SUY NIỆM TIN MỪNG LỄ HIỂN LINH NĂM A

Written by xbvn on Tháng Một 4th, 2014. Posted in Mai Tá, Năm A

“Thi sĩ từ đâu tới chốn này?

Tiếng ai vừa cất, phới hương say.”

(dẫn từ thơ Vũ Hoàng Chương)

Ga 1: 29-34

Nếu cứ bảo “ba vua” là đạo sĩ, e rằng điều ấy cũng dễ thôi. Nếu cứ nói: đạo sĩ là hiền-nhân/quân-tử, hy vọng lẽ này cũng rất nên.

Đạo sĩ, ba vua hay quân-tử bậc nhân-hiền, đều qui về việc Chúa hiển-hiện với dân gian ở đời, chốn ngút ngàn mà thôi. Hôm nay thánh Mát-thêu ghi chép Tin Mừng lại cũng ghi những điều Chúa nói với dân con mọi người ở Galilê, xứ miền rày nổi tiếng.

Thật ra, dân con trong/ngoài Đạo thông hiểu chuyện đấng bậc nhân-hiền chỉ như huyền thọai. Huyền thoại buồn, đề cập đến con số những là 3 vị vua cha, trong đó có vị nọ da dẻ lại có màu đen kịt, tên tuổi thì khó tìm ở giòng sử-liệu ở bất cứ đâu. Huyền thoại đây kể về đấng nhân hiền chỉ xuất hiện ở mỗi Tin Mừng Mát-thêu, chứ không có ở nơi nào hết. Riêng tự-vựng “ba vua” hay “đạo sĩ” xuất từ chữ “magus” mà người ngày nay dịch là “pháp sư” hay “thuật sĩ”, tức các nhà thông-thái người Ba-Tư chuyện việc lễ bái, lại biết về chiêm tinh, vũ trụ hoặc uy-lực cuộc sống của người thường.

Tuy nhiên, thánh Mát-thêu không coi yếu tố này làm chuyện chính. Chuyện chính yếu với thánh-nhân là ở điểm: bậc hiền-nhân Ba-Tư đã cất công đem quà biếu tặng Hài Nhi Giêsu, gồm có: vàng, nhũ hương và nhựa thơm quí. Vàng là đồ quí giá. Nhũ hương là thứ nhang tinh-khiết dùng để phụng thờ ở đền thờ. Nhựa dẻo thơm, là loại dầu có sắc mùi thơm phức dùng làm dầu xức. Tất cả, là quà thích hợp dâng lên vua quan lãnh chúa, hoặc các bậc vị vọng mà thôi.

Các hiền-nhân đây là người ngoại. Chắc chắn không phải Do thái. Xem như thế, các vị này đại diện cho ta, tức mọi người trên thế-giới. Qua các ngài, ta biết dâng quà quí giá lên tặng Đức Chúa là Vua Cha đích thực của ta. Và khi bậc hiền-nhân dâng quà quí giá, tức: họ nhận được mạc-khải tỏ hiện với họ. Quà này, tượng trưng cho việc khám phá ra Thiên Chúa và biết được rằng: sống là tặng quà cho Chúa Tể mọi thần linh.

Thế nên, chốt-điểm truyện kể ở đây là: có một mặc-khải hiện-tỏ từ Đức Chúa gửi đến các bậc hiền- nhân quân-tử và qua các ngài, sẽ đến với dân con mọi người, khi họ tặng quà quí giá. Tặng quà, là đem ta đến với công cuộc Hiển-linh tỏ-bày mặc-khải về Đấng Thần-linh Thánh ái rất quí trọng.

Ảnh-hình của Đấng Thần-linh Thánh Ái nay trổi bật như một dân thường chưa từng qua trường lớp nào hết. Bởi, không một văn bản khảo cổ về các trường học ở Do thái lại đi ngược về thời của Đức GHiêsu thời rất trẻ. Sách Công vụ Tông đồ có đoạn ghi: “Họ ngạc nhiên khi thấy ông Phê-rô và ông Gio-an mạnh dạn, và biết rằng hai ông là những người không có chữ nghĩa, lại thuộc giới bình dân. Họ nhận ra hai ông là những người đã từng theo Đức Giê-su; đồng thời họ lại thấy người đã được chữa lành đứng đó với hai ông, nên họ không biết đối đáp thế nào.” (Cv 4: 13)

Có thể là, Đấng Thần Linh Thánh Ái đã học được rất nhiều điều, từ hệ-thống truyền khẩu cũng như các bài dạy từ người dân chân-phương, mộc mạc. Học, cả từ “phân khoa” lao động cực nhọc. Điều này có nghĩa: khoa ngôn-ngữ được gán cho Đức Giêsu (phần lớn ở Tin Mừng) là do các tác-giả Tin Mừng nghĩ và viết hơn là từ chính Ngài. Ngày nay cũng thế, phần đông các nhà phân-tách/chú-giải đều có khuynh-hướng tạo dựng nên Đức Giêsu Cứu Thế theo như họ nghĩ, nghĩa là: Ngài cũng đọc và viết rất nhiều sách.

Nhiều vị lại tưởng tượng: người Do thái thuộc sắc dân ưa-thích sách vở và là dân trí-thức cũng rất mực. Tác-giả Cathering Hezser từng nghiên-cứu lịch-sử văn học Do-thái vào thời từ năm 63 trước Công nguyên đến năm 638 sau thời Chúa sống, lại đã quyết rằng: không phải thế. Học-vấn, trí-thức phần lớn là hiện-tượng của thị-thành; đại đa số quần chúng Do-thái đều sống ở nơi thôn-dã.

Đằng khác, trường lớp Do thái thời Chúa sống không dạy kỹ-năng viết lách mà chỉ chuẩn bị cho người dân biết cách đọc Luật Torah thôi. Do thái là xã-hội kỳ-thị giới tính, luôn loại trừ người nữ ra khỏi học đường. Họ chỉ dạy cho nam-nhân biết đọc sách luật chứ không dạy sách gì khác. Ở Palestin thời đế quốc La Mã, không đâu thấy có thư viện cho người dân. Giới chức La Mã ở đây lại quan-liêu quá mức, nên chẳng có phương-án nào đề cao chuyện viết lách, hết. Tiêu chuẩn dành cho dân thường ở trong nước, chỉ gồm mỗi chuyện: sinh đẻ, sức khoẻ, xây dựng phòng-ốc chung, chứ chẳng ai nghĩ chuyện tạo nền giáo dục nền tảng nào hết.

Nhiều người lại cứ nghĩ Đức Giêsu thuộc thành phần trung-lưu, dễ sống. Nhưng kỳ thực, dân tình ở Galilê không thấy ai được như thế. Chỉ chừng 5% dân số hoặc ít hơn, đa phần đều hợp tác với giới cầm quyền La-Mã ở cấp cao, mà thôi; còn lại 95% dân tình thuộc thành phần dưới mức nghèo đói. Chúa cũng cùng chung số phận 95% người như thế. Người bình thường trong Đạo vẫn nghĩ rằng Ngài có một thời trẻ tuổi kéo dài ngày trong cuộc sống chiêm niệm, nguyện cầu nơi ẩn dật. Nhưng, dân-gian ngày nay lại nghĩ khác.

Mọi người quan niệm rằng: có thể, Chúa cũng thuộc lực-lượng lao động chân tay cứ phải đi bộ mỗi ngày một tiếng đi về sở làm ở thị-trấn Sepphoris khi đế quốc La Mã dựng nên thủ phủ ấy, tức chung quanh độ tuổi của Chúa thời thơ ấu cũng như thiếu-niên rất trẻ. Thợ nề hay ngành mộc, đích-thực là nghiệp lao-động chân tay, chuyên việc xây cất như kết quả ngành khảo cổ đã khám phá ra thị-trấn này.                            

Nói chung, mừng kính lễ hội Hiển Linh hôm nay, ngoài việc biểu hiện tình huống rất đích-thực về thân-phận của Đức Giêsu theo cung cách lịch sử; ta cũng nên tìm hiểu ý-định của tác-giả Mát-thêu có ý gì khi thánh-nhân viết lên đôi giòng ít người biết tới. Dù đôi giòng của thánh-nhân không mang tính sử-liệu nhưng lại cần-thiết để quyết rằng: Đức Giêsu không thuộc thành-phần “cao giá” hoặc trí-thức rất luật-sĩ mà Ngài chỉ là người Nghèo rất nghèo vẫn sống chung đụng với những dân thường ở huyện cũng rất nghèo, nhưng không hèn.

Chả thế mà, về sau, Chúa vẫn luôn bảo mọi người rằng: Mỗi khi anh em làm công việc rất nhỏ bé là tặng quà cho những kẻ nhỏ nhất cho người anh, người chị của Thày đây, là anh em tặng nó cho ta. Chính đó mới là Hiển Linh. Chính đó mới thành chuyện. Chuyện hiển linh hiển hiện nguyên hình-tượng người con của Đức Chúa rất Emmanuel, tức Thiên Chúa ở cùng an hem, rất khó nghèo.

Trong tinh thần cảm nghiệm tình huống như thế, cũng nên ngâm lại lời thơ trên mà hát rằng:

 “Thi sĩ từ đâu tới chốn này?

Tiếng ai vừa cất, phới hương say.

Từ đâu? Anh cũng không còn nhớ,

Em ạ, chim trời mỏi cánh bay.”

(Vũ Hoàng Chương – Còn Đâu Vọng Các)

 Thi sĩ từ đâu đến chốn này? Phải chăng từ chốn miền nghèo khó rất riêng tây. Để người anh người chị cùng tôi nữa, ta sẽ hân hoan nhận lãnh mặc khải Chúa gửi, rất linh thiêng, đích thực, từ chốn nghèo, ở nhiều nơi.

 Lm Kevin O’Shea, CSsR  

Mai Tá lược dịch

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Một 2025
H B T N S B C
« Th12    
  1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31