Posts Tagged ‘Âu Châu’
UCRAINA : TÒA THƯỢNG PHỤ MOSCOU TRẢ LỜI ĐHY HOLLERICH
Trong một bức thư được công bố hôm 24/3/2022, Trưởng Giáo chủ Hilarion, người đứng đầu ban quan hệ đối ngoại của Tòa thượng phụ Moscou mời gọi làm tất cả để duy trì đối thoại giữa Nga và Tây phương và mời Ủy ban các HĐGM Liên hiệp Âu Châu (Comece) “đóng một vai trò quan trọng” trong việc xây dựng cuộc đối thoại như thế.
THƯ CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ GỞI CHO CÁC GIÁM MỤC VỀ HÀNH VI THÁNH HIẾN CHO TRÁI TIM VÔ NHIỄM ĐỨC MARIA
“Hành vi thánh hiến này muốn trở thành một cử chỉ của Giáo hội hoàn vũ mà, vào thời điểm bi thảm này, mang đến cho Thiên Chúa, qua Mẹ của Người và là Mẹ của chúng ta, tiếng kêu đau đớn của tất cả những ai đang chịu đau khổ và cầu xin chấm dứt bạo lực, và phó thác tương lai của nhân loại cho Nữ Vương Hòa Bình. Vì thế, Huynh mời gọi Hiền Đệ kết hiệp với Hành vi này, bằng cách triệu tập, vào ngày thứ Sáu 25 tháng Ba, các linh mục, tu sĩ và các tín hữu khác đến buổi cầu nguyện cộng đồng ở những nơi thánh, để Dân thánh của Thiên Chúa có thể dâng lên Mẹ lời khấn cầu, đồng tâm nhất trí và cấp thiết”. Đức Phanxicô kêu mời các Giám mục trên toàn thế giới kết hiệp với ngài trong hành vi thánh hiến nhân loại, đặc biệt nước Nga và Ucraina, cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ, vào ngày 25/3/2022. Dưới đây là thư của Đức Thánh Cha.
LỜI CẦU NGUYỆN THÁNH HIẾN CHO TRÁI TIM VÔ NHIỄM ĐỨC MẸ
Vatican đã công bố lời cầu nguyện mà Đức Phanxicô sẽ cầu nguyện vào ngày thứ Sáu 25/3/2022, để thánh hiến nước Nga và Ucraina cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Maria. Nghi thức sẽ diễn ra lúc 17g00 (giờ Rôma). Dưới đây là lời cầu nguyện.
ĐỨC PHANXICÔ : « CUỘC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC UCRAINA LÀ PHI NHÂN VÀ PHẠM THÁNH »
Sau buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm 20/3/2022, một lần nữa Đức Phanxicô đã tố giác cuộc chiến tranh xâm lược Ucraina. Đặc biết ngài lấy làm tiếc tên lửa và bom đạn ảnh hưởng đến dân thường và kêu gọi tất cả các tác nhân của cộng đồng quốc tế để họ thực sự dấn thân để chấm dứt cuộc chiến ghê tởm này .
UCRAINA : ĐỐI MẶT VỚI « SỰ LẠM DỤNG QUYỀN LỰC TAI ÁC », ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI ĐỐI THOẠI
Một sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô được công bố hôm 18/3/2022 nhân dịp khai mạc Ngày Xã hội Công giáo Châu Âu, diễn ra ở Bratislava cho đến Chúa Nhật, về chủ đề « Châu Âu vượt qua đại dịch, một xuất phát mới ». Đức Thánh Cha đề cập đến cuộc chiến tranh hiện nay giữa Ucraina và Nga, và đồng thời kêu gọi Châu Âu hướng đến một đà nhiệt huyết mới ở bình diện chính trị và xã hội. Đối với ngài, Kitô hữu có một chứng tá phải mang lại, chứng tá của bác ái Tin Mừng.
ĐỨC PHANXICÔ NÓI CHUYỆN VỚI THƯỢNG PHỤ KIRILL
Văn phòng báo chí Tòa Thánh đã xác nhận rằng Đức Thánh Cha đã có buổi nói chuyện trực tuyến với Đức Kirill, Thượng phụ của Moscou và toàn Nga vào chiều thứ Tư 16/3/2022 về cuộc chiến tranh ở Ucraina và về vai trò của Kitô hữu và các mục tử của họ để thúc đẩy hòa bình.
« LẠY CHÚA, XIN THA THỨ CHO CHÚNG CON » : LỜI CẦU NGUYỆN CHO UCRAINA VÀ NGA DO ĐỨC PHANXICÔ ĐỌC
Sau buổi tiếp kiến chung ngày 16/3/2022, Đức Thánh Cha đã đọc một lời cầu nguyện do Đức cha Domenico Battaglia, Tổng Giám mục Napoli, biên soạn trong những ngày qua. Dưới đây là lời cầu nguyện :
TẠI SAO ĐỨC PHANXICÔ CHƯA BAO GIỜ NHẮC ĐẾN TÊN « PUTIN » VÀ « NGA » KHI LÊN ÁN CUỘC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC VÀO UCRAINA ?
Trong bài xã luận được đăng trên Vatican News với tựa đề “Tiếng kêu trong sa mạc của Đức Giáo hoàng”, Andrea Tornielli, Giám đốc biên tập của Bộ Truyền thông Vatican, đã trả lời cho một số chỉ trích đối với Đức Phanxicô khi ngài không nêu đích danh « Putin » hay « Nga » trong những tuyên bố kêu gọi chấm dứt chiến tranh, dù ngài đã dùng những từ ngữ mạnh mẽ chưa hề có để nói về cuộc xâm lược vốn không phải là một hoạt động quân sự đặc biệt này : « sự man rợ của việc giết hại trẻ em và những công dân vô tội », « cuộc xâm lược vũ trang không thể chấp nhận được», « phỉ báng danh » Thiên Chúa.
Ở LVIV, MỘT TRƯỞNG GIÁO CHỦ CHÍNH THỐNG GIÁO MUỐN ĐOẠN TUYỆT VỚI THƯỢNG PHỤ GIÁO CHỦ CHÍNH THỐNG GIÁO MOSCOU
Trưởng Giáo chủ Lviv, Đức Filaret, của Giáo hội Chính Thống giáo Ucraina, phụ thuộc Tòa Thượng phụ của Moscou, kêu gọi ủng hộ một Giáo hội tự trị độc lập.
ĐỨC KIRILL XÁC ĐỊNH NGUỒN GỐC CỦA CUỘC CHIẾN TRANH Ở UCRAINA « TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA PHƯƠNG TÂY VÀ NGA »
Đức Thượng phụ Kirill của Moscou đã khẳng định hôm 10/3 rằng trách nhiệm của cuộc chiến tranh ở Ucraina là phải tìm kiếm từ phía những người muốn « làm suy yếu nước Nga ». Ngài tố cáo ý muốn của Tây phương tiến hành một « cuộc cảo tạo tinh thần » người Ucraina để làm cho họ chống lại các nước láng giềng phía Đông.
CÁC BÀ MẸ NỔI DẬY Ở NGA, TRONG KHI NGƯỜI DÂN UCRAINA TIẾP TỤC KHÁNG CHIẾN
Những người lính nghĩa vụ trẻ tuổi của Nga đã được gởi đi chiến đấu ở Ucraina, mà không biết họ đang được gởi đi tham chiến. Các bà mẹ của họ đang phản đối cách mạnh mẽ bởi vì họ không có tin tức gì về những đứa con trai của mình. Trong khi đó, người dân Ucraina đang cố gắng kháng chiến chống lại những kẻ xâm lược: một cuộc chiến không cân sức để bảo vệ sự tự do của mình.
ĐHY HOLLERICH THÚC GIỤC ĐỨC KIRILL KÊU GỌI CHẤM DỨT CHIẾN TRANH
Chủ tịch Ủy ban các Hội đồng Giám mục Châu Âu (Comece) đã viết thư cho Đức Thượng phụ Chính Thống giáo Moscou và toàn Nga để ngài mang lại hy vọng và yêu cầu chính quyền Nga chấm dứt thù địch, tìm kiếm một giải pháp ngoại giao và khuyến khích mở các hành lang nhân đạo.
CON ĐƯỜNG CÔNG NGHỊ : LẬP TRƯỜNG TẾ NHỊ CỦA CÁC GIÁM MỤC ĐỨC DÈ DẶT
Sau khi bỏ phiếu cho một loạt đề xuất gợi ý những thay đổi sâu xa trong khuôn khổ của con đường công nghị, các Giám mục Đức đang nhóm họp cho khóa họp khoáng đại từ 7-10/3/2022. Trong số các Giám mục, những vị phản đối hay những vị dè dặt với những cải cách đang được bàn luận cảm thấy khó khăn để cho mình được lắng nghe, nhưng các ngài trông cậy vào sự ủng hộ của Vatican.
UCRAINA : « CHÍNH QUYỀN NGA ĐANG GÂY CHIẾN VỚI SỰ THẬT »
Đang khi « việc trao đổi những lời nói thật là nguồn gốc của sự hòa hợp và hòa bình », thì cha Paul Valadier, thần học gia dòng Tên, nhấn mạnh rằng chính quyền Nga đang thực hành sự dối trá cách có hệ thống. Sự dối trá này nhằm xây dựng một « lương tâm tốt lành giả tạo », cho phép biện minh cuộc xâm lược vào Ucraina.
SỐ NGƯỜI CÔNG GIÁO GIA TĂNG TRÊN THẾ GIỚI VÀO NĂM 2020
Vào năm 2020, số lượng người Công giáo được rửa tội đã gia tăng 1,2%, với sự gia tăng đáng kể ở Châu Á và Châu Phi. Người ta cũng nhận thấy số lượng phó tế vĩnh viễn gia tăng 1%, cũng như sự gia tăng của các nam tu sĩ tuyên khấn.
497 NẠN NHÂN TRONG 74 NĂM THEO MỘT BÁO CÁO VỀ LẠM DỤNG Ở GIÁO PHẬN MUNICH
Một cuộc họp báo đã diễn ra hôm 20/1/2022 để trình bày cuộc điều tra do Giáo hội ủy quyền cho một văn phòng luật sư độc lập. Họ đã xem xét cách thức các Giám mục khác nhau của giáo phận, bao gồm cả ĐHY Ratzinger, đã xử lý các vụ lạm dụng tính dục từ nằm 1945 đến 2019. Tòa Thánh đang chờ đọc bản báo cáo trước khi phản ứng và tái khẳng định sự xấu hổ về sự việc và bày tỏ sự gần gũi của mình đối với các nạn nhân.
ĐỨC PHANXICÔ : RÔMA PHẢI LÀ NGÔI NHÀ CHUNG CỦA NHỮNG NGƯỜI MONG MANH NHẤT
Như mọi năm, ngày 31/12, Đức Thánh Cha đã tham dự buổi đọc Kinh Chiều và kinh Te Deum, đánh dấu kết thúc năm 2021. Ngài đã ủy quyền chủ tọa buổi cử hành này cho ĐHY Re, niên trưởng Hồng y đoàn, nhưng chính ngài giảng trong buổi đọc kinh này, trong đó ngài nhấn mạnh sự ngạc nhiên, sự kinh ngạc thán phục và sự chiêm ngắm mà lễ Giáng Sinh gợi lên.
TRANH CÃI VỀ LỄ GIÁNG SINH : CHỦ TỊCH ỦY BAN CHÂU ÂU VIẾT THƯ CHO ĐỨC PHANXICÔ
Trong một lá thư được gởi sau những lời phê bình của Đức Phanxicô về một văn kiện của Ủy ban Châu Âu khuyến nghị không chúc « Giáng Sinh vui vẻ », bà Ursula đã đảm bảo với Đức Thánh Cha rằng Liên hiệp Châu Âu lấy cảm hứng từ « di sản văn hóa, tôn giáo và nhân văn của Châu Âu ».
CHỦ TỊCH NGHỊ VIỆN CHÂU ÂU : ĐỨC PHANXICÔ LÀ « MỘT NGỌN HẢI ĐĂNG CHO CHÂU ÂU »
Nhân dịp lần sinh nhật thứ 85 của Đức Phanxicô, hôm 17/12/2021, ông David Sassoli, chủ tịch Nghị viện Châu Âu đã gởi lời chúc mừng đến Đức Thánh Cha như nhiều nhà lãnh đạo khác. Ông đã cảm ơn Đức Thánh Cha về « huấn quyền nói với thế giới » của ngài.
ĐỨC PHANXICÔ: “TÔI NHẬN THẤY HAI MỐI NGUY CHO NỀN DÂN CHỦ HÔM NAY”
« Sự suy yếu của nền dân chủ được gây ra bởi mối nguy của các chủ nghĩa dân túy, vốn không phải là chủ thuyết nhân dân, và bởi mối nguy của những quy chiếu này đến các quyền lực kinh tế và văn hóa quốc tế. » Đức Phanxicô nhận định như thế khi trả lời cho câu hỏi của phóng viên Iliana Magra trên chuyến bay từ Hy Lạp trở về Rôma hôm 6/12/2021, khi nói về “hai mối nguy cho nền dân chủ hôm nay”.