm sở hữu, rất mạt rệp.

Ở sách Công Vụ, thánh Luca lại cũng viết: thánh Phêrô không “sở hữu” của cải/bạc tiền, nên tiền bạc/vật chất không thể “sở đắc/khống chế ngài được. Bởi thế nên, thánh-nhân lại vẫn dạy: Anh em hãy bán đi mọi của cải mình sở hữu”, và: “Hãy từ bỏ mọi ‘sở đắc’ vật chất, rất chóng qua”. Đó, lại cũng là điều hay/lẽ phải để ta suy tư thêm các đoạn khác được thánh sử viết mang ý nghĩa thứ hai.

Với những người Do thái nào quyết tâm giữ luật Torah, tất cả mọi sự đều thuộc về Chúa. Với người giữ luật Torah của Do thái, thì mỗi người và mọi người cũng đều thuộc về Chúa. Nói cách khác, sự vật/của cải người nguời sở hữu, cũng đã ‘sở đắc’ chính con người họ, khi sở-hữu-chủ đính-kết với lý lịch thật sâu sát của họ. Kết cục, thì sở-hữu-chủ lại đã quên rằng mình chỉ là tạo vật thuộc về Chúa, mà thôi. Và khi đã quên chuyện này, người người lại sẽ để mất căn-tính của mình, và cũng mất cả Thiên-Chúa, nữa. Trong khi đó, Đức Giêsu muốn nối-kết tình-trạng nghèo đói/thấp hèn với căn-tính thường tình của môn đệ Ngài. Chúa làm thế, mỗi khi Ngài mặc-khải cho môn đệ Ngài biết những điều như thế.

Trình thuật hôm nay, thánh Luca lại cũng sử dụng ‘tư-tưởng-làm-nền’ rút từ bản văn Tin Mừng do thánh Máccô viết, nhưng thánh-sử lại đã thêm vào đó một đôi Lời của Chúa không thấy ghi ở Tin Mừng thánh Máccô. Điều ghi thêm, là sự việc môn đệ Chúa đã “bỏ mọi sự”, để theo Chúa. Như thế có nghĩa: khi đã theo Chúa rồi, thì đồ đệ Ngài lại có rất nhiều việc/nhiều thứ để thực-hiện, trong đó có cả việc tự biến mình thành người nghèo khó/thấp hèn, như Ngài từng nhủ khuyên.

Là dân con của Chúa, tức: còn phải làm nhiều hơn nữa chứ không đơn giản chỉ trở nên nghèo hèn về vật-chất, thôi. Bởi, bên ngoài và đằng sau của cải vật chất, vẫn có thứ gì khác hấp dẫn hơn. Gọi đó là thứ gì khác, là bởi ta có thể thấy nó, khao khát nó như sự vật rất thể-chất. Ta làm thế, là bởi mình có thể nắm bắt hoặc ‘sở đắc’ cũng như khống chế nó.

Nỗi niềm khao khát của ta là biến tất cả mọi sự vật thành “sự thể rất vật chất” để mình có thể nắm trọn được nó và biến nó trở của cải cho riêng mình. Điều này áp dụng cho con người ở quanh sự vật nữa. Ta vẫn muốn đối xử với con người như sự vật chứ không phải nhân vị, để rồi ta có thể điều khiển/chỉ huy họ. Và điều này áp dụng cả vào khao khát của ta với Chúa, nữa. Sở dĩ ta gộp Chúa ở đây, là vì ta xử sự với Chúa như Sự Vật to tát hòng điều khiển Chúa làm những việc theo cách của ta. Ta muốn hiểu mọi “sự vật” và khao khát hiểu biết Chúa giống như thế. Tiến trình này là nguồn gốc của sự giàu sang có hết một ‘sự vật’.

Vấn đề là: ta có thực hiện được bản chất nghèo khó bằng cách khiến cho yếu tố ‘khống chế’ sự vật đi vào với tiến trình linh đạo của ta được không? Có thể, tính ‘khó nghèo’ như thế mới thực sự có nghĩa đối với ta. Thế nhưng, kết cuộc một hoàn thành cũng phi phỏng, rải rác. Đó có thể là não-trạng truất quyền sở gữu, cởi bỏ tính-cách sở-hữu-chủ hết mọi sự; có như thế, mới không coi con người như sự vật, không coi Chúa là Sự Vật rất to lớn. Cởi bỏ mọi sở hữu hoặc tính ‘sở đắc’ sự vật thể-chất không chỉ là biểu tượng của thể-loại suy nghĩ này thôi, nhưng còn là bước diễn-tiến bé nhỏ hạn hẹp trên đường đưa tới đó nữa.

Tính đơn sơ/giản dị, rày có nghĩa: ta không tùy thuộc vào việc đã có hoặc không có tài sản vật chất theo mức độ tư riêng/đặc biệt nào hết. Sống giản đơn, sẽ giúp ta tỏ ra sẵn sàng để Chúa thực hiện những điều kỳ diệu trong đời ngang qua ta mà đến với người nghèo khó/thấp hèn.

Hạnh phúc, là biết học hỏi cách sống giản đơn/chân phương nhưng lại ‘sở đắc’ rất ít sự vật thể chất. Thật ra, ta có thể đạt niềm vui sở đắc càng ít sự vật thể chất lại càng tốt. Cuộc sống của ta, sẽ không bị người khác đánh giá bằng sự kiện mình có được bao nhiêu của cải/vật chất hoặc mình đang ở tình trạng nào giàu hay nghèo, mà hỏi rằng ta có để cho sự vật thể-chất sai khiến ta hay không, mà thôi.

Sự sống của ta, không là những gì mình sắm được hoặc làm ra; mà là: những mình có thể tạo ra nhưng không làm thế, một phần vì ta được dạy là mình chẳng cần làm thế. Sự sống, là: ta có thể đạt đến giai đoạn nào đó khi không nghĩ về sự vật nào mình thiếu thốn, bởi đã quên là mình thiếu thứ đó.

Với ta, mỗi ngày là khám phá mới tuy nhỏ, nhưng tin chắc đó là khám phá khá thích thú. Ta không đeo đuổi bình an/hạnh phúc hoặc bất cứ thứ gì. Ta đã ngưng không còn rong ruổi chạy theo tiền tài vật chất, từ lâu. Có thể cuộc sống của ta chỉ nhất thời, không ổn; nhưng, ta luôn có tự do trong đó. Tự do, có được sự an ninh/an toàn trên mức tuyệt vời. Nhất là khi ta kết hợp hài hoà điều mình ao ước với điều mình có nhu cầu, để rồi cuối cùng mình nhận ra là mình không có cả hai.

Cuối cùng thì, xét về tâm trí, ta sẽ không ở chốn miền nào khác, rất xa lạ. Bởi, cuộc sống không gia tăng tình trạng thăng trầm, “lên voi xuống chó” suốt năm này qua tháng nọ hoặc trở thành bánh xe lao động như chu kỳ vỡ đổ. Hẳn người người đều nhớ câu chuyện tự thuật của mũi tên Zênô lúc nào cũng cam-đoan chỉ nửa đường tới đích chứ không nhắm thẳng và đi tới. Điều mà mũi tên kia muốn nói, là: nó không bao giờ bảo đảm sẽ tới đích, nhưng luôn vui vẻ, mãn nguyện. Khi ta trở nên nghèo đói, thấp hèn, chính là ngưng thấy mình như mũi tên Zênô, thật đó thôi. Tức: ta không bao giờ đạt tới đích điểm, nhưng cũng làm được việc gì đó cho người khác.

Và từ đó, ta trở thành con người luôn sẵn sàng cho người khác mình vừa gặp mà không mang theo hành lý, nên người khác không cần gì thứ đó. Như thế, tức là ta cảnh giác mọi người về thân phận của ta. Thân phận, trở thành người đồ đệ của Chúa. Đúng thế. Ít ra, ta cũng đã học biết cách để có thể trở thành những người như thế, để Chúa dùng. Dù hiện tại, ta mới chỉ đạt nửa đường, như mũi tên Zênô.

Trong tâm tình cảm nghiệm được như thế, ta lại sẽ ngâm vang lời nhẹ nhàng, rất ý thơ, rằng:

 “Tình sớm rụi bới rơm tình sớm cháy,

Tôi làm sao can đảm ngắm tro tàn?

(Nguyễn Tất Nhiên – Tình Một Hai Năm)

      Sớm cháy hay sớm rụi, là tình của rơm, của cỏ khô chỉ vài năm. Tình của người người, dù nửa vời nhưng không dễ thiêu dễ đốt, cách phí phạm. Tình của người, sẽ là tình của người nghèo khó/thấp hèn, nhưng vui sống. Suốt một đời. Không thôi.

 Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh 

Mai Tá lược dịch

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Một 2025
H B T N S B C
« Th12    
  1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31