Posts Tagged ‘Đối-thoại-liên-tôn’
THƯỢNG HỘI ĐỒNG, CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI TRONG GIÁO HỘI
ĐHY Matteo Zuppi, chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý, Đức cha Manuel Nin Güell, giám mục tông tòa cho người Công giáo theo nghi thức Byzantine ở Hy Lạp, cha Timothy Radcliffe và Nữ tu Nathalie Becquart, phó thư ký của Ban Tổng Thư ký Thượng Hội đồng, đã tham gia cuộc họp báo hằng ngày vào thứ Hai 21/10/2024 về tiến độ công việc của Thượng hội đồng. Nội dung của dự thảo Văn kiện cuối cùng đã được trình bày cho các tham dự viên.
ĐÊM CẦU NGUYỆN ĐẠI KẾT: BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
Trước sự hiện diện của các thành viên Thượng Hội đồng và đại diện của các niềm tin Kitô khác nhau, Đức Phanxicô đã chủ sự buổi canh thức cầu nguyện đại kết được cộng đồng Taizé tổ chức vào tối thứ Sáu ngày 11/10/2024 tại Quảng trường các vị Tuẫn đạo tiên khởi ở Vatican. Trong bài giảng của mình, ngài cảnh giác “gương xấu gây chia rẽ giữa các Ki-tô hữu, không cùng nhau làm chứng cho Chúa Giê-su” và đồng thời bày tỏ hy vọng rằng “Thượng Hội đồng này là một cơ hội để thực hiện tốt hơn, để vượt qua những bức tường vẫn còn tồn tại giữa chúng ta”, để “trở nên những môn đệ thừa sai của Đức Ki-tô, với một sứ mạng chung”.
TÍNH HIỆP HÀNH VÀ ĐỐI THOẠI ĐẠI KẾT: MỘT CON ĐƯỜNG DUY NHẤT
Cuộc họp báo vào thứ Năm ngày 10/10/2024 về công việc của đại hội Thượng hội đồng về tính hiệp hành đã tập trung vào chủ đề hiệp nhất Kitô giáo. ĐHY Koch, Giáo trưởng Chính thống giáo Job, Đức Giám mục Anh giáo Warner và bà Mục sư Graber của giáo hội Mennonite là khách mời tại cuộc họp. Ngày mai, một buổi cầu nguyện đại kết với cộng đồng Taizé sẽ diễn ra tại Vatican.
ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CÓ CHỐI BỎ CHÚA GIÊSU KHÔNG ?
Gần đây, các phương tiện truyền thông dường như bùng nổ với tuyên bố của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Singapore trong một cuộc đối thoại liên tôn, khiến nhiều người nói rằng Đức Thánh Cha đã phủ nhận Chúa Giêsu Kitô là ĐƯỜNG, bởi vì trong Gioan 14, 6 có viết rằng “Chúa Giêsu là đường, là sự thật và là sự sống,” và “không ai đến được với Chúa Cha mà không qua Chúa Giêsu.”
SINGAPORE: ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI KHẢ NĂNG ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN CỦA GIỚI TRẺ SINGAPORE
Chính trong khung cảnh hài hòa của khán phòng của Trường Cao đẳng Công giáo, Đức Phanxicô đã kết thúc chuyến tông du tới Singapore vào thứ Sáu ngày 13/9/2024. 600 sinh viên từ 50 trường học và các tổ chức liên tôn trong thành phố đã lắng nghe lời kêu gọi đoàn kết tôn giáo của Đức Thánh Cha. Ngài khen ngợi khả năng đối thoại liên tôn của giới trẻ và đồng thời lưu ý rằng các tôn giáo là những con đường dẫn đến Thiên Chúa.
GẶP GỠ LIÊN TÔN: TẠO NÊN MỐI LIÊN KẾT GIỮA NHỮNG KHÁC BIỆT
Đức Thánh Cha Phanxicô đã được đại giáo sĩ Hồi giáo Nasaruddin Umar chào đón, hôm 5/9/2024, tại đền thờ Hồi giáo Istiqlal ở Jakarta trong một cuộc gặp gỡ dưới dấu hiệu tình huynh đệ giữa Kitô hữu và người Hồi giáo ở Indonesia. Một tuyên bố chung đã được ký kết nhằm tăng cường sự hợp tác giữa các tôn giáo, thúc đẩy đối thoại khi đối mặt với khủng hoảng, và để bảo vệ Công trình Tạo dựng.
ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI TINH THẦN HUYNH ĐỆ CỦA XÃ HỘI INDONESIA
Được chào đón, sáng ngày 4/9/2024, tại dinh tổng thống ở Jakarta, bởi hàng trăm trẻ em trong trang phục truyền thống, Đức Phanxicô đã có bài phát biểu đầu tiên tại Indonesia, trước vị nguyên thủ quốc gia, các đại diện xã hội dân sự và ngoại giao đoàn, trong đó ngài ca ngợi tinh thần huynh đệ của xã hội Indonesia và cầu chúc người dân Indonesia phát triển trong đức tin, tình huynh đệ và lòng trắc ẩn.
SỨ MẠNG TRUYỀN GIÁO TẠI CHÂU Á, MỘT CUỘC HỘI NHẬP VĂN HÓA THEO BƯỚC CHÂN CỦA CÁC CHỨNG NHÂN VĨ ĐẠI CỦA ĐỨC TIN
Triều đại giáo hoàng của Đức Phanxicô được đánh dấu bằng niềm say mê loan báo Tin Mừng và mong muốn cải cách Giáo hội theo hướng truyền giáo. Và hành trình Châu Á và Châu Đại Dương do Đức Thánh Cha thực hiện hoàn toàn nhất quán nằm trong chiều hướng truyền giáo này. Ngày nay, tự quản và hưng thịnh, các Giáo hội trẻ của bốn quốc gia được viếng thăm đã làm phong phú cho Giáo hội hoàn vũ bằng chứng tá của mình. Cha Gilles Berceville, Giám đốc Viện Lịch sử Truyền giáo của Học viện Công giáo Paris, đề cập đến những biến đổi của sứ mạng truyền giáo tại Châu Á.
TRUNG TÂM ĐA TÍN NGƯỠNG CỦA THẾ VẬN HỘI OLYMPIC, CHỨNG TÁ CHO TINH THẦN OLYMPIC
Như với mỗi “Thế vận hội Olympic”, một trung tâm đa tín ngưỡng cho phép các vận động viên sống đức tin của mình với sự đồng hành từ các tuyên úy của năm tôn giáo lớn. Một nơi cũng thể hiện tinh thần Olympic, Đức Cha Emmanuel Gobilliard, đại diện tại Thế vận hội Olympic của Hội đồng Giám mục Pháp, nhấn mạnh.
CUỘC GẶP GỠ HIROSHIMA: ĐỨC PHANXICÔ MONG MUỐN TRÍ TUỆ NHÂN TẠO PHỤC VỤ HÒA BÌNH
Ngày 9 và 10 tháng Bảy này tại Hiroshima, Nhật Bản, một sự kiện liên tôn mang tính lịch sử đang diễn ra: tại địa điểm bị tàn phá bởi quả bom nguyên tử đầu tiên vào năm 1945, 16 nhà lãnh đạo của các tôn giáo chính đã ký Lời kêu gọi Rôma về đạo đức đối với trí tuệ nhân tạo (AI). Một cơ hội để Đức Phanxicô nhắc lại rằng đổi mới công nghệ phải đi đôi với hòa bình, với sự tôn trọng phẩm giá con người.
PHẬT GIÁO VÀ CÔNG GIÁO ĐƯỢC MỜI GỌI CỘNG TÁC VÌ HÒA BÌNH
Trước phái đoàn tăng sĩ Thái Lan, Đức Phanxicô gợi lên Trái đất và nhân loại bị tổn thương, đồng thời nhắc lại việc các truyền thống tôn giáo sẵn sàng làm việc cùng nhau có thể mang lại tia hy vọng như thế nào. Ngài kêu gọi luôn luôn “khơi lại đối thoại và hợp tác” với Giáo hội cũng như các tổ chức khác để thúc đẩy một tình bạn vốn hỗ trợ hòa bình và tình huynh đệ.
KITÔ HỮU VÀ PHẬT TỬ CÙNG NHAU TIẾN BƯỚC VÌ HÒA BÌNH
Nhân dịp đại lễ Vesak, Bộ Đối thoại Liên tôn đã công bố sứ điệp gửi tới hàng triệu Phật tử trên khắp thế giới. Được ký bởi ĐHY Tổng trưởng Miguel Ángel Ayuso Guixot, sứ điệp đưa ra một sự đối chiếu giữa truyền thống Phật giáo và Công giáo: cả hai đều dựa vào sự kiên cường và hòa giải để thúc đẩy hòa bình.
ĐỨC PHANXICÔ KHUYẾN KHÍCH CÁC KITÔ HỮU HƯỚNG TỚI SỰ HIỆP NHẤT “ĐỂ THẾ GIỚI TIN”
Trong buổi cử hành Kinh Chiều II bế mạc Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô hữu tại Vương cung thánh đường Thánh Phaolô Ngoại Thành, Đức Phanxicô đã khuyến khích các Kitô hữu gạt bỏ “tính trung tâm của các ý tưởng của chúng ta để tìm kiếm tiếng nói của Chúa và để sáng kiến và chỗ đứng cho Ngài”, bằng cách ưu tiên cầu nguyện và phục vụ, được thực hành cùng nhau. Đức Phanxicô cảnh giác các Giáo hội “bị rào cản”, từ đó “bất trung” với Tin Mừng.
CÁCH ĐÂY 60 NĂM, CUỘC GẶP GỠ Ở GIÊ-RU-SA-LEM ĐÃ LÀM THAY ĐỔI CẢ THIÊN NIÊN KỶ
Đức Giáo hoàng Phao-lô VI và Đức Thượng phụ Đại kết Athenagoras đã gặp nhau ở sườn núi Oliu vào tháng 1 năm 1964.
ĐỨC PHANXICÔ KÝ TUYÊN NGÔN LIÊN TÔN CHO COP28
Đức Thánh Cha Phanxicô đã ký tuyên ngôn liên tôn được soạn thảo dịp hội nghị thượng đỉnh thế giới của các nhà lãnh đạo tôn giáo về biến đổi khí hậu, tại Abu Dhabi vào đầu tháng 11, và có sự tham dự của Đức Hồng y Quốc Vụ Khanh Pietro Parolin. Tài liệu đã được bàn giao cho chủ tịch COP28, tiến sĩ Sultan Al Jaber.
KITÔ HỮU VÀ PHẬT TỬ, CÙNG NHAU ĐỂ CHỮA LÀNH MỘT NHÂN LOẠI BỊ TỔN THƯƠNG
Vào cuối cuộc hội thảo chuyên đề Phật giáo-Kitô giáo lần thứ 7, được tổ chức tại Thái Lan từ ngày 13-16/11/2023, đại diện của hai tôn giáo đã liệt kê trong một tuyên bố chung các bước cần thiết để hành động chung, từ đối thoại đến hợp tác.
ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN TẠI BANGKOK, HỘI THẢO PHẬT GIÁO – KITÔ GIÁO LẦN THỨ 7
Phật tử và Kitô hữu ở Đông Nam Á, cũng như từ Hàn Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản, đã tập trung từ ngày 13-16 /11/2023 tại Bangkok để trao đổi và xác định các hành động liên tôn chung cần được thực hiện nhằm “chữa lành vết thương của nhân loại và hành tinh”. Phiên bản thứ bảy của hội thảo này được tổ chức một phần bởi Bộ Đối thoại Liên tôn.
THƯỢNG HỘI ĐỒNG: NHỮNG TIẾNG NÓI KITÔ GIÁO KHÁC, VUI MỪNG ĐƯỢC CHIA SẺ CON ĐƯỜNG NÀY
Đại hội THĐ hiện đang làm việc về văn kiện tổng hợp sẽ được công bố vào Thứ Bảy ngày 29 tháng 10 sau khi phê duyệt và phổ biến Thư gửi Dân Chúa vào chiều Thứ Tư. Điều này đã được công bố bởi Paolo Ruffini, Tổng trưởng Bộ Truyền thông và Chủ tịch Ủy ban Thông tin, và Sheila Pires, thư ký của cùng Ủy ban, trong cuộc họp thông tin vào thứ Năm 26/10/2023 – với điểm nhấn mạnh mẽ “đại kết” – tại Văn phòng Báo chí của Tòa Thánh.
“ĐỐI VỚI NGƯỜI DO THÁI CHÚNG TÔI, THIÊN CHÚA ĐÃ “NHẬP THỂ” TRONG LỜI THÁNH KINH”
Vài ngày trước vụ thảm sát xảy ra ở Israel, giáo sĩ Rivon Krygier đã dành cho nhật báo La Croix cuộc phỏng vấn này. Giáo sĩ nói với chúng ta, những dòng sau đây, không có mối liên hệ trực tiếp đến các sự kiện hiện tại, tuy nhiên vẫn giữ được ý nghĩa tâm linh của chúng, ngay cả vì những sự kiện bi thảm.
ĐÊM CANH THỨC CẦU NGUYỆN ĐẠI KẾT : SỰ THINH LẶNG, THIẾT YẾU CHO ĐỜI SỐNG GIÁO HỘI
Vài ngày trước khi khai mạc phiên họp đầu tiên của Thượng hội đồng Giám mục thông thường lần thứ XVI, thứ Tư ngày 4 tháng 10, Quảng trường thánh Phêrô đã đón tiếp một buổi cầu nguyện đại kết, trong đó Đức Phanxicô đã phát biểu, nhắc lại tầm quan trọng của sự thinh lặng trong đời sống tín hữu và Giáo hội. Buổi canh thức cầu nguyện được tổ chức để phó thác những người tham dự Thượng Hội đồng cho Chúa Thánh Thần.