Posts Tagged ‘Di dân’
SỨ ĐIỆP CỦA ĐTC PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI DI DÂN VÀ TỴ NẠN 2022 : XÂY DỰNG TƯƠNG LAI CÙNG VỚI NGƯỜI DI CƯ VÀ TỴ NẠN
Trong Sứ điệp cho Ngày thế giới di dân và tỵ nạn lần thứ 108, sẽ được cử hành vào ngày 25/9/2022, Đức Phanxicô mời gọi không chỉ đón tiếp người di dân và tỵ nạn nhưng còn đánh giá cao sự hiện diện và đóng góp của họ.
TẠI ĐẤU TRƯỜNG COLISÉE, CÁC GIA ĐÌNH QUY TỤ DƯỚI THÁNH GIÁ CỦA CHÚA KITÔ
Đàng Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh, được Đức Phanxicô chủ sự, đã diễn ra tại đấu trường Colisée lúc 21g15 (giờ Rôma), ngày 15/4/2022, trước sự chứng kiến khoảng 10.000 tín hữu. Một số gia đình đã vác thánh giá suốt 14 chặng, theo nhịp của các bài suy niệm mà họ đã viết, làm chứng cho những hoàn cảnh thử thách như tàn tật, vô sinh, tang chế…. Chiến tranh ở Ucraina cũng được đề cập, với một gia đình người Ucraina và một gia đình người Nga thinh lặng cầu nguyện với cộng đoàn.
ĐỨC PHANXICÔ: “THẾ GIỚI ĐÃ CHỌN CAIN, NHƯNG THIÊN CHÚA KHÔNG BAO GIỜ NGỪNG CỨU CHÚNG TA”
Hôm 15/4/2022, Đức Phanxicô đã dành một cuộc phỏng vấn rộng rãi cho nhà báo Lorena Bianchetti, người Ý, của đại truyền hình RAI 1 của Nhà nước, và nói rằng, bất chấp cuộc chiến kinh hoàng ở Ucraina và những thảm kịch khác trên thế giới, lễ Phục Sinh này, chúng ta phải giữ niềm hy vọng của chúng ta, cho dù Thiên Chúa khiến chúng ta chờ đợi.
ĐỨC PHANXICÔ : ƠN GỌI CỦA GIÁO HỘI LÀ LOAN BÁO TIN MỪNG, KHÔNG PHẢI LÀ NHỮNG SỐ LIỆU
Với việc giảm sút ơn gọi, có « nguy cơ muốn tìm kiếm ơn gọi mà không có sự phân định thích đáng ». Đó là cảnh giác của Đức Thánh Cha được đưa ra trong buổi gặp gỡ với 38 linh mục tu sĩ dòng Tên ở Malta, ngày 3/4/2022. Bản văn buổi nói chuyện đã được phổ biến hôm 14/4/2022 trên « La Civiltà Cattolica ». Ngài cũng nhấn mạnh cần « những chủng sinh bình thường » và « những bề trên bình thường ». Và mô hình Giáo hội tương lai là “khiêm tốn hơn, nghèo khó hơn và ít chính trị hơn”.
ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NGƯỜI DI DÂN, Ở MALTA : « TÔI KHÔNG BAO GIỜ QUÊN ANH CHỊ EM ! »
Đến thăm một trung tâm dành cho người tỵ nạn ở Malta, Đức Phanxicô đã kêu gọi hôm 3/4/2022 đừng rơi vào « cái bẫy » của sự dửng dưng đối với hoàn cảnh của người di cư.
ĐỨC PHANXICÔ : « CHÚNG TA KHÔNG HỌC HỎI, CHÚNG TA THÍCH CHIẾN TRANH VÀ TINH THẦN CỦA CAIN »
Trong cuộc đối thoại với các phóng viên trên chuyến bay từ Malta về Rôma hôm 3/4/2022, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trả lời những cầu hỏi về khả năng một chuyến đi đến Kiev và về sự kinh hoàng của chiến tranh.
« Chúng ta không học hỏi ! Xin Chúa thương xót chúng ta, tất cả chúng ta, tất cả chúng ta đều có tội ! ». Đó là những lời của Đức Phanxicô với các phóng viên trên chuyến bay trở về Rôma.
ĐỨC PHANXICÔ NHẮC NHỞ Ở MALTA : NHÂN LOẠI LÀ TRÊN HẾT
« Ước mong Malta tiếp tục thổi bùng niềm hy vọng » : Đức Phanxicô, trong bài phát biểu trước chính quyền Malta, đã ca ngợi tấm gương mà quần đảo đại diện cho nhiều dân tộc. Ngài đã nhấn mạnh những vấn đề đặc trưng của xã hội Malta và nhắc lại tính cấp bách của một hành động chung để bảo vệ môi trường, trước khi phê bình gay gắt cuộc chiến tranh đang diễn ra ở Ucraina và cuộc chạy đua vũ trang.
DI DÂN : NHỮNG CHỈ DẪN MỚI CỦA TÒA THÁNH VỀ MỤC VỤ LIÊN VĂN HÓA
Được công bố hôm 22/3/2022 bởi phân bộ Di dân và Tỵ nạn của Bộ phục vụ sự phát triển con người toàn diện, một văn kiên do Đức Thánh Cha viết lời tựa đã đề nghị những đường hướng để « phát triển nền văn hóa gặp gỡ » và một Giáo hội ngày càng bao hàm hơn, trước những thách đố của việc di cư.
UCRAINA : ĐỐI MẶT VỚI « SỰ LẠM DỤNG QUYỀN LỰC TAI ÁC », ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI ĐỐI THOẠI
Một sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô được công bố hôm 18/3/2022 nhân dịp khai mạc Ngày Xã hội Công giáo Châu Âu, diễn ra ở Bratislava cho đến Chúa Nhật, về chủ đề « Châu Âu vượt qua đại dịch, một xuất phát mới ». Đức Thánh Cha đề cập đến cuộc chiến tranh hiện nay giữa Ucraina và Nga, và đồng thời kêu gọi Châu Âu hướng đến một đà nhiệt huyết mới ở bình diện chính trị và xã hội. Đối với ngài, Kitô hữu có một chứng tá phải mang lại, chứng tá của bác ái Tin Mừng.
ĐỨC PHANXICÔ : CẦN CÓ MỘT LỜI NGÔN SỨ VỀ BẤT BẠO ĐỘNG
Hôm 24/2/2022, Đức Phanxicô đã trải qua hơn một giờ đối thoại trực tuyến với các sinh viên của các đại học Bắc, Nam và Trung Mỹ. Bi kịch di dân, việc chăm sóc công trình tạo dựng và một Giáo hội hiệp hành…nằm trong cuộc đối thoại với các bạn trẻ. Đức Thánh Cha cũng đã tố giác bạo lực hủy diệt.
CHỦ ĐỀ NGÀY THẾ GIỚI DI DÂN VÀ TỴ NẠN 2022
« Xây dựng tương lai với người di cư và tỵ nạn » sẽ là chủ đề của Ngày Thế giới Di dân và Tỵ nạn lần thứ X sắp đến, sẽ được cử hành vào Chúa Nhật 25/9/2022.
BÀI GIÁO LÝ VỀ THÁNH GIUSE – BÀI 12. THÁNH GIUSE, QUAN THẦY CỦA GIÁO HỘI HOÀN VŨ
Trong buổi tiếp kiến chung hôm 16/2/2022, Đức Thánh Cha kết thúc chu kỳ các bài giáo lý về thánh Giuse bằng bài bàn về « Thánh Giuse, Quan Thầy của Giáo hội hoàn vũ », qua đó ngài cho thấy thánh Giuse canh giữ Chúa Giêsu và Đức Maria thế nào, thì ngày nay thánh nhân cũng canh giữ Giáo hội như vậy, « bởi vì Giáo hội nối dài Thân Thể của Chúa Kitô trong lịch sử, và đồng thời trong tình mẫu tử của Giáo hội được phát họa tình mẫu tử của Đức Maria ».
ĐỨC PHANXICÔ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN ĐÀI RAI : « CHIẾN TRANH LÀ ĐIỀU VÔ NGHĨA », « ÓC GIÁO SĨ TRỊ LÀ SỰ BẠI HOẠI TRONG GIÁO HỘI», “ĐƯỢC THA THỨ LÀ MỘT QUYỀN CỦA CON NGƯỜI”
Đức Phanxicô, khách mời của chương trình RAI « Che temp che fa » vào tối Chúa Nhật 6/2/2022, đã đề cập nhiều chủ đề với nhà báo Fabio Fazio, và đặc biệt khả năng của ngài chịu đựng gánh nặng của rất nhiều câu chuyện đau khổ và nỗi đau đớn không thể diễn tả được : « Toàn thể Giáo hội giúp đỡ tôi ».
CUỘC PHỎNG VẤN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG VỚI OSSERVATORE ROMANO : THÁNH GIUSE, MỘT HÌNH MẪU CHO NHỮNG NGƯỜI CHA
Đức Phanxicô đã dành một buổi phỏng vấn cho truyền thông Vatican về vài trò làm cha mẹ trong thời đại dịch này và về chứng tá của thánh Giuse, “con người của gian khó”, một mẫu gương về sức mạnh và dịu dàng đối với những người cha ngày nay. Đức Thánh Cha nhấn mạnh : các bậc cha mẹ đón nhận mọi thách thức đối với con cái mình là những anh hùng.
VẮC-XIN, DI DÂN, « HỦY BỎ VĂN HÓA »…NHỮNG LO LẮNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ VỀ TÌNH TRẠNG THẾ GIỚI
Không che giấu những lo lắng của mình, Đức Phanxicô đã khai triển, hôm 10/1/2022, trước các nhà ngoại giao trên toàn thế giới, những mối bận tậm của mình đối với thế giới. Trong số đó : vắc-xin, di dân, sở hữu vũ khí. Lần đầu tiên, ngài bày tỏ sự lo lắng về việc « hủy bỏ văn hóa ».
BÀI GIÁO LÝ VỀ THÁNH GIUSE. BÀI 5. THÁNH GIUSE, NGƯỜI DI CƯ CAN ĐẢM VÀ BỊ BÁCH HẠI
Đức Phanxicô tiếp tục loạt bài giáo lý về thánh Giuse trong buổi tiếp kiến chung hôm 29/12/2021, trong đó ngài trình bày thánh Giuse như là một người di cư can đảm và bị bách hại.
ĐỨC HỒNG Y PETER TURKSON KẾT THÚC NHIỆM KỲ TỔNG TRƯỞNG CỦA BỘ PHỤC VỤ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN
Trưa ngày 23/12/2021, một thông cáo của Văn phòng báo chí Tòa Thánh cho biết quyết định của Đức Thánh Cha can thiệp « vào lúc hết hạn 5 năm hoạt động đầu tiên với quy chế thử nghiệm » Bộ phục vụ sự phát triển con người toàn diện, được thiết lập vào năm 2016, như là « kết quả của việc hợp nhất bốn Hội đồng Tòa Thánh có từ trước ».
ĐỨC PHANXICÔ: CẦN PHẢI ĐÓN TIẾP, ĐỒNG HÀNH, THĂNG TIẾN VÀ HỘI NHẬP NGƯỜI DI CƯ
“Hãy nghĩ lại vào thời kỳ bạn là một di dân và người ta không muốn để cho bạn vào. Chính bạn muốn thoát khỏi đất nước của bạn và bây giờ chính bạn muôn xây dựng các bức tường. Bởi vì những người xây dựng các bức tường đánh mất ý thức về lịch sử, lịch sử của mình.” Đức Phanxicô trả lời như thế cho câu hỏi của phóng viên Manuel Schwarz , trên chuyến bay từ Hy Lạp trở về Rôma hôm 6/12/2021, liên quan đến vấn đề di dân. Và ngài kêu gọi cần phải “đón tiếp, đồng hành, thăng tiến và hội nhập” người di cư.
Ở ATHENS, BÀI HỌC VỀ DÂN CHỦ CỦA ĐỨC PHANXICÔ
Khi đến Athens hôm 4/12, Đức Phanxicô đã đưa ra lời kêu gọi lo lắng cho một Châu Âu « bị chia xé » bởi « những thói ích kỷ dân tộc chủ nghĩa » và đồng thời kêu gọi mở ra cho siêu việt cũng như có một « nền chính trị tốt ».
ĐỨC PHANXICÔ Ở SÍP : HÀNH TRÌNH CỦA NGƯƠI DI CƯ TẠO NÊN « MỘT CHẾ ĐỘ NÔ LỆ TOÀN CẦU »
Vào ngày thứ hai của cuộc tông dung đến Síp và Hy Lạp, hôm 3/6/2021, bằng những lời rất mạnh, Đức Phanxicô đã phê phán sự dửng dưng của Tây phương đối với số phận của người di cư. Và ngài đã kêu gọi tình liên đới Châu Âu để không để cho các nước nhỏ của Châu Âu ở tiền tuyến.