SUY NIỆM LỜI NGÀI TUẦN 24 TN C

Written by xbvn on Tháng Chín 10th, 2013. Posted in Mai Tá, Năm C

“Hỏi hoa, hoa vẫn thôn đào liễu,”

“Lòng hỏi riêng lòng: đâu bạn xưa?”

 (dẫn từ thơ Đinh Hùng)

Lc 15: 1-32

            Ở thi ca, nhà thơ chừng như vẫn hỏi: đâu rồi bạn xưa nay biến mất. Nơi nhà Đạo, rõ ràng: bà goá cùng chủ chiên và chủ nhà xem ra vẫn kiếm tìm/hỏi han, tựa hồ như mất tiền/mất của và vật quí hiếm lẫn bạn hiền, nữa.

            Trình thuật, nay thánh Luca cũng đã đưa vào dụ-ngôn kể nhiều điều về mất mát. Mất chiên, mất tiền mất cả tình người ở đời. Dụ ngôn mất mát, là truyện kể rút từ bài Thánh Vịnh được vua Đavít đã sử dụng chủ-đề “chiên lạc” hầu nhắc các nhà lãnh đạo Do thái hãy nhớ dân con do Chúa trao phó cho họ, để chăm nom.

            Trình thuật, kể về mất mát bằng ba dụ ngôn tiếp theo nhau, là: mất chiên, mất tiền và mất con trai. Mất chiên, là ấn bản văn xuôi qui chiếu Thánh vịnh 23 có nói rõ: “Đức Giavê là Chúa Chiên.” Mái ấm của “chiên-không-lạc”, là nhà Chúa khi chiên con sống ở đó, rất hoan hỉ. Dụ ngôn này, chú trọng đến sự việc con người tuỳ thuộc vào Chúa trước khi lập giao-ước với Chúa, ở Israel.

            Dụ-ngôn “bà goá mất tiền cắc”, chỉ nên hiểu theo ảnh hình người nữ phụ miền Cận Đông có thói quen đeo chuỗi tiền đồng ở cổ. Chỉ cần bà mất một đồng ở chuỗi thôi cũng làm cho bà thấy như mất tất cả. Chuỗi tiền đeo cổ đối với cô dâu thời trước, tượng trưng cho giới-tính và quan-hệ trong hôn-nhân.

            Dụ-ngôn mất con trai nơi truyện “người con đi hoang”, biểu trưng cho quan-hệ hoàn-vũ trọng-tâm nhắm vào người cha nhân hậu. Dụ ngôn này, không nói đến người mẹ hoặc các chị/em trong nhà. Có thể là thời đó, phụ-nữ trong gia đình chỉ có vai trò quan sát, mà chẳng nói năng chi. Dù vậy, các nữ-phụ vẫn cần được người khác phái quan tâm, hội ý và nghe theo ý-kiến họ đưa ra.

Rất có thể, các nữ-lưu ở đây cũng muốn tỏ cho người con thứ hai biết: gia tài dành cho anh cũng không xứng để anh cứ phải quan tâm đến nó, trong đời mình. Mái ấm gia đình, không chỉ mang nặng ý-nghĩa về kinh tế. Cũng có thể, các người nữ trong truyện vẫn muốn cho nam nhân trong nhà biết bỏ qua chuyện nhỏ nhặt, để lưu ý mỗi chuyện lớn trong gia đình khi xảy đến. Ở đây, gia đình của người Cha nhân hiền là ảnh-hình về Hội thánh, rất hôm nay. Hội thánh, nay cần đặt nặng vai trò, năng-lực cũng như tình thương yêu vỗ về rất khéo léo của nữ-giới, là chuyện rất nên làm.

            Nói cho cùng, truyện “người con đi hoang” không kể về người cha chuyên lo chăm sóc và thứ tha con mình, cho bằng cha nhân hiền mừng rỡ vì đã tìm được con, nay trở về. Đây mới là ảnh-hình về công việc Chúa vẫn làm. Thiên Chúa thực sự vẫn hữu dụng và đặt hy vọng vào tình yêu Ngài đối với ta sẽ chuyển đổi động-thái của ta và mọi người. Chúa thương ta một cách vô-điều-kiện. Ngài thương yêu, không chỉ mỗi dạy bảo: nếu biết hối hận, thì ta sẽ được Chúa thứ tha hết mọi tội. Mà là, nếu như ta biết mình có lỗi, rồi xưng thú và biết mình sau đó phải làm gì để được tha, đó là: biết lấy áo đẹp mà mặc; biết xỏ nhẫn vào tay và đi giày dép cho chỉnh, rồi thoát ra khỏi tình trạng vẫn như cũ.

            Nói cho cùng, cả ba dụ-ngôn về “mất mát và tìm được”, cùng nói lên một ý niệm về lý lịch của người con Chúa, về sự tùy thuộc và sự chủ-động, trưởng-thành. Lý lịch đây, có thể so với vị thế của Hội thánh ngày hôm nay. Hội thánh, nay gồm những người vẫn ở lại hoặc ra đi vào chốn nào đó, biến mất. Dù, đã trải qua bao ngày tháng những thăng trầm, thành viên Hội thánh được yêu cầu hãy hành xử sao cho phải đạo. Bởi, lý lịch của con dân đi Đạo là biết sống có tương quan, sống tùy thuộc vào nhau và hành xử như người chín chắn, rất trưởng thành. Tự kiểm nhiều, người Công giáo hẳn sẽ thấy mình cũng như “người-con-đi-hoang”, như chiên con lạc đàn hoặc như đồng tiền bị luột mất, cần trở về với giá trị có ý nghĩa, chấp nhận và cử hành việc tuỳ thuộc vào truyền thống.

            Với hội thánh, có hai loại tuỳ thuộc thấy rất rõ, đó là: lớp người được coi như “không chính-thức” và các đấng-bậc rất “chính thức”. “Không chính-thức”, là: lớp người sùng đạo, các nhóm đọc kinh “tôn vương” Đức Bà, nhóm trẻ chủ trương công bằng xã hội, nhóm người thích học hỏi Kinh thánh, nhóm nghiên-cứu thần-học hoặc giới truyền-thông Công-giáo có cảm nghiệm chính trị, các vị tuyên-uý và nhiều người không tên tuổi nhưng vẫn sống đạo. Đấng bậc “chính-thức”, gồm các chủ chăn và các đấng bậc ở dưới trướng, như: hội đồng giáo xứ, toà giám mục, nhóm kiểm tra y tế, giáo dục hoặc phúc-lợi. Nhóm “không chính-thức” lại thường cứ “kính nhi viễn chi”, tức: đứng xa xa các bậc “chính-thức”, có khi còn đứng ở bờ rìa, đôi khi còn cản-trở bước tiến của một vài đấng. Nhiều đấng-bậc lại cứ muốn an-toàn lành-lặn cho chính mình nên không thích dính-dự vào chuyện của lớp “không chính-thức”.

            Nơi Giáo hội Công-giáo, các đấng bậc “chính-thức” thường điều-hành lớp người tuỳ thuộc, tức  nhóm “không chính thức” ở trên không hoà mình, không trộn lẫn rất anh em, mà chỉ có tinh thần đứng ở xa chỉ nhắm vào lợi ích cho giới cầm quyền trong giáo hội, mà thôi. Phần đông người Công giáo xem ra vẫn sống an phận và dễ dạy, chẳng muốn tranh đấu chi cho rắc rối.

            Nhưng điều trớ trêu, là: hai nhóm người này đôi lúc cũng gây phiền toái cho nhau. Phía các đấng bậc có lối sống “chính-thức/chính qui”, thì: đôi lúc cũng muốn chơi trò đô hộ, rất thống trị. Tức: thứ trò chơi “nội bộ” mà một số người ngoài cuộc nay cũng biết. Thế nên, các đấng bậc bèn tìm cách kềm kẹp, bủa lưới rắc rối hoặc cấm kỵ. Dân con ở hệ-thống bên dưới, chỉ biết lĩnh nhận theo kiểu “dễ dạy”, rồi cứ thế lặp lại cùng một động-thái.

Và, tỉ số của trò chơi được đếm điểm để trò chơi được hấp dẫn, tiếp tục. Một số người, lại nhớ đến trò chơi hồi còn bé, như một thực tế cần lẩn tránh, nay trở về thành kinh nghiệm từng trải, như thực tại khó tránh khỏi. Tệ hơn nữa, sự việc lại cứ diễn tiến theo kiểu cách cũng rất lạ, đôi lúc có cả tham nhũng, thối nát xen vào, nữa.

            Lớp người “không chính-thức” lại vẫn chơi trò giải trí bằng cách cứ đưa ra chủ đề này/khác rồi lập nhóm mới có ý tưởng hoặc lối sống mới có lòng đạo, nhưng cũng không được bền. Đấng bậc “chính-thức” trong Đạo, thì chẳng hề ưu tư gì về những chuyện như thế. Nên, chừng như các đấng bậc lại sống lâu, sống thọ ở vị trí cao.

            Có lẽ cũng là điều tuyệt vời cho Giáo hội, nếu như các đấng bậc ở vị thế “chính thức/chính qui” và dân thường “không chính thức” trong Đạo, lại biết hoạt động theo kiểu hiệp thông/nối kết với những thứ diễn tiến theo tầm kích an-toàn, lành mạnh. Mục đích của hiệp thông, không để kiểm soát hoặc “giữ chân” họ. Nhưng, hiệp thông trong quan-hệ để đề nghị với mọi người điều gì đó, rất khả-thi. Đây là thứ nối kết với Truyền thống lớn lao –cả không gian lẫn thời gian- hơn bất cứ kinh nghiệm từng trải nào dù chính-thống hay không cũng vậy. Lớn lao, hơn mọi kinh nghiệm nào khác, của dân gian.

            Đó, là tính-chất “giữ chân” mọi người ở lại với thứ gì đó rất lớn lao, chứ không chỉ giữ người ở lại cho nhiều, trong Giáo hội. Giáo hội ta, vẫn có chốn miền trong đó ta có thể thực thi những gì mình được mời gọi lướt vượt chính con người mình, để đi vào với Giao ước trong đó ta không còn khác biệt nhau về ngôn ngữ lẫn danh xưng, điạ vị trong Hội thánh.

            Vấn đề là: mọi chuyện đều sẽ không tùy thuộc vào đàn ca/loại nhạc mới hay ho, đúng đắn hoặc có sốt sắng, cũng chẳng tùy vào bài chia sẻ ngày Chúa nhật hoặc nghi thức phụng vụ có cải tân hay không. Và, mọi sự cũng sẽ không tùy thuộc vào tính cách thiên vị hoặc tính chính trị của nhóm hội nơi nào đó; và cũng chẳng tùy vào chuyện xét xem dân con đi đạo có tốt lành/hạnh đạo không.

            Hơn nữa, thực chất vấn đề không tuỳ vào điều gì khác một khi ta nếm trải một chút tự do. Cũng không còn tùy thuộc vào ai hay vào đấng bậc nào đi nữa. Chính khi đó ta sẽ hiểu rõ hơn là cứ nghĩ rằng mình biết tất cả, hiểu được mọi thứ. Vì thế nên, ta có lý để hành xử tốt đẹp hơn mọi người.

            Trong tâm tình hiểu thêm ý nghĩa của ba dụ ngôn “mất mát và tìm được” nay hãy trở về với thi ca mà ngâm lại lời thơ ở trên, rằng:

             “Tôi lạc hồn Xuân giữa Cố Đô,

            Hỏi giăng, giăng mọc nước Tây Hồ.

            Hỏi hoa, hoa vẫn thôn đào liễu,

            Lòng hỏi riêng lòng: đâu bạn xưa?”

            (Đinh Hùng – Cặp Mắt Ngày Xưa)

             “Lạc hồn xưa”, bạn hiền nay thấy rõ ở chiên con, đồng tiền và “người-con-đi-hoang” hôm trước, nay về lại. Trở về lại trong vui tươi, đầy nhựa sống chẳng lạc lõng, nhưng ân cần về với Đấng Nhân Hiền từng chăm sóc, rất tận tình. Đó chính là ý-nghĩa của truyện kể, rất hôm nay.

 Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh

Mai Tá luợc dịch

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Một 2024
H B T N S B C
« Th10    
  1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30