Posts Tagged ‘bác ái-liên đới’
ĐHY CZERNY GIỚI THIỆU SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2023 : « VẺ ĐẸP LÀ MỘT KINH NGHIỆM TẬP THỂ »
« Chúng ta hiếm khi liên kết Mùa Chay và vẻ đẹp, nhưng đó là điều mà Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi chúng ta thực hiện trong sứ điệp mà chúng tôi giới thiệu hôm nay », ĐHY Michael Czerny, Tổng trưởng Bộ thăng tiến sự phát triển con người toàn diện, khẳng định. ĐHY nhấn mạnh rằng « vẻ đẹp đến từ sự thay đổi » – « từ sự hoán cải » « theo ngôn ngữ Thánh Kinh » – và « vẻ đẹp là một kinh nghiệm tập thể » : « Trong ngôn ngữ của Giáo hội, đó là một kinh nghiệm hiệp hành ».
DI SẢN CỦA BA THÔNG ĐIỆP CỦA ĐỨC BÊNÊĐÍCTÔ XVI
Ba thông điệp trong tám năm Giáo hoàng : hai trong số đó về nhân đức đối thần, thông điệp thứ ba về học thuyết xã hội. Trong khuôn khổ này, huấn quyền của Đức Bênêđíctô XVI đã nêu bật điều chính yếu và đồng thời chiều sâu.
ĐỨC BÊNÊĐÍCTÔ XVI, THẦN HỌC GIA VỀ HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI
Đức Bênêđictô XVI sẽ không để lại hình ảnh về một Giáo Hoàng xã hội. Tuy nhiên, ta sẽ giữ lại những lập trường của ngài về môi trường sinh thái hay tài chính thế giới. Và, nhất là, Thông điệp « Caritas in veritate », qua đó ngài để lại dấu ấn thần học cho tư tưởng xã hội của Giáo Hội.
ĐỨC BÊNÊĐÍCTÔ XVI, THẦN HỌC GIA VỀ ĐỨC ÁI
Trong suốt triều đại Giáo hoàng của mình, Đức Thánh Cha đã rộng rãi đề cập các chủ đề liên quan đến học thuyết xã hội của Giáo Hội. Với thông điệp Caritas in veritate, năm 2009, ngài đã đề nghị một suy tư thần học mới mẻ, biến đức ái thành một khái niệm trung tâm.
NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO 2022: ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI ĐỪNG NHƯỢNG BỘ CHO « TIẾNG CÒI CỦA CHỦ NGHĨA DÂN TÚY »
Cử hành Ngày Thế giới người nghèo lần thứ VI hôm Chúa Nhật 13/11, Đức Phanxicô đã kêu gọi « đừng để mình bị mê hoặc bởi tiếng còi của chủ nghĩa dân túy ». Lo lắng về « nỗi sợ hãi » và « chủ nghĩa chủ bại », ngài khích lệ « đừng chạy trốn để bảo vệ mình khỏi lịch sử, nhưng mang lại cho lịch sử một khuôn mặt khác ».
ĐHY CZERNY : CHỨC NĂNG GIÁO DỤC CỦA THÁNH KINH LÀ ĐÀO TẠO VỀ CÔNG LÝ
Phát biểu tại Hội nghị chuyên đề về học thuyết xã hội của Giáo hội ở Học viện Newman ở Uppsala, Thụy Điển, bắt đầu vào ngày 27/10, Tổng trưởng Bộ Phục vụ sự phát triển con người toàn tiện đã nhắc lại rằng tình yêu là nền tảng của việc đọc Lời Chúa, chìa khóa giải thích duy nhất tạo ra một đời sống lành mạnh cho Giáo hội và xã hội. Và do đó, việc giảng dạy và phổ biến học thuyết xã hội của Giáo hội không phải là một hành động bên lề, nhưng chúng nằm ở chính trung tâm của việc loan báo Tin Mừng.
ĐỨC PHANXICÔ KÝ HIỆP ƯỚC ASSIDI ĐỂ TRỞ VỀ VỚI NỀN KINH TẾ CỦA TIN MỪNG
Kết thúc cuộc gặp gỡ « Nền kinh tế Phanxicô », hôm 24/9/2022, Đức Thánh Cha đã ký một Hiệp ước với các bạn trẻ ở Assidi, trong đó tất cả đều cam kết có những hy sinh, để nền kinh tế hôm nay và ngày mai trở thành một nền kinh tế được tái sinh bởi Lời Chúa. Ngài kêu gọi thay đổi mô hình phát triển trước khi quá muốn, và nhắc nhớ về « vốn tinh thần » rất cần thiết cho nền kinh tế hôm nay.
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XV THƯỜNG NIÊN NĂM C : NHƯ NGƯỜI SAMARITANÔ, HỌC NHÌN THẤY VÀ CHẠNH LÒNG THƯƠNG
« Theo chân Chúa Kitô, người môn đệ trở thành người lữ hành và – giống như người Samaritanô – học nhìn thấy và chạnh lòng thương. » Đức Phanxicô mời gọi các Kitô hữu như thế trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 10/7/2022, và đồng thời cảnh giác rằng « rất nhiều người tín hữu ẩn núp đằng sau những giáo điều để bảo vệ mình khỏi thực tại ».
TỔNG THỐNG BIDEN THƯỞNG CÔNG CHO NỮ TU SIMONE CAMPBELL, NHÂN VẬT “HĂNG HÁI” CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO HOA KỲ
Hôm 7/7/2022, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã trao huân chương Tự do cho 17 người để thưởng công cho sự dấn thân của họ trong việc phục vụ hòa bình, thịnh vượng và an ninh. Trong số đó có nữ tu Simone Campbell, dấn thân cho công bằng xã hội.
TẠI SAO GIÁO HỘI QUAN TÂM ĐẾN NGƯỜI NGHÈO ?
Tại sao người Kitô hữu luôn khẳng định mối quan tâm của mình đối với người nghèo và người bị loại trừ ? Từ thập niên 1970, thậm chí họ đã làm nổi bật nguyên tắc « chọn lựa ưu tiên cho người nghèo », nguyên tắc luôn có tính thời sự. Nó hệ tại điều gì ? Cha Étienne Grieu, s.j., hiệu trưởng Trung tâm Sèvres, giải thích.
TẠI SAO NÓI RẰNG NGƯỜI NGHÈO PHÚC ÂM HÓA CHÚNG TA ?
Trong nhiều tổ chức từ thiện, chúng ta nghe nói rằng « người nghèo phúc âm hóa chúng ta ». Thế nhưng, nhiều Kitô hữu nghĩ rằng chính họ mới là những người phải phúc âm hóa người nghèo, và, do đó, bối rối trước lỗi diễn đạt này. Étienne Grieu, hiệu trưởng Trung tâm Sèvres (Paris), giải thích ý nghĩa của nó.
ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI CỘNG ĐỒNG CHEMIN NEUF : CHÍNH TRỊ LÀ NGHỆ THUẬT GẶP GỠ HUYNH ĐỆ
Đức Thánh Cha đã tiếp kiến khoảng 80 thành viên của Huynh đoàn chính trị của Cộng đồng Chemin Neuf (Con đường Mới) hôm 16/5/2022. Trước các thành viên trẻ tuổi từ 18 đến 35, ngài đã khai triển một chương trình chính trị theo nghĩa Kitô giáo của thuật ngữ, xoay quanh ba trục : gặp gỡ, suy tư và hành động.
TÂY BAN NHA : CÂU CHUYỆN MANG TÍNH XÂY DỰNG VỀ « CHA CHAI »
Ở Valence, Tây Ban Nha, một con đường giờ đây mang tên « Padre Botella », Cha Chai. Cha Joaquín Sancho Albesa, khi tổ chức một cuộc đại thu gom chai thủy tinh, đã giúp 107 gia đình thoát nghèo. Ngài xứng đáng có một con đường mang tên ngài.
ĐẠO CÔNG GIÁO VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN : CÁI NHÌN CỦA ĐHY CZERNY
Đức tân Tổng trưởng Bộ phục vụ sự phát triển con người toàn diện nói về sự đóng góp của đạo Công giáo vào việc phát triển bền vững. ĐHY Czerny đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tình liên đới giữa các Nhà nước và việc giáo dục các thế hệ trẻ về những giá trị của tình huynh đệ. Ngài mời gọi : « Điều cấp bách là chúng ta cư xử với nhau như anh chị em ».
VĂN PHÒNG BÁO CHÍ TÒA THÁNH THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ HAI HỒNG Y ĐẾN UCRAINA
Trong một thông tri dài, Văn phòng báo chí Tòa Thánh nêu chi tiết những lý do và diễn tiến của chuyến viếng thăm của hai Đức Hồng y Krajewski và Czerny đến Ucraina, mà Đức Phanxicô đã thông báo hôm 6/3/2022.
SỨ ĐIỆP VIDEO CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ TÌNH HUYNH ĐỆ NHÂN LOẠI LẦN THỨ 2 : « TÌNH HUYNH ĐỆ LÀ CHIẾC NEO CỨU RỖI CHO NHÂN LOẠI »
« Con đường tình huynh đệ còn dài, đó là một hành trình khó khăn, nhưng tình huynh đệ là chiếc neo cứu rỗi cho nhân loại ». Đức Phanxicô nhấn mạnh như thế trong sứ điệp video được công bố hôm 4/2/2022, cho Ngày Quốc Tế Tình Huynh Đệ Nhân Loại lần thứ 2.
VẮC-XIN : ĐỨC PHANXICÔ CẢM ƠN VỀ SỰ QUẢNG ĐẠI CỦA TỔNG GIÁO PHẬN SEOUL
Trong một bức thư gởi cho Đức Tổng Giám mục Peter Chung Soon-taick, ngày 23/12/2021, Đức Phanxicô đã bày tỏ lòng biết ơn đối với Giáo hội Công giáo Nam Hàn. Quả thế, ngày 17/12 vừa qua, Tổng Giáo phận Seoul đã tặng 1,4 triệu đôla cho chiến dịch toàn cầu chia sẻ vắc-xin, do Vatican dẫn đầu trong bối cảnh đại dịch.
DỊCH COVID-19: BUỔI CHIA SẺ CỦA THẦY VINH-SƠN PHẠM ĐÌNH TÔN
Trong đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư tại Việt Nam, nhiều tỉnh thành đã bị thiệt hại nặng nề. Những đau thương mất mát, những cuộc chia ly đã diễn ra trong suốt thời gian đó và còn tiếp diễn đến ngày hôm nay. Chứng kiến những hoàn cảnh đau thương ấy, nhất là được tham gia đội thiện nguyện lên đường chống dịch, thầy Vinh-sơn Phạm Đình Tôn, hiện đang học lớp Thần Học 4 – Đại Chủng Viện Huế, đã có buổi chia sẻ lúc 17h10, ngày 10/12/2021, về những cảm nhận của mình .
ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC HUẾ : GIÁNG SINH KHÔNG CHỈ LÀ SUY NIỆM, NHƯNG CÒN ĐẾN VỚI NGƯỜI NGHÈO KHỔ
Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Tổng Giám mục giáo phận Huế, vừa có thư mục vụ Noel 2021 đầy nhiệt huyết gởi cộng đồng dân Chúa, trong đó ngài nhắc nhở rằng Giáng sinh không chỉ là chuyện suy niệm, nhưng còn phải đến với anh chị em đau khổ nơi những vùng ngoại vi của cuộc sống.
SỨ ĐIỆP VIDEO CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGƯỜI NGHÈO
Trong khuôn khổ Ngày Thế giới người nghèo lần thứ V, hiệp hội Fratello đã tổ chức vào lúc 15g ngày Chúa Nhật 14/11/2021 một buổi cầu nguyện toàn cầu. Đức Thánh Cha đã hiệp thông bằng một sứ điệp video đầy cảm động, trong đó ngài tuyên bố rằng « người nghèo là kho tàng của Giáo hội », « Chúa Giêsu cần các bạn để cứu độ thế giới », « có những vị thánh đang ẩn giấu nơi anh chị em ». Đặc biệt, ngài « xin lỗi anh chị em, nhân danh tất cả các Kitô hữu đã làm cho anh chị em bị tổn thương, đã phớt lờ anh chị em, đã sỉ nhục anh chị em ».