Posts Tagged ‘Di dân’
ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI CÁC TU SĨ DÒNG SCALABRINI TIẾP TỤC SỨ MẠNG CỦA HỌ BÊN CẠNH NGƯỜI DI CƯ
Thứ Bảy ngày 14/10/2023, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến các nhà truyền giáo là thành viên của dòng truyền giáo do thánh Jean-Baptiste Scalabrini thành lập. Ngài mời gọi họ khám phá lại đặc sủng của đấng sáng lập họ, trong việc phục vụ những người di cư, bằng cách bám rễ vào đời sống cầu nguyện và việc chầu Thánh Thể.
ĐỨC PHANXICÔ : CHIẾN TRANH LUÔN LÀ MỘT SAI LẦM, TRẺ EM SẼ CỨU CHÚNG TA
Trong một cuốn sách minh họa do Domenico Agasso, chuyên viên về Vatican của tờ nhật báo La Stampa của Turin, biên tập và được Mondadori xuất bản bằng tiếng Ý, Đức Thánh Cha đã trả lời các câu hỏi của trẻ em trên khắp thế giới. Qua đó, ngài mời gọi những người lớn, kể cả các nhà lãnh đạo các quốc gia, cần học hỏi từ các trẻ em.
NẠN NHÂN CHIẾN TRANH VÀ VIỆC CỨU TRỢ NGƯỜI DI CƯ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CỦA THƯỢNG HỘI ĐỒNG
Nghèo đói, di cư, các vụ lạm dụng, vai trò của phụ nữ và căn tính giới tính là trọng tâm công việc của Thượng hội đồng trong những giờ gần đây. Paolo Ruffini cho biết trong cuộc họp báo ngày 11 tháng 10, không có “sự phân cực”, nhưng có “trải nghiệm chia sẻ”.
NHẬP CƯ : ĐỨC BÊNÊĐÍCTÔ XVI VÀ ĐỨC PHANXICÔ CÓ THỰC SỰ PHÁT BIỂU KHÁC NHAU ?
Sau chuyến đi tới Marseille, nhiều bình luận đã đối lập Đức Phanxicô với Bênêđíctô XVI về vấn đề nhập cư. Nếu hai Đức Giáo hoàng không mâu thuẫn với nhau vì cả hai đều bảo vệ tư tưởng xã hội của Giáo hội, thì Đức Phanxicô đã đưa ra một sự chuyển hướng chưa từng có về vấn đề này.
LAUDATE DEUM, TỰA ĐỀ CỦA TÔNG HUẤN SẮP TỚI
Tiêu đề tông huấn tiếp theo của Đức Phanxicô sẽ là “Laudate Deum” (Hãy ngợi khen Thiên Chúa). Đức Thánh Cha đã đưa ra thông báo này khi nói chuyện với những người tham dự cuộc họp của các hiệu trưởng các trường đại học Châu Mỹ Latinh vào thứ Năm 21/9/2023, nơi ngài đề cập đến nhiều chủ đề khác nhau như di cư, biến đổi khí hậu, chính trị và sự loại trừ.
TẠI MARSEILLE, ĐỨC PHANXICÔ CẢNH GIÁC CHÂU ÂU CHỐNG LẠI « SỰ ĐẮM TÀU CỦA NỀN VĂN MINH »
Kết thúc Cuộc gặp ở Địa Trung Hải, vào thứ Bảy 23/9 tại Marseille, Đức Phanxicô đã đưa ra lời kêu gọi về “bước nhảy vọt của lương tâm để ngăn chặn sự đắm tàu của nền văn minh”. Trước Emmanuel Macron, ngài đã cầu xin “một số lượng lớn các cuộc nhập cư hợp pháp và thường xuyên” và chỉ trích mô hình đồng hóa người nước ngoài.
ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI MANG LẠI MỘT KHUÔN MẶT CHO NHỮNG NGƯỜI MẤT TÍCH TRÊN BIỂN
Trong cuộc gặp gỡ thứ hai trong ngày đầu tiên này tại thành phố Marseille, thứ Sáu 22/9, sau buổi cầu nguyện tôn kính Đức Mẹ tại Vương cung thánh đường Notre-Dame de la Garde, vào lúc 6 giờ chiều (23g VN), Đức Phanxicô đã hướng dẫn lễ tưởng niệm những người di cư và mất tích trên biển, để có giây phút mặc niệm cảm động với các vị lãnh đạo tôn giáo.
TẠI SAO ĐỨC PHANXICÔ ĐẤU TRANH HẾT MÌNH CHO VIỆC ĐÓN TIẾP NGƯỜI DI CƯ ?
Kể từ khi bắt đầu triều đại giáo hoàng của mình vào năm 2013, Đức Phanxicô đã không ngừng ủng hộ việc đón tiếp những người di cư. Một quan điểm càng trở nên thời sự hơn bởi sự xuất hiện ồ ạt của những người di cư đến Lampedusa trong những ngày gần đây và ngài cũng sẽ bảo vệ quan điểm này ở Marseille, vào thứ Sáu ngày 22 tháng 9 và thứ Bảy ngày 23 tháng 9.
DI DÂN : KHI ERIC ZEMMOUR VIỆN DẪN THÁNH AUGUSTINÔ CHỐNG LẠI ĐỨC PHANXICÔ
Là khách mời của mạng truyền hình BFMTV vào Chúa Nhật 17/9/2023, Éric Zemmour đã trả lời bằng một câu mà ông gán cho Thánh Augustinô để phản đối phát biểu của Đức Thánh Cha Phanxicô về việc đón tiếp người di cư.
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT 24 THƯỜNG NIÊN NĂM A : THA THỨ LÀ ĐIỀU KIỆN CĂN BẢN CỦA NGƯỜI KITÔ HỮU
“Tha thứ không phải là một việc tốt mà chúng ta có thể chọn làm hoặc không làm: tha thứ là điều kiện căn bản đối với những người Kitô hữu”. Đức Thánh Cha nhắc nhở như thế trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 17/9/2023, và đồng thời nhấn mạnh rằng “ngoài sự tha thứ thì không có hy vọng nào; ngoài sự tha thứ không có hòa bình. Tha thứ là dưỡng khí thanh lọc không khí hận thù, tha thứ là liều thuốc giải độc cho chất độc oán giận, là cách xoa dịu cơn giận và chữa lành biết bao căn bệnh tâm hồn đang làm ô nhiễm xã hội”.
“HERMANITO”, CUỐN SÁCH VỀ CUỘC PHIÊU LƯU CỦA IBRAHIMA BALDE, THƯỜNG ĐƯỢC ĐỨC PHANXICÔ TRÍCH DẪN
“Cuốn Hermnanito (Em Trai), các bạn hãy đọc nó và các bạn sẽ thấy bi kịch của những người di cư”. Trên chuyến bay đưa ngài trở về từ JMJ ở Lisbon vào Chúa Nhật ngày 6 tháng 8 năm 2023, Đức Phanxicô một lần nữa trích dẫn cuốn sách nhỏ này được xuất bản vào năm 2021 bởi Amets Arzallus, người đã kể lại cuộc phiêu lưu kéo dài ba năm của Ibrahima Balde giữa đất nước của anh, là Guinea, và Tây Ban Nha.
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI DI DÂN VÀ TỴ NẠN 2023 : TỰ DO CHỌN LỰA DI CƯ HAY Ở LẠI
« Di cư phải luôn là một chọn lựa tự do, nhưng trên thực tế, trong nhiều trường hợp, ngay cả ngày nay, cũng không được như thế ». Đức Phanxicô nhấn mạnh như thế trong Sứ điệp cho Ngày Thế giới Di dân và Tỵ nạn lần thứ 109, với tựa đề « Tự do chọn lựa di cư hay ở lại », sẽ được cử hành vào ngày 24/9/2023.
TẠI HUNGARY : GIỮA UCRAINA VÀ NGƯỜI DI CƯ, CÁCH ĐỨC PHANXICÔ DUY TRÌ SỰ CÂN BẰNG KHÓ KHĂN
Trong ba ngày tông du đến Budapest, 28-30/4/2023, Đức Phanxicô, giống như thủ tường Viktor Orban, đã lên án mọi « não trạng hiếu chiến », trong sự phê phán kín đáo về việc phương Tây phân phối vũ khí cho Ucraina. Đồng thời, ngài mạnh mẽ phê bình chính sách di dân của Hungary.
CÔNG BỐ CHỦ ĐỀ NGÀY THẾ GIỚI DI DÂN VÀ TỴ NẠN 2023 : « TỰ DO LỰA CHỌN GIỮA DI CƯ HOẶC Ở LẠI »
Cho Ngày thế giới di dân và tỵ nạn lần thứ 109, sẽ diễn ra vào ngày 24/9/2023, Đức Phanxicô đã chọn chủ đề « Tự do lựa chọn giữa di cư hoặc ở lại ». Chủ đề đã được công bố vào ngày 21/3/2023 trong một thông cáo của Bộ phục vụ sự phát triển con người toàn diện.
BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ PHONG THÁNH CHO CÁC CHÂN PHƯỚC SCALABRINI VÀ ZATTI : « ĐỪNG QUÊN TỪ KHÓA NÀY : CẢM ƠN ! »
Hôm Chúa Nhật 9/10/2022, Đức Phanxicô đã chủ tế thánh lễ phong thánh cho hai chân phước Giovanni Battista Scalabrini và Artemide Zatti trước sự diện diện của khoảng 50 000 tín hữu. Trong bài giảng của mình, ngài mời gọi các Kitô hữu đến lòng biết ơn, bước đi cùng nhau. Đặc biệt ngài tuyên bố : « Loại trừ người di cư là tội phạm ».
CÁC GIÁM MỤC ANH : « NGƯỜI XIN TỴ NẠN KHÔNG PHẢI LÀ HÀNG HÓA »
Quyết định của Luân Đôn gởi trả lại những người di cư Rwanda đến Anh bất hợp pháp đã gây ra phản ừng từ các Giám mục Anh quốc và Xứ Wales. Các ngài cho rằng một kế hoạch như thế « không giải quyết được gì », và nhắc lại lối tiếp cận của Đức Phanxicô : « Đón tiếp, bảo vệ, thăng tiến và hội nhập ».
KHÁNH THÀNH NGHĨA TRANG ĐẦU TIÊN DÀNH CHO NGƯỜI DI CƯ CHẾT TRÊN BIỂN Ở CALABRIA
« Một hành vi Kitô giáo và chính trị theo nghĩa cao quý nhất của thuật ngữ », nghĩa là được gợi hứng bởi việc bảo vệ công ích. Chính như thế mà Đức cha Fortunato Morrone của Calabria mô tả quyết định dành một không gian tang lễ đặc biệt cho những người tìm kiếm sự cứu rỗi qua đường biển, nhưng đã tìm thấy cái chết của mình ở đó.
TƯỢNG ĐÀI SỰ SỐNG NHẰM THỂ HIỆN VẺ ĐẸP VÀ SỰ THÁNH THIÊNG CỦA SỰ SỐNG
Đức TGM Paglia, chủ tịch Viện hàn lâm Tòa Thánh về sự sống, làm phép một tác phẩm điêu khắc mới mang tên “Tượng đài sự sống” vào ngày Chúa Nhật29/5/2022 ở Rôma. Bức tượng đồng của nghệ sĩ Timothy Paul Schmalz, người Canada, mô tả Đức Trinh Nữ Maria cùng với Chúa Hài Đồng chưa chào đời.
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI 2022 : LẮNG NGHE LÀ MỘT CHIỀU KÍCH CỦA TÌNH YÊU
« Lắng nghe là một chiều kích của tình yêu » và là « thành phần thiết yếu đầu tiên của đối thoại và của việc truyền thông tốt ». Đức Phanxicô nhắc nhớ như thế trong Sứ điệp cho Ngày Truyền thông xã hội lần thứ 56, có tựa đề « Lắng nghe bằng trái tim », được công bố hôm 24/1/2022 và sẽ được cử hành vào ngày 29/5/2022, một sứ điệp trong đó ngài mời gọi tái khám phá tầm quan trọng của việc lắng nghe trong xã hội và trong Giáo hội, và đưa ra nhiều chỉ dẫn hữu ích cho những ai tiếp xúc với các thông tin truyền thông mà ngài cảnh giác về « một đại dịch thông tin ».
ĐỨC CHA GIOVANNI BATTISTI SCALABRINI, TÔNG ĐỒ CỦA NGƯỜI DI CƯ VÀ CỦA SÁCH GIÁO LÝ, SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH
Đức Phanxicô triệu tập một hội nghị Hồng y về việc phong thánh cho chân phước và là nhà sáng lập dòng Truyền giáo thánh Carôlô Scalabrini, với sự miễn chuẩn phép lạ thứ hai. Trong sắc lệnh được công bố hôm 21/5 còn có việc phong chân phước cho một giáo dân người Tây Ban Nha và bảy Đấng đáng kính mới.