“TA KHÔNG THỂ KHIÊU KHÍCH VÀ LĂNG NHỤC NIỀM TIN CỦA NGƯỜI KHÁC”
Trên chuyến bay từ Sri Lanka đến Phi Luật Tân hôm 15/1/2015, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trả lời cho 8 câu hỏi của các phóng viên, liên quan đến ba ngày diễn ra ở Sri Lanka. Tuy nhiên, có một câu hỏi được chú ý đặc biệt. Câu hỏi của một phóng viên người Pháp ám chỉ đến cuộc tấn công khủng bố ở Paris đối với tờ báo châm biếm Charlie Hebdo. Dưới đây là câu hỏi của phóng viên và câu trả lời của Đức Thánh Cha.
Hỏi: Sáng hôm qua, trong thánh lễ, ngài đã nói về tự do tôn giáo như là một quyền căn bản của con người. Trong sự tôn trọng các tôn giáo khác nhau, cho đến độ nào ta có thể đi đến cùng quyền tự do ngôn luận vốn cũng là một quyền căn bản của con người?
Trả lời: Cám ơn vì câu hỏi thông minh này! Tôi nghĩ rằng cả hai đều là những quyền căn bản của con người: quyền tự do tôn giáo và quyền tự do ngôn luận. Ta không thể … Anh là người Pháp phải không? Vậy thì ta hãy đi Paris, ta hãy nói rõ ràng ! Ta không thể che giấu một chân lý ngày nay: mỗi người đều có quyền thực hành tôn giáo của mình, không xúc phạm, cách tự do, và tất cả chúng ta đều muốn làm như thế.
Thứ hai, ta không thể xúc phạm, gây chiến, giết người nhân danh tôn giáo của mình, tức là nhân danh Thiên Chúa.
Những gì đang diễn ra hiện giờ làm cho chúng ta ngạc nhiên, nhưng hãy luôn nghĩ đến lịch sử của chúng ta: Chúng ta đã biết tới biết bao cuộc chiến ranh tôn giáo! Hãy chỉ nghĩ đến cái đêm diễn ra cuộc tàn sát ở Saint-Barthélémy! Làm thế nào hiểu điều đó? Chúng ta cũng thế, chúng ta đã là những tội nhân về điều đó, nhưng ta không thể giết người nhân danh Thiên Chúa, đó là một sự lệch lạc. Giết người nhân danh Thiên Chúa là một sự lệch lạc. Tôi tin rằng đó là điểm chính yếu, về tự do tôn giáo: ta phải thực thi điều đó cách tự do, mà không xúc phạm, nhưng không áp đặt lẫn không giết người.
Tự do ngôn luận… Không chỉ mỗi người có tự do, có quyền và cả nghĩa vụ nói những gì mình nghĩ để giúp đỡ công ích: nghĩa vụ! Nếu chúng ta nghĩ rằng những gì mà một dân biểu hay một thượng nghĩ sĩ nói – và không chỉ họ nhưng nhiều người khác nữa – không phải là con đường tốt, rằng ông ta không cộng tác vào công ich, thì chúng ta có nghĩa vụ nói điều đó cách thẳng thắn. Cần phải có sự tự do này, nhưng không xúc phạm. Vì quả thật không được phản ứng cách bạo lực, nhưng nếu Ông Gasbarri (vị đặc trách chuyến tông du, đang đứng bên cạnh Đức Thánh Cha, ndlr) vốn là một người bạn cao cả lại nói một lời thô tục về người mẹ của tôi, thì ông ấy phải chờ hứng lấy một cú đấm! Đó là điều bình thường… Ta không thể khiêu khích, ta không thể lăng nhục đức tin của người khác, ta không thể chế nhạo đức tin!
Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô, trong một bài diễn văn mà tôi không nhớ rõ (thực ra là bài diễn văn nổi tiếng ở Ratisbonne, ndlr) đã từng nói về não trạng hậu-chủ nghĩa thực chứng này, về siêu hình học hậu-chủ nghĩa thực chứng này mà rốt cục dẫn đến chỗ tin rằng các tôn giáo hay những biểu lộ tôn giáo đều là một thứ kém văn hóa: chúng được bao dung nhưng chúng chẳng là gì, chúng không nằm trong nền văn hóa của phong trào triết thuyết Ánh Sáng. Đó là một di sản của phong trào triết thuyết Ánh Sáng.
Có nhiều người nói xấu về các tôn giáo, chế giễu các tôn giáo, đùa cợt tôn giáo của người khác. Những người đó đang khiêu khích… và có thể xảy ra những gì đã xảy ra cho Ông Gasbarri nếu ông nó điều gì đó xúc phạm đến người mẹ của tôi. Có một giới hạn! Mỗi tôn giáo đều có phẩm giá, mỗi tôn giáo đều tôn trọng sự sống con người và con người, và tôi không thể chế giễu tôn giáo…đó là một giới hạn. Tôi đã lấy ví dụ về sự giới hạn để nói rằng về sự tự do ngôn luận có những giới hạn, như đối với câu chuyện của người mẹ của tôi”
Tý Linh
theo Radio Vatican
Tags: Nhân quyền, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO CÁC THAM DỰ VIÊN CUỘC HỌP ĐƯỢC TỔ CHỨC BỞI TÒA THƯỢNG THẨM RÔMA
- THƯ VỀ VIỆC ĐỔI MỚI NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ GIÁO HỘI
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO