Posts Tagged ‘Audience’
BÀI GIÁO LÝ VỀ SỰ PHÂN ĐỊNH – BÀI 11. XÁC NHẬN QUYẾT ĐỊNH ĐÚNG ĐẮN
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến,
Trong quá trình phân định, điều quan trọng là chú ý đến giai đoạn ngay sau quyết định được đưa ra, để nắm bắt các dấu hiệu xác nhận hay bác bỏ nó. Một trong những dấu hiệu này là biết liệu quyết định được đưa ra có đáp lại tình yêu và lòng quảng đại của Chúa đối với chúng ta hay không.
HÔM QUA SHOAH, HÔM NAY CHIẾN TRANH Ở UCRAINA : « LỊCH SỬ LẶP LẠI »
Chào mừng các khách hành hương người Ba Lan vào cuối buổi tiếp kiến chung hôm 7/12/2022, Đức Phanxicô đã nhắc lại « Chiến dịch Reihnardt » do Đức quốc xã quyết định cách đây 80 năm và là tên của kế hoạch tiêu diệt gần 2 triệu người Do Thái. Về cuộc chiến ở Ucraina, ngài mong muốn rằng sự kiện này sẽ khơi dậy những quyết tâm và hành động vì hòa bình.
BÀI GIÁO LÝ VỀ SỰ PHÂN ĐỊNH – BÀI 10. SỰ AN ỦI ĐÍCH THỰC
“Sự an ủi đích thực là một hình thức xác nhận rằng chúng ta đang làm những gì Thiên Chúa muốn nơi chúng ta, chúng ta đang bước đi trên con đường của Ngài, tức là trên con đường của sự sống, niềm vui và bình an. Quả thế, sự phân định không chỉ liên quan đến những gì tốt hay điều tốt nhất có thể, nhưng còn điều gì tốt cho tôi ở đây và bây giờ : như thế, tôi được mời gọi lớn lên, bằng cách đặt ra giới hạn cho những đề nghị khác, quyến rũ nhưng không thực tế, để không bị lừa phỉnh trong khi tìm kiếm điều tốt thực sự.”
BÀI GIÁO LÝ VỀ SỰ PHÂN ĐỊNH – BÀI 9. SỰ AN ỦI
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Anh chị em thân mến,
Sau khi bàn về sự phiền muộn, hôm nay chúng ta nói về sự an ủi, vốn là một yếu tố quan trọng khác để phân định.
BÀI GIÁO LÝ VỀ SỰ PHÂN ĐỊNH – BÀI 8. TẠI SAO CHÚNG TA PHIỀN MUỘN?
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Anh chị em thân mến,
Lấy lại loạt bài giáo lý về chủ đề phân định, hôm nay chúng ta bàn về sự phiền muộn, một tình trạng tinh thần có thể là một cơ hội tăng trưởng. Không có sự bất mãn, sự buồn phiền bổ ích, một khả năng lành mạnh sống trong cô tịch, thì sẽ có nguy cơ ở lại trên bề mặt và mất đi sự tiếp xúc với trung tâm của cuộc sống. Sự phiền muộn gây nên một “sự rung động của tâm hồn”, thúc đẩy sự tỉnh thức và lòng khiêm tốn và bảo vệ chúng ta khỏi cơn gió của sự thay đổi thất thường.
BÀI GIÁO LÝ VỀ SỰ PHÂN ĐỊNH – BÀI 7. ĐỐI TƯỢNG CỦA SỰ PHÂN ĐỊNH. SỰ PHIỀN MUỘN
“Không ai muốn phiền muộn, buồn phiền: đó là sự thật. Tất cả chúng ta đều muốn một cuộc sống luôn vui vẻ, phấn khởi và tròn đầy. Thế nhưng, ngoài việc không thể – bởi vì nó là không thể được – điều này cũng sẽ không tốt cho chúng ta. Quả thế, sự thay đổi từ một cuộc sống có xu hướng hướng đến tật xấu có thể bắt đầu từ một hoàn cảnh buồn phiền, hối hận về những gì mình đã làm”.
BÀI GIÁO LÝ VỀ SỰ PHÂN ĐỊNH – BÀI 6. NHỮNG YẾU TỐ PHÂN ĐỊNH. CUỐN SÁCH CỦA CUỘC ĐỜI MÌNH
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến,
Trong những tuần này, qua các bài giáo lý, chúng ta nhấn mạnh đến những điều kiện để thực hiện một sự phân định tốt. Hôm nay, chúng ta sẽ bàn về một yếu tố mới rất cần thiết: câu chuyện của cuộc đời chúng ta.
BÀI GIÁO LÝ VỀ SỰ PHÂN ĐỊNH – BÀI 5. NHỮNG YẾU TỐ PHÂN ĐỊNH. ƯỚC MUỐN
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Anh chị em thân mến,
Một trong những “thành phần” không thể thiếu của sự phân định là ước muốn. Phân định là một hình thức tìm kiếm vốn luôn nảy sinh từ điều gì đó mà chúng ta đang thiếu. Ước muốn là một hoài niệm về sự viên mãn, một dấu hiệu về sự hiện diện của Thiên Chúa trong chúng ta. Nó gợi lên một nỗi đau khổ, một sự thiếu thốn, nhưng đồng thời là sự căng thẳng để đạt tới điều thiện hảo đang thiếu.
BÀI GIÁO LÝ VỀ SỰ PHÂN ĐỊNH – BÀI 4. CÁC YẾU TỐ CỦA SỰ PHÂN ĐỊNH. BIẾT MÌNH
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến,
Tiếp tục bài giáo lý của chúng ta về sự phân định thiêng liêng, chúng ta đã xem xét tầm quan trọng thiết yếu của sự lớn lên trong việc cầu nguyện. Hôm nay, như sự bổ sung cần thiết cho việc cầu nguyện, chúng ta xem xét nhu cầu lớn lên của chúng ta trong sự biết mình. Để hiểu biết bản thân không phải dễ dàng; nó đòi hỏi sự trung thực và kiên nhẫn đi vào sâu thẳm tâm hồn chúng ta. Biết mình tự nó là một hoa trái của ân sủng của Thiên Chúa, nhờ đó chúng ta được dẫn đến chỗ từ bỏ những ảo tưởng của mình, để hiểu chúng ta thực sự là ai, và để chọn những điều có thể mang lại cho chúng ta hạnh phúc thực sự.
BÀI GIÁO LÝ VỀ SỰ PHÂN ĐỊNH : BÀI 3. CÁC YẾU TỐ CỦA SỰ PHÂN ĐỊNH. SỰ THÂN MẬT VỚI CHÚA
Trong buổi tiếp kiến chung hôm 28/9/2022, Đức Phanxicô tiếp tục bài giáo lý về sự phân định. Lần này, ngài bàn về vai trò quan trọng của cầu nguyện, « một sự trợ giúp cần thiết cho việc phân định thiêng liêng ».
BÀI GIÁO LÝ VỀ SỰ PHÂN ĐỊNH – BÀI 2. MỘT VÍ DỤ : THÁNH INHAXIÔ LOYOLA
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến,
Chúng ta tiếp tục suy tư về sự phân định với một chứng ta cụ thể, đó là về giai đoạn quyết định trong cuộc đời của thánh Inhaxiô Loyola.
BÀI GIÁO LÝ VỀ SỰ PHÂN ĐỊNH – BÀI 1. PHÂN ĐỊNH NGHĨA LÀ GÌ ?
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha
Anh chị em thân mến,
Hôm nay, chúng ta bắt đầu loạt bài giáo lý mới bàn về sự phân định, tiến trình đưa ra những quyết định đúng đắn về ý nghĩa và hướng đi của cuộc đời chúng ta.
TÒA THÁNH LÀM RÕ LỜI NÓI CỦA ĐỨC PHANXICÔ VỀ UCRAINA
« Lời nói của Đức Thánh Cha phải được đọc như một tiếng nói nổi lên để bảo vệ sự sống con người », thông cáo của Tòa Thánh nêu rõ hôm 30/8/2022. Một cuộc luận chiến đã diễn ra sau những lời phát biểu của Đức Thánh Cha trong buổi tiếp kiến chung hôm 24/8/2022. Đức Phanxicô đã gợi lên những nạn nhân vô tội của chiến tranh, người Ucraina cũng như người Nga.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TUỔI GIÀ – BÀI 18. NỖI ĐAU ĐỚN SINH HẠ CỦA CÔNG TRÌNH TẠO DỰNG. CÂU CHUYỆN VỀ THỤ TẠO NHƯ MỘT MẦU NHIỆM CỦA VIỆC THAI NGHÉN
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Anh chị em thân mến,
Loạt bài giáo lý về tuổi già dưới ánh sáng của Lời Chúa giờ đây kết thúc bằng một suy tư về lễ Đức Trinh Nữ Maria Lên Trời, được cử hành vào những ngày của tháng Tám này. Sự lên trời cả hồn lẫn xác của Đức Mẹ được liên kết mật thiết với sự phục sinh của Chúa Giêsu Con của Mẹ và với lời hứa về sự phục sinh thân xác của chính chúng ta vào thời sau hết.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TUỔI GIÀ – BÀI 17. « ĐẤNG LÃO THÀNH ». TUỔI GIÀ LÀ MỘT BẢO ĐẢM ĐỐI VỚI ĐÍCH ĐẾN CỦA MỘT CUỘC SỐNG KHÔNG BAO GIỜ CHẾT NỮA
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Anh chị em thân mến,
Tiếp tục các bài giáo lý về tuổi già dưới ánh sáng của Lời Chúa, giờ đây chúng ta hướng đến hình ảnh huyền bí về “Đấng Lão Thành”, được trình bày trong một thị kiến của ngôn sứ Đanien (Đn 7, 9) và được vang vọng lại trong Sách Khải Huyền (x. Kh 1, 13-14).
BÀI GIÁO LÝ VỀ TUỔI GIÀ : BÀI 16. « THẦY ĐI CHUẨN BỊ CHỖ CHO ANH EM » (Ga 14, 2). TUỔI GIÀ, THỜI GIAN HƯỚNG ĐẾN SỰ HOÀN THÀNH
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến, trong diễn từ từ biệt của mình, Chúa Giêsu loan báo cho các môn đệ rằng thời gian sống còn lại của họ sẽ là một cuộc hành trình, chắc chắn, ngang qua sự mong manh của chứng tá, nhưng sẽ biết đến những phúc lành đầy phấn khởi mà đức tin mang lại.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TUỔI GIÀ : BÀI 15. PHÊRÔ VÀ GIOAN
Trong buổi tiếp kiến chung hôm 22/6/2022, tại quảng trường thánh Phêrô, Đức Phanxicô tiếp tục loạt bài giáo lý về tuổi già, và lần này lấy ý tưởng từ cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu phục sinh và thánh Phêrô ở cuối Tin Mừng theo thánh Gioan, Đức Thánh Cha bàn về những khó khăn chăm lo đức tin của người cao tuổi trong giai đoạn mất đi sự tự chủ.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TUỔI GIÀ – BÀI 14. SỰ PHỤC VỤ VUI TƯƠI CỦA ĐỨC TIN ĐƯỢC HỌC BIẾT TRONG SỰ BIẾT ƠN (x. Mc 1, 29-31)
Trong bài giáo lý về tuổi già trong buổi tiếp kiến chung hôm 15/6/2022, dựa vào đoạn Tin Mừng Chúa Giêsu cùng các môn đệ đến nhà mẹ vợ của thánh Phêrô, Đức Phanxicô đã nhắc nhớ rằng việc chăm sóc người cao tuổi là một trách nhiệm của cộng đoàn Kitô hữu, và đồng thời cũng nhấn mạnh rằng người cao tuổi vẫn cần nuôi dưỡng trách nhiệm phục vụ cộng đoàn, bởi vì các Kitô hữu thuộc mọi lứa tuổi, cách riêng tuổi già, luôn là một thời gian để phục vụ với lòng biết ơn trong đức tin.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TUỔI GIÀ : BÀI 13. ÔNG NICÔĐÊMÔ. « MỘT NGƯỜI GIÀ RỒI, LÀM SAO CÓ THỂ SINH RA ĐƯỢC ? » (Ga 3, 4)
Tóm tắt bài giáo lý ngày thứ Tư 8/6/2022 của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến,
Chúa Giêsu đã giải thích cho ông Nicôđêmô rằng để nhìn thấy Nước Thiên Chúa, cần phải “sinh ra từ ơn trên”. Người Pharisêu đáng kính này muốn biết Chúa Giêsu và đã bí mật đến gặp Ngài, nhưng ông khó hiểu được sự tái sinh mà Chúa Giêsu đã nói với ông, vì ông đã già.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TUỔI GIÀ – BÀI 12. « XIN ĐỪNG BỎ RƠI CON KHI SỨC LỰC SUY TÀN» (Tv 71(70), 9)
« Có một « giáo huấn của sự mong manh », đừng che giấu những điểm yếu của mình… Chúng có thực, đó là một thực tại và có một giáo huấn của sự mong manh, mà tuổi già có thể nhắc nhở chúng ta …. Đó là một bài học cho tất cả chúng ta. Giáo huấn này mở ra một chân trời quyết định cho việc cải cách nền văn minh của chúng ta. … cần thiết vì lợi ích của việc sống chung của tất cả mọi người. Việc gạt người cao tuổi ra bên lề xã hội, ở bình diện khái niệm cũng như thực tiễn, làm hỏng tất cả các mùa của cuộc sống, chứ không chỉ là mùa của tuổi già. »