SUY NIỆM LỜI NGÀI TUẦN 34 TN C

Written by xbvn on Tháng Mười Một 21st, 2013. Posted in Mai Tá, Năm C

“Đây, phút thiêng liêng đã khởi đầu!”

“Trời mơ trong cảnh thực huyền mơ.”

(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)

Lc 23: 35-43

            Trời mơ hôm ấy, có phút thiêng liêng thật huyền mơ, cũng rất thơ. Trời mơ hôm này, có Đấng là Trời Thơ rất Tôi Cao Linh Đạo là Vua vũ trụ cũng rất thực.

            Trời Thơ huyền mơ, được thánh Luca ghi chép ở trình-thuật hôm nay, cho thấy nhiều biểu trưng/biểu tượng về văn chương thi tứ, thứ văn hoá của người Do thái trong đó, có yếu tố lưu vong, hành trình dài đằng đẵng. Thánh Luca coi hành-trình này là công-trình dựng-xây thành thánh Giêrusalem vẫn rất lớn. Với thánh-sử, mọi việc đều dẫn về với Giêrusalem hoặc chảy từ Giêrusalem như thế hết. Và khi người người về với Giêrusalem mà lập nghiệp, họ đều mừng kỷ niệm bằng các lễ hội có vui chơi, ăn uống.

            Tình-thuật thánh Luca ghi chép cũng như thế, vẫn chứa đầy biểu-tượng xuất tự Hy Lạp và La Mã, trong đó có hành-trình một huyền-thoại kiểu Odyssey mà dưới tầm nhìn của thánh-sử, đó lại là lối sống rất mới ở đô-thị người Hy Lạp dựng nên. Với thánh-nhân, tất cả đều về với và xuất tự thành-đô. Đạo Chúa cũng mở rộng qua các thành-phố của người Ê-Giê. Và, khi những người có cùng một văn-hoá như thế, họ thiết lập bất cứ thành phố nào, cũng đều ăn mừng thành-tựu bằng lễ-hội có ăn có uống rất linh đình.

            Bởi thế nên, thật cũng dễ để thấy được những song song/song hành mà thánh Luca đã ăn sâu trong đầu ông. Bởi, thánh-sử cứ muốn tỏ cho tín-hữu nào đọc Tin Mừng đều sẽ thấy biểu-trưng/biểu-tượng có từ nền văn-hoá Do-thái như lai-lịch để chuyển qua đặc-trưng chính của văn-hoá Hy-Lạp ngay nơi đó. Thánh-nhân sử-dụng các huyền-thoại được Đạo Chúa rút tự xuất-xứ hoặc đặt vào thế-giới huyền-nhiệm khác mà vẫn ở lại hoặc quen thuộc trong đời người dân. Và thánh-nhân cũng đã thành-công trong việc này.

            Theo các nhà chú giải, thì thánh Luca ghi chép cuộc khổ nạn của Chúa vào thời gian viết sau các tác-giả Tin Mừng khác như thánh Máccô và Mátthêu. Thánh-sử Luca, không mấy thích thú làm người đầu tiên ghi chép trình thuật truyện kể giống như thế, do bởi thánh-nhân thường sử-dụng các yếu-tố nằm sẵn trong đầu tín-hữu thời tiên-khởi, rồi mới đưa vào Tin Mừng của mình thêm vào đó luồng sáng mới soi dọi mọi sự. Ngay như cuộc thống-khổ và cái chết của Chúa, thánh Luca cũng ít thích đặt nặng vấn đề như ưu-tư của ta ngày hôm nay.

            Cả, việc Chúa Phục Sinh quang vinh xem ra cũng không là trọng-tâm ham thích của thánh Luca. Trọng-tâm ý-thức mà thánh-nhân đặt vào trình-thuật, là việc ăn uống chính Thân Mình Chúa mà ta vẫn gọi là Tiệc Tạ Từ, hôm đó. Tiệc đích-thực, được thánh-nhân ghi chú là Tiệc Thánh Thể kéo dài mãi trong đời người. Chính đó là Tiệc Tạ Ơn kéo dài cho tất cả mọi người mà ta từng thấy và sẽ còn thấy.

            Tiệc Tạ Từ hôm ấy, có lúc đã bị đứt đoạn, khi Giuđa Iscariốt rời hiện-trường ra đi bội-phản Thày mình. Tuy nhiên, Tiệc Tạ Ơn hôm ấy, không đạt đến kết đoạn như dự trù. Bởi, Đức Giêsu đã bị bắt giữ quá nhanh như địch-thù, rồi Ngài đã bị dẫn đi và treo trên khổ giá. Và, Phục SInh cũng hiện đến quá nhanh chóng, đến không ngờ. Việc ban đầu, được Chúa Phục Sinh làm trước nhất trên đoạn đường đi Emmaus, là sự kiện duy nhất ở trình-thuật thánh Luca ghi, là: Ngài ngồi vào bàn với môn đệ để, một lần nữa, lại ăn và uống, cũng như tạ ơn cách nhanh chóng, rất đứt đoạn.

            Các môn-đệ nhận ra Thày mình qua việc Thày bẻ bánh có ăn/có uống trong bữa tối được tái-lập, sau ngày Ngài chết đi và Sống Lại. Thế nhưng, thánh Luca không kết thúc bằng chủ-đề ăn uống rất như thế mà sau thời gian ngắn, với các cuộc hiện ra với đồ đệ, Đức Giêsu Phục Sinh lại được thăng-hoa ra khỏi thế-trần này, để về chốn thiên-cung trong trạng-thái có Chúa Cha và Thánh Thần. Việc này dẫn đến cũng một dứt đoạn khác, dài hơn trong khi các bữa ăn uống Phục Sinh còn tiếp tục, rất không lâu. Bởi, mười ngày sau, Thánh Thần Chúa đến với các thánh tông đồ cũng từ và ngang qua Đức Giêsu, Đấng đã ra đi về chốn vinh thăng, hằng sống.

            Nơi Thánh Thần Chúa, các thánh đến với nhau cùng mừng kính bằng buổi tiệc có ăn có uống vào bữa tối nhưng đã trỗi dậy qua giai đoạn mới. Nơi sách Công Vụ, ta có câu truyện về thánh Phêrô đã dùng bữa với người Do thái và cả người không phải là Do thái như Cornêliô. Ta cũng lại có truyện kể về thánh Phaolô, nhân vật chính trong Đạo với cộng đoàn của thánh-nhân tại các thành phố ở Hy Lạp. Nhưng không một ai, kể cả những vị kế-nhiệm cũng như chúng dân hỗ trợ, chẳng bao giờ thật sự kết thúc các bữa có ăn uống cả. Rồi, lại xảy đến các cuộc bách-hại đôi lúc đưa các thánh đi thật xa, ra khỏi cộng-đoàn mừng kính cũng có tiệc ăn uống thường xảy đến sự-kiện tử vì đạo, để rồi các vị bị bỏ rơi ở cộng-đoàn; và rồi cứ thế tiếp tục sử-liệu về Đức Giêsu cũng như sử hạnh về các Kitô-hữu cũng chỉ là các giai-đoạn của truyện kể về các bữa tiệc đứt khúc để cộng đoàn dân Chúa bẻ bánh tạ ơn chung vui với Chúa suốt chặng đường dài lịch-sử thánh.

            Nhưng hỏi rằng, những chuyện như thế có đi đến kết thúc hay không? Thánh Luca cũng không rõ về chuyện đó. Thời sau này, ta lại có nhà cổ-sinh-vật-học người Pháp là Teilhard de Chardin trong một lần ở ngoài hiện trường nước Mông Cổ, ông cũng đã mơ về một “Thánh Lễ Toàn Cầu”. Ông dâng lên Chúa toàn bộ vũ-trụ, chứ không chỉ mỗi dấu chỉ về bánh và rượu mà là vạn vật có hình-thù và tiến-hoá nơi tầm kích vĩ mô của nó và cả nơi tính-chất thường xuyên không hoàn-tất mà lại không gián đoạn.

            Học-giả Teilhard de Chardin xem như đã nhìn thấy nơi vũ trụ, một luồng hào quang rất thần thánh. Ông hiểu đó như việc kéo dài một Nhập Thể. Ông coi đó như loại hình lớn rộng về sự hoá-thể biến bánh rượu thành thân mình Chúa. Thánh lễ trong vũ-trụ là sự nới rộng, đầy đặn của “Thánh lễ trên bàn thờ”. Cùng chung lại, đó là Tiệc Thánh Thể, cũng ra như thể ông nắm trong tay mình niềm khát-vọng của toàn thế giới với niềm vui to lớn đầy cảm kích để thể giới được gặp gỡ Thiên Chúa là Đấng vĩ đại luôn tặng ban mọi sự mà chỉ mỗi Ngài mới có khả-năng làm thế. Ông nhìn thấy thân mình của Đức Kitô nơi thân hình của vũ trụ; ông thấy Máu Đức Kitô nơi cơm bánh của toàn thế giới; và ông thấy Đức Giêsu Phục Sinh đang tiến về phía trước có vũ trụ vạn vật.

            Phải chăng thánh Phaolô lại đã không nói như thế trong thư Rôma đoạn 8: “Muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người. Quả thế, muôn loài đã lâm vào cảnh hư ảo, không phải vì chúng muốn, nhưng là vì Thiên Chúa bắt chịu vậy; tuy nhiên, vẫn còn niềm trông cậy là có ngày cũng sẽ được giải thoát, không phải lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang. Thật vậy, chúng ta biết rằng: cho đến bây giờ, muôn loài thọ tạo cùng rên siết và quằn quại như sắp sinh nở. Không phải muôn loài mà thôi, cả chúng ta cũng rên siết trong lòng: chúng ta đã lãnh nhận Thần Khí như ân huệ mở đầu, nhưng còn trông đợi Thiên Chúa ban cho trọn quyền làm con, nghĩa là cứu chuộc thân xác chúng ta nữa.” (Rm 8: 19-23)

            Với Teilhard de Chardin, thì Đức Giêsu còn hơn nhân vật trong kịch-bản viết như thế. Ngài là sự tập trung và là trọng-tâm của tất cả mọi sự như thế. Trong ngày dài lịch-sử, Ngài sống ở trần-thế cũng đã diễn ra rất nhiều điều qua cung cách Đức Kitô-Vũ Trụ. Ngài là Đấng Ômêga rất Kitô của mọi sự. Triết-gia Teilhard de Chardin hiểu tính phực hợp ở đây chính là dấu hiệu đặc-trưng của tầm-kích mới về ý-thức và hiểu biết. “Hiện tượng Con người” còn hơn cả tính người; mà là “dẫn nhập” vào Niềm Vui có ý-thức về Đức Kitô-Sự Thể trong toàn thể Thực-tại.

            Còn lại, chỉ là chiêm ngưỡng/thờ phượng và hiệp thông. Nói như thế, có đi quá xa tư tưởng của thánh Luca không? Không hẳn thế. Có thể là, triết-gia Teilhard de Chardin đã viết ra nhiều chương đoạn chưa kết thúc về sách Công vụ nào đó. Phần chúng ta, phải chăng cũng có người quên mất Lễ Đức Kitô Vua? Không hẳn thế! Chắc có thể, chúng ta không coi Ngài là Vua theo cung cách bình thường ở đời, vì Vương quốc của Ngài không ở thế gian này. Nhưng ta có thể bảo rằng: Ngài là Thượng tế của vũ trụ và Vua vũ trụ. Dâng lên Lễ Tạ Ơn cho Niềm vui này. Của lễ dâng tiến đó là thức ăn sẽ không bao giờ bị gián đoạn hết. Và Ngài luôn nói lời ân huệ lên của ăn đó.

            Trong cảm nghiệm về thực tại của lễ có ăn và có uống, ta lại sẽ ngâm nga lời thờ rằng:

            “ Đây, phút thiêng liêng đã khởi đầu!

            Trời mơ, trong cảnh thực huyền mơ.”

            Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt,

            Như đón từ xa một ý thơ.”

            (Hàn Mặc Tử – ĐàLạt Trăng Mờ)

             Ý thơ ấy. Trăng mờ đây. Vẫn và sẽ là các bữa Tiệc vui có ăn và có uống do Vua Vũ Trụ tiếp đãi mọi thực khách là chúng ta, ở cõi trời mơ trăng mờ này.

  Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh   

Mai Tá lược dịch

 

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Một 2024
H B T N S B C
« Th10    
  1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30