Posts Tagged ‘Audience’
BÀI GIÁO LÝ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. II. CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU. NHỮNG CUỘC ĐỐI THOẠI. BÀI 4. CHÀNG THANH NIÊN GIÀU CÓ. CHÚA GIÊSU NHÌN ANH (Mc 10, 21)

Trong bài thứ tư của loạt bài giáo lý nói về những cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu, Đức Phanxicô đề cập đến câu chuyện về người thanh niên giàu có. Trong bản văn dự kiến dành cho buổi tiếp kiến chung vào ngày 9 tháng Tư, ngài cho thấy Chúa Giêsu yêu thương chúng ta, cách nhưng không, như chúng ta là, bất chấp những yếu đuối và tội lỗi của chúng ta. Ngài cũng giải thích rằng chúng ta phải giảm bớt gánh nặng để có một trái tim tự do hơn, tránh xa sự tự mãn và chủ nghĩa cá nhân để dấn thân ra khơi, mà không còn sống cô độc nữa.
LOẠT BÀI GIÁO LÝ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. II. CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU. NHỮNG CUỘC ĐỐI THOẠI. BÀI 3. GIAKÊU. “HÔM NAY TÔI PHẢI Ở LẠI NHÀ ÔNG” (Lc 19, 5)

“Chúng ta hãy học từ Giakêu để không đánh mất niềm hy vọng, ngay cả khi chúng ta cảm thấy mình bị loại trừ và không có khả năng thay đổi. Chúng ta hãy dưỡng nuôi niềm khát khao nhìn thấy Đức Giêsu, …, Đấng luôn đến kiếm tìm chúng ta, dù chúng ta có thể lạc mất trong bất cứ hoàn cảnh nào”. Đức Phanxicô mời gọi như thế trong bài giáo lý ngày 2/4/2025 và đồng thời cũng nhắc nhớ rằng “ánh nhìn của Đức Giêsu không phải là cái nhìn quở trách, nhưng là ánh nhìn của lòng thương xót. Đó là lòng thương xót mà đôi khi chúng ta khó lòng chấp nhận, đặc biệt khi Thiên Chúa thứ tha cho những người, mà theo quan điểm của chúng ta, không xứng đáng”.
BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. II. CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU. NHỮNG CUỘC ĐỐI THOẠI. BÀI 2. NGƯỜI PHỤ NỮ SAMARI. “CHO TÔI XIN CHÚT NƯỚC UỐNG!” (Ga 4, 7)

Trong bài giáo lý được chuẩn bị cho buổi tiếp kiến chung dự kiến vào Thứ Tư, ngày 26 tháng Ba, nhưng bị hủy bỏ do tình trạng sức khỏe, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến kinh nghiệm của người phụ nữ Samari được nhắc đến trong Tin Mừng theo Thánh Gioan. Dựa trên cuộc gặp gỡ bên giếng giữa Chúa Giêsu và người phụ nữ này, người “có lẽ đã cảm thấy bị phán xét và hiểu lầm”, Đức Thánh Cha khuyên chúng ta hãy “đặt gánh nặng quá khứ của chúng ta dưới chân Chúa”, và trên hết đừng đánh mất niềm hy vọng.
BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. II. CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU. CÁC CUỘC GẶP GỠ. BÀI 1. NICÔĐÊMÔ, “ÔNG CẦN PHẢI ĐƯỢC SINH RA MỘT LẦN NỮA BỞI ƠN TRÊN” (Ga 3, 7b).

Tóm tắt bài giáo lý của Đức Phanxicô: “Tôi đã chọn bắt đầu với Nicôđêmô cũng bởi vì ông là một con người, với đời sống của mình, đã chứng tỏ rằng sự thay đổi này là khả thi.” “Nicôđêmô tìm gặp Đức Giêsu bởi vì ông cảm nhận được rằng Ngài có thể chiếu sáng bóng tối nơi cõi lòng ông.” “Nếu chúng ta không chịu thay đổi, nếu chúng ta cứ khép mình lại trong sự cứng nhắc, trong những thói quen hoặc lối suy nghĩ của mình, chúng ta có nguy cơ chết đi. Cuộc sống hệ tại ở khả năng thay đổi hầu tìm ra được một cách thế mới để yêu thương.”
BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 8 : « CON ƠI, SAO CON LẠI XỬ VỚI CHA MẸ NHƯ VẬY ? » (Lc 2, 49). TÌM THẤY CHÚA GIÊSU TRONG ĐỀN THỜ

Trong bài giáo lý được chuẩn bị cho buổi tiếp kiến chung vào ngày 5 tháng Ba, Đức Phanxicô mời gọi các Kitô hữu hãy đặt mình theo bước chân Chúa, Đấng không để mình bị giới hạn bởi những sơ đồ và giới luật của chúng ta.
BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 7 : « CHÍNH MẮT CON ĐƯỢC THẤY ƠN CỨU ĐỘ » (Lc 2, 30). DÂNG CHÚA GIÊSU VÀO ĐỀN THỜ

Dưới đây là bài giáo lý của Đức Phanxicô, ngày 26/2/2025:
Anh chị em thân mến, chào buổi sáng!
Hôm nay chúng ta sẽ chiêm ngắm vẻ đẹp của “Đức Giêsu, niềm hy vọng của chúng ta” (1Tm 1, 1), nơi mầu nhiệm Người được dâng vào Đền Thờ.
BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 5 : « MỘT ĐẤNG CỨU ĐỘ ĐÃ SINH RA CHO ANH EM, NGƯỜI LÀ ĐẤNG KITÔ, LÀ ĐỨC CHÚA » (Lc 2, 11). CHÚA GIÊSU GIÁNG SINH VÀ CÁC MỤC ĐỒNG THĂM VIẾNG

Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Hôm nay, chúng ta chiêm ngắm Chúa Giêsu, niềm hy vọng của chúng ta, nơi những biến cố giáng sinh của Người. Luca đặt việc giáng sinh của Người vào một thời kỳ rõ ràng và ở một nơi được xác định về mặt địa lý: Bêlem. Như thế, ngài nhấn mạnh sự khiêm nhường của Thiên Chúa, Đấng đi vào lịch sử, không lật đổ các cơ cấu của nó, nhưng soi sáng chúng và tái tạo chúng từ bên trong.
TIẾP KIẾN CHUNG NĂM THÁNH: SỐNG NIỀM HY VỌNG CÙNG VỚI MARIA MAĐALÊNA, HƯỚNG VỀ CHÚA KITÔ

Hôm thứ Bảy ngày 1/2/2025, trong bài giáo lý của mình tại buổi tiếp kiến thuộc Năm Thánh, Đức Phanxicô đã nhắc lại thái độ quay lại của Maria Mađalêna, hướng về Chúa Kitô. Ngài nói: “Từ Maria Mađalêna, mà truyền thống gọi là ‘tông đồ của các tông đồ’, chúng ta học biết niềm hy vọng. Một người bước vào thế giới mới bằng cách biến đổi nhiều hơn trước kia. Hành trình của chúng ta là một lời mời gọi liên lỉ thay đổi cách nhìn. Đấng Phục Sinh đưa chúng ta vào trong thế giới của Người, từng bước, với điều kiện là chúng ta không tự cho mình đã biết hết mọi thứ rồi”. “Hôm nay, chúng ta hãy tự hỏi: Tôi có biết cách quay lại để nhìn mọi sự theo một cách khác, với một cái nhìn khác không? Tôi có khao khát biến đổi không?”.
BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 4. « EM THẬT CÓ PHÚC, VÌ ĐÃ TIN » (Lc 1, 45). THĂM VIẾNG BÀ ELISABETH VÀ BÀI CA MAGNIFICAT

Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Chúng ta chiêm ngắm Chúa Giêsu, niềm hy vọng của chúng ta, trong mầu nhiệm Thăm viếng. Khi Đức Trinh Nữ Maria thăm viếng thánh Elisabeth, chính Chúa Giêsu trong lòng mẹ Người đã viếng thăm dân Người. Sau sự kinh ngạc của biến cố Truyền Tin, Đức Maria lên đường, như tất cả những người được kêu gọi trong Thánh Kinh.
BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 3. « ÔNG PHẢI ĐẶT TÊN CHO CON TRẺ LÀ GIÊSU ». TRUYỀN TIN CHO THÁNH GIUSE

Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Hôm nay, chúng ta tiếp tục chiêm ngắm Chúa Giêsu, niềm hy vọng của chúng ta, trong mầu nhiệm về nguồn gốc của Người được kể trong các Tin Mừng thời thơ ấu.
BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 2. TRUYỀN TIN CHO ĐỨC MẸ. ĐỨC MARIA LẮNG NGHE VÀ SẴN LÒNG

Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Tiếp tục chu kỳ giáo lý Năm Thánh về “Chúa Giêsu Kitô, Niềm Hy Vọng của chúng ta”, giờ đây chúng ta xem xét câu trả lời đầy tin tưởng của Đức Trinh Nữ Maria trước sứ điệp của Tổng Lãnh Thiên Thần Gabrien rằng Mẹ được chọn làm mẹ của Đấng Mêsia.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TRẺ EM. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHA YÊU QUÝ NHẤT. BÀI 2

Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Tiếp tục bài giáo lý về trẻ em, giờ đây chúng ta xem xét việc chăm sóc các em. Chúa Giêsu, Đấng yêu thương mọi người như con cái của Thiên Chúa, đặc biệt quan tâm đến những người bé nhỏ nhất, coi mọi việc làm cho họ như làm cho chính mình. Vì vậy, việc đáp ứng nhu cầu của những đứa trẻ nhỏ này là một nghĩa vụ đạo đức nghiêm trọng.
TIẾP KIẾN CHUNG NĂM THÁNH (11/1/2025): HY VỌNG LÀ BẮT ĐẦU LẠI – GIOAN TẨY GIẢ

Tóm tắt bài phát biểu của Đức Thánh Cha:
Trong Năm Thánh này, nhiều người trong anh chị em đã đến Rôma như là ‘những người hành hương của niềm hy vọng’, tin tưởng vào quyền năng ân sủng của Thiên Chúa trao ban cho chúng ta khả năng về một sự khởi đầu mới. Như chúng ta biết, niềm hy vọng là một nhân đức cho phép chúng ta tin tưởng vào lời hứa của Đức Ki-tô và cầu xin cho lời hứa đó được thực hiện trong cuộc đời chúng ta.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TRẺ EM. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHA YÊU QUÝ NHẤT. BÀI 1

Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Trong Mùa Giáng Sinh này, bài giáo lý của chúng ta tập trung vào tai họa lao động trẻ em. Thế kỷ của chúng ta vẫn chưa quan tâm đến vấn đề tuổi thơ bị sỉ nhục và bị tổn thương nặng nề. Trẻ em là một món quà của Thiên Chúa, nhưng không được đối xử tôn trọng. Chúa Giêsu lấy các em làm mẫu mực cho người lớn, và các môn đệ của Người không bao giờ cho phép trẻ em bị bỏ rơi, ngược đãi, tước đoạt quyền lợi, không được yêu thương và không được bảo vệ.
THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH

Trong buổi tiếp kiến vào thứ Tư, ngày 18 tháng 12, Đức Phanxicô đã cầu nguyện trước thánh tích của thánh Têrêsa. Đây là cơ hội để đền thánh Lisieux đi cùng với hòm đựng thánh tích hành hương đến Rôma theo bước chân của vị thánh bảo trợ của họ mà, vào tháng 11 năm 1887, đã đến xin Đức Lêo XIII cho phép được vào Dòng Cát Minh. Đức Phanxicô đã gửi lời chào đặc biệt đến những người hành hương này.
BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ

Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Hôm nay, chúng ta bắt đầu một loạt bài giáo lý mới cho Năm Thánh về chủ đề của Năm Thánh “Chúa Giêsu Kitô, Niềm Hy Vọng của chúng ta”. Hôm nay, chúng ta suy ngẫm về các trình thuật Tin Mừng về gia phả của Chúa Giêsu, nhắc nhở chúng ta rằng cuộc đời và căn tính của Người thuộc về một lịch sử vĩ đại hơn vốn bao gồm tổ tiên, gia đình của Người và đức tin của toàn thể dân tộc Israel.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 17. THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ NÓI : « XIN NGƯỜI NGỰ ĐẾN ! ». CHÚA THÁNH THẦN VÀ NIỀM HY VỌNG KITÔ GIÁO

Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Trong bài giáo lý cuối cùng về Chúa Thánh Thần và Giáo hội, chúng ta nhìn nhận Chúa Thánh Thần là nguồn mạch của niềm hy vọng của Giáo hội về sự trở lại của Chúa trong vinh quang và việc hoàn thành kế hoạch cứu độ của Người vào ngày tận thế. Tân Ước kết thúc với việc Chúa Thánh Thần và Hiền Thê là Giáo hội kêu cầu trong niềm mong đợi tha thiết: “Lạy Chúa Giêsu, xin Người ngự đến” (x. Kh 22, 17.20).
BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 16. LOAN BÁO TIN MỪNG TRONG CHÚA THÁNH THẦN. CHÚA THÁNH THẦN VÀ CÔNG CUỘC LOAN BÁO TIN MỪNG

Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Bài giáo lý của chúng ta hôm nay được dành cho công cuộc loan báo Tin Mừng của Chúa Thánh Thần hoặc vai trò của Chúa Thánh Thần trong việc rao giảng của Giáo hội. Việc rao giảng này liên quan đến Kerygma, hay lời loan báo đầu tiên, vốn phải chiếm vị trí trung tâm của hoạt động truyền giáo và của mọi cuộc canh tân Giáo hội.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 15. NHỮNG HOA TRÁI CỦA CHÚA THÁNH THẦN. NIỀM VUI

Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Sau khi nói về ơn thánh sủng và các đặc sủng, suy tư của chúng ta hôm nay sẽ tập trung vào thực tại thứ ba liên quan đến hoạt động của Chúa Thánh Thần: “hoa trái của Chúa Thánh Thần”. Hoa trái của Chúa Thánh Thần là kết quả của sự cộng tác giữa ân sủng và tự do.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG

Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Chúa Thánh Thần thánh hóa Dân Thiên Chúa, không chỉ qua các bí tích và các thừa tác vụ bằng cách trang điểm cho họ các nhân đức và hướng dẫn họ, mà còn bằng cách phân phát cho mỗi người những ơn riêng của họ, như Công đồng Vatican II trong Hiến chế Lumen Gentium nhắc lại. Cách thức hoạt động thứ hai này của Chúa Thánh Thần trong Giáo hội là hoạt động đặc sủng.