SUY NIỆM LỜI NGÀI ĐỌC TRONG TUẦN SAU LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA

Written by xbvn on Tháng Năm 31st, 2013. Posted in Mai Tá

“Ta muốn níu hồn ai đương hiển hiện,”

Trong lòng và đang tắm máu sông ta!”

(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)

Lc 9: 11-17

Hiển hiện ở trong lòng, lại cứ níu kéo hồn ai cả một đời. Hiển hiện ở Mình Thánh, vẫn là tình Chúa được thánh Luca diễn tả ở trình thuật, hôm nay.

Trình thuật hôm nay, thánh Luca mô tả lễ hội mừng kính Mình Máu Chúa, để mọi người suy tư việc Chúa hiển hiện nơi Thánh Thể. Thật ra, lễ Mình Máu Chúa được cử hành là để nhắc nhở con dân trong Đạo hãy nhìn vào sự việc xảy ra trong quá khứ ngõ hầu còn cảm kích, biết ơn.

Biết ơn, không là hành-xử đơn thuần chỉ nói mỗi lời “cảm ơn”, rồi quên sót. Biết ơn, là biết bỏ giờ ra mà cảm kích những gì mình nhận được là ân huệ Chúa ban. Biết ơn, là cảm nghiệm đầy uy lực đối với mỗi người và mọi người. Cảm nghiệm, đối nghịch với những bất ưng trường kỳ mà nhiều người gặp phải ở đâu đó. Biết ơn, là biết rõ tâm tình mình cảm kích vẫn khác với cách-thế ta biểu lộ, vào mọi ngày. Biểu lộ, vào tiệc thánh cuối năm phụng vụ qua đó Chúa sống lại là vì ta và cho ta nên hãy cảm, biết ơn

Cảm kích biết ơn mầu nhiệm Chúa chết đi và sống lại vì con người, việc này không chỉ mỗi ta là biết làm và cần làm. Chính Chúa cũng làm thế với Cha Ngài, vào mọi lúc. Như Kinh sách có nói:“Rồi Người cầm lấy chén, dâng lời tạ ơn, trao cho môn đệ.” (Mt 26: 27), “Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông và tất cả đều uống chén này.” (Mc 14: 23) Xem như thế, Chúa vẫn cảm kích/biết ơn Cha vì Cha kêu mời Ngài hy sinh mạng sống làm của ăn/thức uống, cho muôn người. Tóm lại, Chúa cảm kích/biết ơn Cha Ngài trong mọi việc, là vì ta.

Cảm kích/biết ơn, là động thái mà người Do thái phải hoàn tất trong mọi việc. Thánh vịnh 107 diễn tả những người trở về từ nơi lưu đày cũng hát vang câu: “Allêluia, họ cảm tạ Yavê, vì Người tốt lành, vì Người miên man vạn đại.”(Tv 107: 1) Cả ngôn sứ Giêrêmia cũng đã nói: “Hãy cảm tạ Giavê các cơ binh vì Người tốt lành, vì ơn Người miên man vạn đại” (Gr 33: 11)

Đọc kỹ bài thương khó về nỗi thống khổ của Chúa, ta hiểu được toàn bộ nỗi nhục hình và cái chết của Chúa là động thái cảm tạ Cha là Đấng làm nên mọi sự được tốt đẹp. Và, việc Chúa trỗi dậy từ cõi chết, cũng là tiếp tục động thái cảm kích/biết ơn Cha đã tỏ bày thánh ý Ngài, qua sống lại. Thế nên, mừng Lễ Mình Máu Chúa, là để ta hoà nhập với Chúa trong cảm kích/biết ơn Cha mà Ngài từng thực hiện suốt một đời. Tiếp như thế, khiến ta trở thành con người đổi mới, rất khác hẳn. Mọi việc trong đời, ta nhờ đó mà cảm kích Chúa đã biến đổi bánh và rượu thành Mình Máu Ngài, ở Tiệc Thánh. Nên, Lễ Mình Máu Chúa là lễ hội đặc trưng, độc đáo để ta có cơ hội mà cảm kích, biết ơn hoài.

Cảm kích/biết ơn cách đặc trưng/đặc thù ở Tiệc Thánh, ta cùng trở thành Thân Mình Chúa, hệt như ta đang thủ vai trò chủ yếu trong vở kịch những 4 màn:

Màn 1, lúc khởi đầu, khi Thần Khí Chúa là là trên mặt nước và thoạt đó có tiếng nói của Giavê Thiên Chúa vẫn cứ bảo: “Nước phía dưới trời phải tụ lại một nơi, để chỗ cạn lộ ra. Thiên Chúa gọi chỗ cạn là “đất”. (STK 1: 11)  Thần Khí luôn phong phú, hiệu nghiệm là hành động phối hợp giữa Lời và Thần Khí làm nên sự sống ở khắp nơi. Và đó là Lời theo cung cách vũ trụ dâng lời cảm tạ Tạo Hoá.

Màn 2, lúc thần sứ Chúa đến Truyền Tin cho Đức Maria, lại cũng là Thần Khí khi trước khoả lấp mặt nước đã đưa Mẹ đi vào khung trời thụ thai nẩy nở và Lời đã nhập thể làm người. Nơi cung lòng Mẹ, Thần Khí làm cho đất trời nổi lên một sự kiện, là: nhân loại là của Đức Giêsu Kitô. Bằng cách này, Đức Giêsu lại đã dâng lời cảm tạ Cha là Đấng làm nên tất cả, hết mọi sự.

Màn 3, là lễ hội hôm nay có động thái cảm kích/biết ơn cứ mãi tiếp tục. Vị chủ tế đặt tay lên bánh và rượu, tức thì dấu-hiệu Thần Khí bay là là trên trần thế và cả trên Mẹ để rồi tặng ban sự sống cho Chúa. Và khi ấy, vị chủ tế lập lại lời Chúa nói, khi trước: “Này Mình Ta, này Máu Ta!” Cùng lúc ấy, sự sống của Chúa đã trổi vụt lên phía trước; và bằng vào hình thức bánh/rượu, Đức Chúa Phục Sinh đã ở với con dân Ngài. Ngài ở giữa họ, như một hiện diện đích thực chứ không theo cung cách tượng trưng.

Chúa hiện diện nơi Bánh Thánh và Rượu Thánh, không là sự hiện-diện của ký ức ở trong đầu ai đó, mà là hiện diện đích thực của Chúa nơi Tiệc Thánh, dù ta có nghĩ hay không về Ngài. Ngài không hiện hiện chỉ bằng vào hành động như điện thư do ai đó gửi cho chính mình; mà là một hiện diện thực tế có toàn-bộ thực thể Ngài. Lúc chủ tế đọc lời truyền phép biến bánh rượu thành Mình Máu Chúa, ngay khi ấy đã có đổi thay. Thánh Tôma gọi sự đổi thay này, là phép là tuyệt-kỹ Chúa từng làm. Kinh nghiệm về đổi thay nơi ta, không có gì tương đương với thực thể là thế hết. Nhờ uy lực của Thần Khí và hiệu năng của Lời, thực thể bánh/rượu đã biến thành thực thể sâu thẳm là Đức Kitô. Nếu ai đó lại cứ hỏi: “Làm sao ra được thế?” thì câu trả lời rút từ câu của thần sứ nói với Đức Mẹ: “Với Chúa, không có gì Ngài là không thể!”

Thế nên, Lời Chúa là Lời sáng tạo, hiệu nghiệm. Lời Ngài mang tính-chất sản-sinh. Sinh sản mọi sự. Sản sinh ra Chúa là Đức Kitô. Lời Ngài, là Lời đỡ nâng/vực dậy khiến Ngài trỗi dậy từ cõi chết. Lời Ngài, đã khiến cho điều Ngài nói ra trở thành thực tại rất thật, ngay bây giờ. Bởi thế nên, khi Chúa-là-Lời-mặc-lấy-xác-phàm từng tuyên bố: “Này là Mình Ta” thì đó là lúc Ngài đích thực hiện diện nơi Thánh Thể, vào Tiệc Thánh.      

Màn 4, là lúc hiệp thông/rước Chúa sau truyền phép. Khi chủ tế cầu Chúa sai ban Thần khí Ngài đến ngự giữa chúng ta là người tham dự Tiệc Thánh, chính đó là lúc hoa trái thánh thiêng nơi Ngài ở lại mãi, nơi ta. Thần Khí Chúa biến đổi bánh/rượu thành Thân Mình Đức Kitô đã đổi thay tâm can chai đá của ta thành con tim đích thực rất xác thịt. Và khi ấy, ta san sẻ cũng một bánh thánh để nên một trong yêu thương. Vâng. Chính lúc ta nhận lãnh Mình Chúa ở Tiệc Thánh, là lúc động thái hỗn hợp giữa Lời và Thần Khí biến đổi con người của ta thành Thân Mình Chúa. Có như thế, ta mới trở thành trời mới, đất mới, là Mình Chúa.

Xem thế thì, hiệp thông rước Chúa cứ nối dài, là sự việc cho thấy cuộc sống của Đức Chúa Phục Sinh đã tặng ban cho ta và cắm rễ sâu trong tâm can của ta. Sự việc này cứ thế tiếp diễn cho đến ngày Chúa ở trong ta, với ta và mọi người. Bằng động thái ban tặng ân huệ rất thanh thoát, tức sự việc ‘cảm kích, biết ơn”, biến thành Mình Thánh Chúa, mọi người mới có thể chúc tụng vinh danh Cha, rất cả sáng. Khi ấy, Mình Máu Chúa đã thật sự trở nên vĩnh cửu, suốt mọi thời.

Khi cử hành Tiệc Thánh, là ta thực hiện động thái cảm kích/biết ơn ở Nước Trời. Tiệc Thánh ta cử hành là động thái, là lời khởi đầu cho mọi động tác biến đổi thành Thân Mình Chúa. Và, phụng vụ ta cử hành là động thái ta nếm trước Thánh Thể. Và khi ta cử hành Tiệc Thánh như thế, là ta san sẻ sự hiệp thông rất thánh. Là, sờ chạm vào quà tặng yêu thương. Là, làm hết mình để cảm kích/biết ơn như thế mãi đến muôn đời.

Xem như thế, thì Tiệc Thánh không là sự việc của lý trí, rất thông minh. Bởi, với những người chỉ biết đến thông minh trí tuệ, thì đó là chuyện viển vông, vô nghĩa. Tiệc Thánh ta cử hành cũng không là chuyện thơ văn, nghệ thuật. Bởi, người làm nghệ thuật thường có giây phút thấy mình bối rối, khó chịu. Thế nên, nghệ nhân ai cũng chỉ mỗi thế, không mang đủ tính chất rất đẹp của chân-thiện-mỹ, dù là mỹ thuật hay mỹ-nghệ, cũng đều thế.

Tiệc Thánh không hẳn chỉ là chuyện đạo. Với người đạo hạnh, chỉ làm có mỗi thế cũng chưa đủ gọi là đạo hạnh, sốt mến. Vì thế nên, điều đó cho thấy: nếu chỉ trở thành người tu trì như thế thôi cũng chưa hẳn là tu trì, đạo đức. Tiệc Thánh không là ý niệm sáng rõ hoặc lối thờ-cúng ta ấp ủ. Việc này vẫn hơn cả chuyện thờ kính cũng rất nhiều, bởi đó chính là Tình yêu được ban phát, rất ở đây. Bây  giờ.

Tình yêu ta nhận lãnh, sẻ san và sống thực, chính là lòng cảm kích, rất biết ơn. Phải chăng đó là hành-xử đầy xa hoa, đắt giá? Có thể là như thế. Bởi lẽ, sống tu đức có thể là hành-xử đầy tính xa xỉ phẩm, nhưng đó là quà tặng Chúa ban cho ta theo cách cũng rộng lượng, đầy xa xỉ. Tuy là thế, quà tặng Ngài phú ban, không một ai thu lại được. Và ta đã quen thế rồi, nên vẫn có quyền được như thế. Và ta không thể sống mà lại không được nhận quà tặng ấy, kể cũng lạ.

Trong cảm nghiệm về những hành-xử đầy cảm kích/biết ơn, ta lại sẽ ngâm nga lời thơ hay rằng:

 “Ta muốn níu hồn ai đương hiển hiện,

Trong lòng và đang tắm máu sông ta.”

(Hàn Mặc Tử – Biển Hồn Ta)

 “Tắm máu sông ta”, là lối nói của nhà thơ vẫn đắm mình trong Mình Máu Chúa, rất yêu dấu. Và, khi đã tắm bằng ân huệ Mình Máu Thánh rồi, ta cũng cảm kích/biết ơn Đấng tặng ban cho ta Thần Mình Ngài, rất như thế.

 Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh

Mai Tá lược dịch

 

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Hai 2024
H B T N S B C
« Th11    
  1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31