SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT 2 THƯỜNG NIÊN NĂM A

Written by xbvn on Tháng Một 14th, 2014. Posted in Mai Tá, Năm A

“Ta xếp chữ hơn nửa đời mệt lả”

Vẫn chỉ là những lập –thể lăng quăng…”

(dẫn từ thơ Trầm Mặc Thiên Thu)

 Ga 1: 29-34

 Nhà thơ xếp chữ mới nửa đời đã thấy mệt. Nhà đạo xếp đặt cả đời vẫn hân hoan. Hân hoan hay mệt lả, vẫn là tâm tính với tâm tình của người đời ở mọi nơi.

Thánh-sử Gioan nay mô tả tâm tình người nhà Đạo hơp cùng đấng bậc Tiền Hô nói về Chúa khi Chúa chấp nhận thanh-tẩy tại sông Gordan. Và khi ấy, đấng thánh Tiền Hô lại cũng khẳng định: Chúa dù sinh sau đẻ muộn hơn ông nhưng Ngài được Chúa Cha sắp đặt một hiện hữu có trước cả muôn người. Ngài là Con Thiên Chúa vốn tràn đầy Thần Khí và là Đấng Xóa tội trần gian. Nên hôm nay Hội Thánh đã đưa Sự thật này vào phụng vụ Tiệc Thánh, đọc trước rước lễ.

Nhiều người chắc sẽ tự hỏi: sao Hội thánh lại có thể khẳng định rằng: lỗi tội trần gian rày được xóa?

Thêm nữa, tội trần gian là thứ tội gì khiến ta cần có Chúa để xóa bỏ?

“Trần gian” đây, chắc chắn không mang nghĩa vũ trụ hoặc thụ tạo như một số người thường hiểu. Trái lại, đó chính là thế giới ở đời này đối chọi với thứ “thế giới đang trờ tới” hoặc thế gian nào khác lẽ đáng ra phải như thế. Toàn bộ cảnh trí xã hội và chính trị mà ta gọi là “thế giới” với thế gian của người phàm, nay dẫy đầy đủ mọi bạo lực, kỳ thị. Thế gian, đang lôi con người vào lối sống rất tục phàm, đầy lỗi phạm.

“Thế gian” hôm nay còn có nghĩa là toàn bộ nhân loại đang chung sống nhưng không theo cung cách tỏ bày tình thương yêu kết đoàn hoặc hình thức nào khác, cũng tương tự. Sống như thế, là từ chối cuộc sống chấp nhận rằng Thiên Chúa có thực. Và đó cũng là lý do khiến thế giới gian trần nay cứ sống bất chấp luật lệ, chấp cả tình thương yêu đùm bọc người đồng lọai, mà chỉ kéo dài những tháng ngày chai đá, ích kỷ, và xa các hết mọi người.

Ở đây, thay vì gọi đó là “lỗi tội trần gian”, có lẽ ta cũng nên gọi đó là ‘lý lẽ của sự dữ” ác thần trong cuộc sống. Lý và lẽ, nằm ở cung cách ta suy tư/hành động, theo cung cách khác biệt những điều ta được dạy bảo. Chẳng hạn như trường hợp đứa trẻ tuy còn nhỏ nhưng đã biết nói dối. Trẻ biết mình làm thế là không tốt, nhưng vẫn không nhận rằng việc ấy do mình khởi xướng. Như thế, là trẻ nhỏ còn tự lừa dối chính mình nữa.

Bởi thế nên, trẻ bé lại cứ sáng chế ra nhiều dối trá khác hầu che lấp lời nói dối lúc ban đầu, và bé cũng không muốn cho cha mẹ mình biết là bé đã làm thế, rất nhiều lần. Người lớn cũng thế. Đôi khi sự thể còn tồi tệ hơn. Bởi, dối trá quả đã che mắt con người từng làm thế. Và cứ thế, sự thể xấu xa này lại kéo theo nhiều tệ hại khác. Uy lực tệ hại, lại đưa đẩy con người phạm lỗi lại sẽ lớn hơn cá nhân người ấy nữa. Cá nhân người phạm lỗi dù có chống đối, cũng vô ích. Và, vô hình chung, chúng ta là nạn nhân của hành động xấu xa ấy và những gì chúng ta làm đều cộng thêm vào sự xấu để rồi sự việc trở thành tồi tệ hơn.

Đằng khác, lý lẽ của ác thần/sự dữ là lý lẽ của sự bao che, giấu diếm. Về chuyện này, kinh thánh cũng đề cập đến ở đôi chỗ, như đoạn Chúa quở trách rằng: “con cái thế gian khôn ngoan hơn con cái sự sáng”, hoặc “Satan” hãy xéo khỏi nơi ta.

Thêm nữa, lý lẽ của thế gian là uy lực hủy hoại toàn nhân loại. Thế nên, bổn phận của cộng đoàn dân Chúa là phải đề cao cảnh giác về sức mạnh thù địch ấy. Có làm thế mới tìm ra được lý lẽ nào khác thay thế để sống còn. Lý lẽ thay thế mọi tệ hại đây lại là lý và lẽ của tình thương yêu, tức động thái trái nghịch sự dối trá mà nhiều người từng đối xử với nhau, trong cuộc sống.

Đối xử tử tế theo lý lẽ của tình thương yêu còn có nghĩa: cứ giang tay ra mà chấp nhận mọi tệ hại, để rồi tuyên bố bảo rằng: dối trá/tệ hại không là bản chất con người của chúng ta. Có giang tay chấp nhận tệ hại như thế, mới xóa bỏ được lằn ranh hận thù/chia cách giữa người với người. Đối xử tử tế giữa người với người và  có chấp nhận mọi tệ hại cho riêng mình, là cơ hội buộc tệ hại trở thành giống như ta để rồi sẽ không còn khác biệt giữa ta và chúng nữa. Thật ra, thì ta vẫn đi ra ngoài ở với tệ hại, để rồi khuyến dụ chúng đến ở với ta, sống như ta mà không cần bận tâm về sự khác biệt vì chúng đã hòan thiện như ta rồi.

Thật ra, đó cũng không chỉ là lý lẽ đơn thuần mà thôi, nhưng là thứ thần khí bao trùm mọi vật. Thánh Gioan Tiền Hô nói: Chúa có Thần khí ở cùng, là thánh-nhân muốn nói đến Thần-khí không phải đột nhiên/tự dưng từ đâu đến, mà là Thần Khí thánh-hóa nằm trong và nằm lại mãi với Ngài. Thánh Gioan Tiền Hô còn quả quyết: Chúa muốn mọi người hòa quyện vào với Thần khí để Ngài trao cho mọi người Thần khí thực của sự sống ngõ hầu thánh-hóa hết mọi người. Có như thế, con người mới được “nạp điện” bằng quyền-uy sức-mạnh của Ngài, có như thế nhân-lọai mới mới trở thành thứ trần gian tốt đẹp và trở thành chốn miền hạnh phúc cho người thường.

Cũng nhờ đó, ta mới hiểu được tại sao thánh Gioan lại gọi Chúa là Đấng Xóa Tội trần gian, xóa mọi lý lẽ của dối trá, bao che, lừa lọc. Cũng nhờ đó, ta hiểu được Ngài là Đấng ban tặng Thần Khí Chúa cho ta. Ngài là lý lẽ của tình thương yêu và là khẳng định về sự khác biệt giữa ta và người khác. Đó cũng là lý do khiến thánh Gioan Tiền Hô gọi Đức Giêsu là Chiên Thiên Chúa. Điều này khiến ta nhớ đến chiên con vượt qua; đến cả chiên con âm thầm đi vào lò sát sinh, đến chiên con thời cánh chung được tiến cử trong vinh quang và danh dự, chính là Ngài. Hiểu thế rồi, ảnh hình về chiên con cũng là hình ảnh về sự hiền lành tử tế, tức đặc trưng cần thiết giúp ta sống có lý lẽ của tình thương yêu, đùm bọc.

Hiểu như thế, ta mới thấy được lý lẽ sống còn của Đạo Chúa. Và, có hiểu như thế thì thanh-tẩy mới là và phải là cung cách khiến ta trở thành người tử tế và nhờ đó ta có được cung cách biết lật ngược quan điểm và tầm nhìn về thế giới nhân trần; để rồi từ đó sẽ biến đổi con người mình và thế giới mình đang sống. Và như thế, cuộc sống của ta sẽ là sự tương phản đầy ý-nghĩa giữa “lý lẽ của sự bao che dối trá” và lý lẽ/lý sự của tình thương yêu và sự thật”.

Thế nên, dân con mọi nước sẽ biết chọn cho mình cung cách đi vào cuộc sống không còn vắng bóng tình thương yêu nữa. Nhưng, sẽ là cuộc sống rất đích-thực mặc dù đôi lúc dối trá của người đời cố tình bao che cả bản năng yêu thương của nó, để rồi có được sự sống hiền hòa tử tế với nhân trần. Thế nên, nhân trần vẫn cần đến Chúa và cần dân con mọi người đến với Ngài để biến đổi.

Thế nên, mỗi khi hiên ngang bước lên nhận đón Mình Thánh Chúa vào lòng ở Tiệc Thánh, ta mới thực sự nguyện cầu để mọi sự thể như thế sẽ thành hiện thực. Và như thế, ta sẽ có lý để tiếp tục nguyện cầu, bằng những câu: “Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng Xóa mọi lý lẽ của sự dữ, xin hãy làm cho con trở nên hiền từ/tử tế với mọi người. Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa mọi lý lẽ của dối trá, xin biến con trở thành thật thà với mọi người. Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng lấy đi hết mọi lý sự của mọi bao che và nhượng bộ sự dữ, xin biến con thành kẻ sống an hòa với chính mình và mọi người”. Và thêm lời cầu khác, trong Tiệc Thánh ta vẫn làm: “Lạy Chúa con không xứng đáng để được như thế, nhưng hãy phán lời tặng ban ân huệ cho con tự khắc con sẽ được lành sạch, cùng mọi người”.

Trong cảm nghiệm tình huống như thế, cũng nên về với lời thơ còn bỏ dở, để ngâm rằng:

             “Ta xếp chữ hơn nửa đời mệt lả,

             Vẫn chỉ là những lập thể lăng quăng.

Vui không đầy đôi mắt đẹp giai nhân,

Buồn không đủ cho đời rưng ngấn lệ.”

            (Trầm Mặc Thiên Thu – Ta Không Là Thi Sĩ)

 Nửa đời người thấm mệt vì xếp chữ, cũng không bằng phấn đấu cả một đời để thành người hiền từ/tử tế, thế mới cần.

 Lm Kevin O’Shea, CSsR   

Mai Tá lược dịch

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Hai 2024
H B T N S B C
« Th11    
  1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31