“TA KHÔNG THỂ KHIÊU KHÍCH VÀ LĂNG NHỤC NIỀM TIN CỦA NGƯỜI KHÁC”
Trên chuyến bay từ Sri Lanka đến Phi Luật Tân hôm 15/1/2015, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trả lời cho 8 câu hỏi của các phóng viên, liên quan đến ba ngày diễn ra ở Sri Lanka. Tuy nhiên, có một câu hỏi được chú ý đặc biệt. Câu hỏi của một phóng viên người Pháp ám chỉ đến cuộc tấn công khủng bố ở Paris đối với tờ báo châm biếm Charlie Hebdo. Dưới đây là câu hỏi của phóng viên và câu trả lời của Đức Thánh Cha.
Hỏi: Sáng hôm qua, trong thánh lễ, ngài đã nói về tự do tôn giáo như là một quyền căn bản của con người. Trong sự tôn trọng các tôn giáo khác nhau, cho đến độ nào ta có thể đi đến cùng quyền tự do ngôn luận vốn cũng là một quyền căn bản của con người?
Trả lời: Cám ơn vì câu hỏi thông minh này! Tôi nghĩ rằng cả hai đều là những quyền căn bản của con người: quyền tự do tôn giáo và quyền tự do ngôn luận. Ta không thể … Anh là người Pháp phải không? Vậy thì ta hãy đi Paris, ta hãy nói rõ ràng ! Ta không thể che giấu một chân lý ngày nay: mỗi người đều có quyền thực hành tôn giáo của mình, không xúc phạm, cách tự do, và tất cả chúng ta đều muốn làm như thế.
Thứ hai, ta không thể xúc phạm, gây chiến, giết người nhân danh tôn giáo của mình, tức là nhân danh Thiên Chúa.
Những gì đang diễn ra hiện giờ làm cho chúng ta ngạc nhiên, nhưng hãy luôn nghĩ đến lịch sử của chúng ta: Chúng ta đã biết tới biết bao cuộc chiến ranh tôn giáo! Hãy chỉ nghĩ đến cái đêm diễn ra cuộc tàn sát ở Saint-Barthélémy! Làm thế nào hiểu điều đó? Chúng ta cũng thế, chúng ta đã là những tội nhân về điều đó, nhưng ta không thể giết người nhân danh Thiên Chúa, đó là một sự lệch lạc. Giết người nhân danh Thiên Chúa là một sự lệch lạc. Tôi tin rằng đó là điểm chính yếu, về tự do tôn giáo: ta phải thực thi điều đó cách tự do, mà không xúc phạm, nhưng không áp đặt lẫn không giết người.
Tự do ngôn luận… Không chỉ mỗi người có tự do, có quyền và cả nghĩa vụ nói những gì mình nghĩ để giúp đỡ công ích: nghĩa vụ! Nếu chúng ta nghĩ rằng những gì mà một dân biểu hay một thượng nghĩ sĩ nói – và không chỉ họ nhưng nhiều người khác nữa – không phải là con đường tốt, rằng ông ta không cộng tác vào công ich, thì chúng ta có nghĩa vụ nói điều đó cách thẳng thắn. Cần phải có sự tự do này, nhưng không xúc phạm. Vì quả thật không được phản ứng cách bạo lực, nhưng nếu Ông Gasbarri (vị đặc trách chuyến tông du, đang đứng bên cạnh Đức Thánh Cha, ndlr) vốn là một người bạn cao cả lại nói một lời thô tục về người mẹ của tôi, thì ông ấy phải chờ hứng lấy một cú đấm! Đó là điều bình thường… Ta không thể khiêu khích, ta không thể lăng nhục đức tin của người khác, ta không thể chế nhạo đức tin!
Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô, trong một bài diễn văn mà tôi không nhớ rõ (thực ra là bài diễn văn nổi tiếng ở Ratisbonne, ndlr) đã từng nói về não trạng hậu-chủ nghĩa thực chứng này, về siêu hình học hậu-chủ nghĩa thực chứng này mà rốt cục dẫn đến chỗ tin rằng các tôn giáo hay những biểu lộ tôn giáo đều là một thứ kém văn hóa: chúng được bao dung nhưng chúng chẳng là gì, chúng không nằm trong nền văn hóa của phong trào triết thuyết Ánh Sáng. Đó là một di sản của phong trào triết thuyết Ánh Sáng.
Có nhiều người nói xấu về các tôn giáo, chế giễu các tôn giáo, đùa cợt tôn giáo của người khác. Những người đó đang khiêu khích… và có thể xảy ra những gì đã xảy ra cho Ông Gasbarri nếu ông nó điều gì đó xúc phạm đến người mẹ của tôi. Có một giới hạn! Mỗi tôn giáo đều có phẩm giá, mỗi tôn giáo đều tôn trọng sự sống con người và con người, và tôi không thể chế giễu tôn giáo…đó là một giới hạn. Tôi đã lấy ví dụ về sự giới hạn để nói rằng về sự tự do ngôn luận có những giới hạn, như đối với câu chuyện của người mẹ của tôi”
Tý Linh
theo Radio Vatican
Tags: Nhân quyền, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- TÌNH TRẠNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ CÓ CẢI THIỆN HƠN
- BẢY CÁCH ĐỂ NÂNG ĐỠ ĐỨC PHANXICÔ ĐANG LÂM BỆNH
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ DỊP NĂM THÁNH CỦA CÁC PHÓ TẾ: PHỤC VỤ VÔ VỊ LỢI LÀ NỀN TẢNG CỦA THỪA TÁC VỤ PHÓ TẾ
- ĐỨC PHANXICÔ CÓ MỘT ĐÊM NGỦ NGON
- CHA TÂN GIÁM TỈNH XUÂN BÍCH TỈNH PHÁP DÂNG LỄ TẠ ƠN TẠI GIÁO XỨ SAINT-SULPICE
- ĐỨC THÁNH CHA VẪN NGUY KỊCH NHƯNG KHÔNG CÓ CƠN SUY HÔ HẤP MỚI
- ĐỨC PHANXICÔ CẢM ƠN VỀ SỰ CHĂM SÓC VÀ LỜI CẦU NGUYỆN
- ĐÊM YÊN BÌNH CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- CHA TRYPHON BONGA, TÂN BỀ TRÊN GIÁM TỈNH CỦA CÁC LINH MỤC XUÂN BÍCH TỈNH PHÁP
- ĐỨC PHANXICÔ BỊ CƠN ĐAU HÔ HẤP VÀO BUỔI SÁNG
- ĐHY PAROLIN LẤY LÀM TIẾC TRƯỚC “SỰ SUY ĐOÁN VÔ ÍCH” VỀ VIỆC TỪ CHỨC CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG
- GIÁO THUYẾT CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO CÓ PHẢI LÀ BẤT BIẾN KHÔNG?
- ĐỨC PHANXICÔ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ, NHƯNG VẪN CÒN NGUY HIỂM
- SỨC KHỎE CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐỠ HƠN
- BỆNH VIÊM PHỔI HAI BÊN, CĂN BỆNH MÀ ĐỨC PHANXICÔ MẮC PHẢI LÀ GÌ?
- ĐỨC PHANXICÔ VẪN VUI VẺ BẤT CHẤP BỊ VIÊM PHỔI CẢ HAI BÊN
- “ORDO AMORIS” LÀ GÌ?
- J.D. VANCE TRÁI NGƯỢC VỚI ĐỨC PHANXICÔ: “LIỆU TRẬT TỰ CỦA TÌNH YÊU CÓ BIỆN MINH CHO VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KHÔNG?”
- NĂM THÁNH CỦA CÁC NGHỆ SĨ VÀ THẾ GIỚI VĂN HOÁ: BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
- ANNE LÉCU: “CÀNG QUAN TÂM ĐẾN THÁNH KINH, CHÚNG TA CÀNG QUAN TÂM ĐẾN CON NGƯỜI”