Posts Tagged ‘Audience’
BÀI GIÁO LÝ VỀ TUỔI GIÀ – BÀI 1. THỜI GIAN ÂN SỦNG VÀ SỰ LIÊN KẾT CÁC LỨA TUỔI CỦA CUỘC ĐỜI
« Hôm nay, chúng ta bắt đầu một cuộc hành trình giáo lý tìm kiếm sự soi sáng nơi Lời Chúa về ý nghĩa và giá trị của tuổi già ». Đức Phanxicô bắt đầu loạt bài giáo lý mới về tuổi già, « Bài 1 : Thời gian ân sủng và sự liên kết các lứa tuổi của cuộc đời », với lời mời gọi như thế trong buổi tiếp kiến chung hôm 23/2/2022, và đồng thời nhắc nhớ : « Tuổi già cũng quan trọng – và rất đẹp – cũng quan trọng như tuổi trẻ. … Mối liên kết giữa các thế hệ, vốn khôi phục lại cho con người mọi lứa tuổi của cuộc đời, là món quà đã mất của chúng ta và chúng ta phải lấy lại. » Và Lời Chúa có thể soi sáng cho mối liên kết này.
BÀI GIÁO LÝ VỀ THÁNH GIUSE – BÀI 12. THÁNH GIUSE, QUAN THẦY CỦA GIÁO HỘI HOÀN VŨ
Trong buổi tiếp kiến chung hôm 16/2/2022, Đức Thánh Cha kết thúc chu kỳ các bài giáo lý về thánh Giuse bằng bài bàn về « Thánh Giuse, Quan Thầy của Giáo hội hoàn vũ », qua đó ngài cho thấy thánh Giuse canh giữ Chúa Giêsu và Đức Maria thế nào, thì ngày nay thánh nhân cũng canh giữ Giáo hội như vậy, « bởi vì Giáo hội nối dài Thân Thể của Chúa Kitô trong lịch sử, và đồng thời trong tình mẫu tử của Giáo hội được phát họa tình mẫu tử của Đức Maria ».
BÀI GIÁO LÝ VỀ THÁNH GIUSE : BÀI 11. THÁNH GIUSE, BỔN MẠNG CỦA SỰ CHẾT LÀNH
« Chúng ta phải đồng hành với mọi người cho đến khi chết, nhưng không được gây ra cái chết hay thúc đẩy bất cứ hình thức tự sát nào. Tôi nhắc lại rằng quyền được chăm sóc và điều trị cho mọi người phải luôn ưu tiên, để những người yếu nhất, đặc biệt là người già và bệnh tật không bao giờ bị gạt bỏ. » Đức Phanxicô kêu gọi như thế, tại buổi tiếp kiến chung ngày 9/2/2022, trong bài giáo lý về « Thánh Giuse, bổn mạng của sự chết lành », một bài suy niệm về sự chết và qua đó ngài kêu gọi tôn trọng sự sống của con người.
BÀI GIÁO LÝ VỀ THÁNH GIUSE – BÀI 9 : THÁNH GIUSE, MỘT NGƯỜI « CHIÊM BAO »
Hôm 26/1/2022, Đức Phanxicô tiếp tục loạt bài giáo lý về thánh Giuse, lần này, bài 9 với tựa đề « Thánh Giuse, một người « chiêm bao » », qua đó ngài cho thấy từng ý nghĩa của mỗi giấc mơ của thánh Giuse, mà trong truyền thống Thánh Kinh, như là « tượng trưng cho đời sống thiêng liêng của mỗi người trong chúng ta…, nơi Thiên Chúa biểu lộ và thường nói với chúng ta ». Và « điều quan trọng là nhận ra tiếng nói của Thiên Chúa trong số những tiếng nói khác ».
BÀI GIÁO LÝ VỀ THÁNH GIUSE – BÀI 8. THÁNH GIUSE, NGƯỜI CHA DỊU DÀNG
« Nếu không có « cuộc cách mạng của sự dịu dàng » này – một cuộc cách mạng về sự dịu dàng là cần thiết ! – […], thì chúng ta có nguy cơ bị giam hãm trong một nền công lý không cho phép chúng ta phục hồi cách dễ dàng và nhầm lẫn sự cứu độ với việc trừng phạt ». Đức Phanxicô đã khẳng định như thế trong bài giáo lý về « thánh Giuse, người cha dịu dàng », tại buổi tiếp kiến chung ngày 19/1/2022.
BÀI GIÁO LÝ VỀ THÁNH GIUSE: BÀI 7. THÁNH GIUSE, NGƯỜI THỢ MỘC
“Hôm nay, chúng ta phải tự hỏi mình phải làm gì để khôi phục lại giá trị của lao động ; và chúng ta có thể mang lại đóng góp gì, với tư cách là Giáo hội, để lao động được giải phóng khỏi lôgíc của lợi nhuận đơn thuần và có thể được sống như là một quyền lợi và một bổn phận cơ bản của nhân vị, thể hiện và nâng cao phẩm giá của nhân vị ?”. Đức Phanxicô đã đặt câu hỏi như thế trong bài giáo lý về thánh Giuse, người thợ mộc, trong buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư 12/1/2022.
BÀI GIÁO LÝ VỀ THÁNH GIUSE – BÀI 6. THÁNH GIUSE, CHA NUÔI CỦA CHÚA GIÊSU
Trong bài giáo lý mới nhất về thánh Giuse hôm 5/1/2022, Đức Phanxicô suy niệm về thánh Giuse, cha nuôi của Chúa Giêsu, như là mẫu gương cho các bậc cha mẹ ngày nay, và đồng thời ngài khích lệ và đề cao việc nhận con nuôi, dù có “rủi ro”. Đặc biệt ngài cầu xin thánh Giuse “cầu bàu cho các đôi vợ chồng đang ước muốn có con”.
BÀI GIÁO LÝ VỀ THÁNH GIUSE. BÀI 5. THÁNH GIUSE, NGƯỜI DI CƯ CAN ĐẢM VÀ BỊ BÁCH HẠI
Đức Phanxicô tiếp tục loạt bài giáo lý về thánh Giuse trong buổi tiếp kiến chung hôm 29/12/2021, trong đó ngài trình bày thánh Giuse như là một người di cư can đảm và bị bách hại.
BÀI GIÁO LÝ VỀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHÚA GIÊSU : CHỈ SỰ KHIÊM TỐN LÀ CON ĐƯỜNG DẪN CHÚNG TA ĐẾN VỚI THIÊN CHÚA
Trong bài giáo lý của buổi tiếp kiến chung hôm 22/12/2021, Đức Phanxicô nhắc lại sứ điệp của các Tin Mừng về biến cố giáng sinh của Chúa Giêsu, đó là « sự ra đời của Chúa Giêsu là một biến cố phổ quát liên quan đến tất cả mọi người », và sự ra đời của Chúa Giêsu cho thấy chỉ những ai có lòng khiêm tốn mới gặp được Thiên Chúa, mới nhận thấy tình yêu và sự hiện diện của Thiên Chúa nơi Hài Nhi Giêsu nằm trong máng cỏ.
BÀI GIÁO LÝ VỀ THÁNH GIUSE – BÀI 4. THÁNH GIUSE, CON NGƯỜI THINH LẶNG
Hôm thứ Tư 15/12/2021, Đức Phanxicô tiếp tục loạt bài giáo lý về thánh Giuse. Với bài thứ tư này, Đức Thánh Cha “muốn xem xét một khía cạnh quan trọng khác về con người của ngài: sự thinh lặng”, và đồng thời nhấn mạnh rằng “thật quan trọng để suy nghĩ về sự thinh lặng vào thời đại của chúng ta lúc mà dường như nó có rất ít giá trị.”
BÀI GIÁO LÝ VỀ THÁNH GIUSE- BÀI 3. THÁNH GIUSE, NGƯỜI CÔNG CHÍNH VÀ HÔN PHU CỦA ĐỨC MARIA
« Thật quan trọng biết bao đối với mỗi người chúng ta là vun trồng một đời sống công chính và đồng thời cảm thấy rằng chúng ta luôn cần đến sự trợ giúp của Thiên Chúa ! Để có thể mở rộng chân trời của chúng ta và cân nhắc các hoàn cảnh của cuộc sống theo một quan điểm khác biệt và rộng lớn hơn.» Đức Phanxicô đã mời gọi như thế trong bài giáo lý về thánh Giuse hôm 1/12/2021, và đồng thời mời gọi, noi gương thánh Giuse, đừng nhốt mình trong sự cay đắng khổ đau nhưng biết đón nhận các biến cố trong sự quan phòng của Chúa, bởi vì « chính khi đối diện với một số hoàn cảnh của cuộc sống, thoạt đầu có vẻ kịch tính, mà sự Quan Phòng đang được che giấu, theo thời gian, thành hình và soi sáng ý nghĩa ngay cả cho nỗi đau đã ập đến với chúng ta ».
BÀI GIÁO LÝ VỀ THÁNH GIUSE – BÀI 2. THÁNH GIUSE TRONG LỊCH SỬ CỨU ĐỘ
“Tất cả mọi người đều có thể tìm thấy nơi thánh Giuse, người không được để ý tới, người của sự hiện diện thường ngày, của sự hiện diện kín đáo và ẩn giấu, một người chuyển cầu, một người nâng đỡ và hướng dẫn trong những lúc khó khăn”. Đức Phanxicô mời gọi như thế trong bài giáo lý thứ hai về thánh Giuse hôm 24/11/2021.
BÀI GIÁO LÝ VỀ THÁNH GIUSE. BÀI 1. THÁNH GIUSE VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA NGÀI
“Thánh Giuse, …, đã nhắc nhở cho Giáo hội hãy nhìn đến những gì mà thế giới cố tình phớt lờ. Ngày nay, thánh Giuse dạy cho chúng ta điều này: “Đừng nhìn vào bao nhiêu thứ mà thế giới ca tụng, hãy nhìn vào những góc khuất, hãy nhìn vào những bóng tối, hãy nhìn vào những vùng ngoại vi, điều mà thế giới không muốn”. Ngài nhắc nhở mỗi người chúng ta biết quý trọng những gì mà những người khác gạt bỏ. Theo nghĩa này, ngài thực sự là một bậc thầy về điều cốt yếu: ngài nhắc cho chúng ta rằng những gì thực sự quý giá không thu hút sự quan tâm của chúng ta, nhưng đòi hỏi một sự phân định kiên nhẫn để được khám phá và đánh giá cao”. Đức Phanxicô đã nói về thánh Giuse như mẫu gương cho chúng ta như thế trong loạt bài giáo lý mới về thánh Giuse, hôm thứ Tư 17/11/2021.
BÀI GIÁO LÝ VỀ THƯ GỞI TÍN HỮU GALÁT. BÀI 15: CHÚNG TA ĐỪNG TRỞ NÊN MỆT MỎI
“Chúng ta là những Kitô hữu tự do, tự do, không bám lấy quá khứ theo nghĩa xấu của từ, không bị trói buộc vào những thực hành. Sự tự do Kitô hữu là những gì làm cho chúng ta lớn lên.” Đó là lời nhắc nhở của Đức Phanxicô trong bài giáo lý về Thư gởi tín hữu Galát và cũng là bài cuối cùng trong loạt bài về Thư này, hôm 10/11/2021.
BÀI GIÁO LÝ VỀ THƯ GỞI TÍN HỮU GALÁT – BÀI 14 : TIẾN BƯỚC NHỜ THẦN KHÍ
« Nếu có ai mắc lỗi, thì hãy tỏ ra dịu dàng (x. 5, 22). Chúng ta hãy lắng nghe lời ngài: “Thưa anh em, nếu có ai vướng mắc tội nào, thì anh em, những người được Thần Khí thúc đẩy, hãy lấy tinh thần dịu dàng mà sửa dạy người ấy; phải tự đề phòng kẻo chính mình cũng bị cám dỗ” (6, 1-2). » Đức Phanxicô đưa ra lời khuyên như thế trong bài giáo lý về Thư gởi tín hữu Galát tại buổi tiếp kiến chung hôm 3/11/2021.
PHÉP LẠ CHỮA LÀNH ĐƯỢC ĐỨC PHANXICÔ KỂ LẠI : MỘT NHÂN CHỨNG XÁC NHẬN
Một bé gái cận kề cái chết, đã được cứu sống sau một cuộc hành hương và một đêm dài cầu nguyện của người cha. Đức Phanxicô một lần nữa đã kể lại trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 24/10/2021. Sau lời kể của ngài, đây là lời kể của một linh mục chứng kiến sự việc.
BÀI GIÁO LÝ VỀ THƯ GỞI TÍN HỮU GALÁT. BÀI 13: HOA TRÁI CỦA THÁNH THẦN
Hãy khởi sự lại từ Chúa Kitô chịu đóng đinh, “hãy mặc lấy Chúa Kitô” chịu đóng đinh và phục sinh, “được sinh động bởi hơi thở của Thánh Thần Tình Yêu”. Đó là lời mời gọi của Đức Phanxicô trong bài giáo lý thứ 13, trong buổi tiếp kiến chung hôm 27/10/2021, về Thư gởi tín hữu Galát, và đồng thời nhắc nhở “trở về với điều thiết yếu”, “trở về với Thiên Chúa” thay vì “tập trung vào các nghi lễ và giới luật”.
BÀI GIÁO LÝ VỀ THƯ GỞI TÍN HỮU GALÁT. BÀI 12: TỰ DO ĐƯỢC THỂ HIỆN TRONG TÌNH YÊU
“Đặc biệt trong thời điểm lịch sử này, chúng ta cần tái khám phá chiều kích cộng đồng, chứ không phải chủ nghĩa cá nhân, của tự do: đại dịch đã dạy chúng ta rằng chúng ta cần nhau, […]. Chúng ta hãy nói và tin rằng tha nhân không phải là một trở ngại cho sự tự do của tôi, nhưng đúng hơn họ là khả năng để thể hiện nó cách trọn vẹn.” Đức Phanxicô đã kêu mời các Kitô hữu như thế trong bài giáo lý thứ 12 về Thư gởi tín hữu Galát, bàn về “Tự do được thể hiện trong tình yêu”, tại buổi tiếp kiến chung hôm 20/10/2021.
MỘT ĐỨA TRẺ KHUYẾT TẬT LEO LÊN BÊN CẠNH ĐỨC PHANXICÔ VÀO ĐẦU BUỔI TIẾP KIẾN CHUNG
Một em nhỏ khuyết tật đã đi đến gặp Đức Phanxicô khi bắt đầu buổi tiếp kiến chung ngày 20/10/2021. Đức Thánh Cha mỉm cười mời đứa trẻ ngồi xuống bên cạnh ngài và ứng khẩu về một bài học nhỏ về khoảnh khắc bất ngờ này.
BÀI GIÁO LÝ VỀ THƯ GỞI TÍN HỮU GALÁT. BÀI 11 : SỰ TỰ DO KITÔ GIÁO, MEN GIẢI THOÁT PHỔ QUÁT
« Hôm nay, tôi muốn nhấn mạnh làm thế nào sự mới mẻ của cuộc sống này mở ra cho chúng ta việc đón nhận mỗi dân tộc và mỗi nền văn hóa và, đồng thời, mở ra cho mỗi dân tộc và mỗi nền văn hóa một sự tự do lớn lao hơn. » Đức Phanxicô nhấn mạnh sự mới mẻ của Tin Mừng trong đời sống Kitô hữu như thế, với bài giáo lý thứ 11 về Thư gởi tín hữu Galát, bàn về « Sự tự do Kitô giáo, men giải thoát phổ quát ».