Posts Tagged ‘Hòa-bình’
SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
Nhân Ngày Thế giới Hòa bình lần thứ 58, được cử hành vào ngày 1/1/2025, Đức Phanxicô đã liên kết mục tiêu hòa bình với suy tư về chủ đề trọng tâm của Năm Thánh sắp tới về Niềm hy vọng bằng cách lưu ý đến món nợ nước ngoài và nợ sinh thái, cũng như nhắc lại lời kêu gọi cấp thiết của ngài về việc tha nợ vốn không chỉ là vấn đề liên đới mà còn là công lý, về tôn trọng sự sống, nhất là xóa bỏ án tử hình, và đồng thời về giảm chi tiêu quân sự
ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
Hơn cả một bức thư gửi cho Sứ thần Tòa thánh ở Kiev, đó là một lời kêu cầu Thiên Chúa mà Đức Phanxicô gửi vào ngày 19 tháng 11, ngày thứ 1000 của cuộc chiến ở Ucraina, để Ngài hoán cải các tâm hồn và làm cho họ có khả năng dấn thân vào con đường đối thoại, hòa giải và hòa hợp. Trong bản văn này, Đức Thánh Cha hòa vào tiếng kêu thấu Trời của các nạn nhân của cuộc xung đột.
SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
Một ngàn ngày sau khi bắt đầu cuộc chiến ở Ucraina, vẫn rất khó xác định chính xác số lượng nạn nhân, cả dân sự và quân sự. Theo những ước tính đáng tin cậy nhất, hàng trăm nghìn người đã thiệt mạng và gần 11 triệu người phải di dời hoặc tỵ nạn.
ĐHY PAROLIN GỬI LỜI CHÚC TỐT ĐẸP NHẤT TỚI TRUMP VỀ CHIẾN THẮNG BẦU CỬ
Phát biểu với các phóng viên bên lề một sự kiện tại Đại học Grêgôriô, ĐHY Quốc vụ khanh bày tỏ hy vọng rằng Trump, Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ, sẽ cầm quyền một cách khôn ngoan, “bởi vì đây là nhân đức chính của các nhà lãnh đạo theo Thánh Kinh”.
“THẦY ĐẾN KHÔNG PHẢI ĐỂ ĐEM BÌNH AN, NHƯNG ĐỂ ĐEM GƯƠM GIÁO”: CHÚA GIÊSU CÓ BẠO LỰC KHÔNG?
Chúa Giêsu nói trong Tin Mừng theo Thánh Matthêu: “Thầy đến không phải để đem bình an, nhưng để đem gươm giáo”. Xét từ bối cảnh của nó, câu này có vẻ mâu thuẫn với hình ảnh bất bạo động của Chúa Kitô. Chúa Giêsu không đến để rao giảng hòa bình sao? Các yếu tố giải thích.
TỔNG THỐNG UCRAINA ĐƯỢC TIẾP KIẾN LẦN THỨ BA TẠI VATICAN
Đến Vatican hơi muộn, được hộ tống bởi nhiều phương tiện trong một chiếc xe bọc thép ở Rôma, nguyên thủ quốc gia Ucraina đã được Đức Phanxicô tiếp đón lần thứ ba vào thứ Sáu tuần này, ngày 11 tháng 10 tại Dinh Tông Tòa. Vào cuối cuộc nói chuyện kéo dài 35 phút, Volodymyr Zelensky đã tặng Đức Thánh Cha một bức tranh về vụ thảm sát Boutcha như một món quà. Sau đó, tổng thống đã nói chuyện với các thành viên của Phủ Quốc vụ khanh về cách đạt được “nền hòa bình công bằng và ổn định” ở Ucraina.
THƯ CỦA ĐỨC PHANXICÔ GỬI NGƯỜI CÔNG GIÁO TRUNG ĐÔNG
Anh chị em thân mến,
Tôi đang nghĩ đến anh chị em và tôi cầu nguyện cho anh chị em. Tôi muốn liên kết với anh chị em trong ngày buồn này. Một năm trước, ngọn lửa hận thù đã bùng lên; nó không lụi tàn nhưng còn bùng phát thành một vòng xoáy bạo lực, trước sự bất lực đáng xấu hổ của cộng đồng quốc tế và các quốc gia hùng mạnh nhất trong việc làm im lặng vũ khí và chấm dứt thảm kịch chiến tranh.
DƯỚI CÁI NHÌN YÊU THƯƠNG CỦA ĐỨC MARIA, ĐỨC PHANXICÔ CẦU XIN HÒA BÌNH TRÊN THẾ GIỚI
“Xin Mẹ chuyển cầu cho thế giới chúng con đang lâm nguy, để nó có thể bảo vệ sự sống và loại bỏ chiến tranh.” Chính với những lời đầy hy vọng này mà Đức Phanxicô đã hướng về Đức Maria vào đầu buổi tối Chúa Nhật ngày 6 tháng Mười để cầu xin hòa bình cho thế giới bị tàn phá bởi sự bất công và chiến tranh này, trong sự hiệp thông với các Kitô hữu bằng cách lần hạt Mân Côi, tại Vương cung thánh đường Đức Bà Cả.
SẮP KHÁNH THÀNH VIỆN BẤT BẠO ĐỘNG Ở RÔMA
Vài ngày trước khi khai mở Viện Bất bạo động Pax Christi tại Rôma, ĐHY Robert McElroy nói với Vatican News rằng tất cả các hình thức bạo lực đều trái ngược với Tin Mừng và các Kitô hữu phải vượt qua sự mù quáng trước những xung đột đang hoành hành ở một số nơi trên thế giới.
ĐỨC PHANXICÔ: “CHIẾN TRANH Ở GAZA, QUÁ ĐÁNG LẮM RỒI! KHÔNG CÓ BƯỚC NÀO ĐƯỢC THỰC HIỆN VÌ HÒA BÌNH”
Trên chuyến bay từ Singapore trở về Rôma ngày 13/9/2024, Đức Phanxicô đã trả lời các nhà báo đi cùng ngài và nói về thảm kịch thường dân thiệt mạng. Về cuộc bầu cử Mỹ: giữa Harris và Trump, ngài kêu gọi mọi người hãy lựa chọn theo lương tâm. Đức Thánh Cha cũng lên án rõ ràng việc phá thai cũng như việc từ chối người di cư. Ngài hoan nghênh thỏa thuận với Bắc Kinh: Trung Quốc là một lời hứa và một niềm hy vọng cho Giáo hội.
GẶP GỠ LIÊN TÔN: TẠO NÊN MỐI LIÊN KẾT GIỮA NHỮNG KHÁC BIỆT
Đức Thánh Cha Phanxicô đã được đại giáo sĩ Hồi giáo Nasaruddin Umar chào đón, hôm 5/9/2024, tại đền thờ Hồi giáo Istiqlal ở Jakarta trong một cuộc gặp gỡ dưới dấu hiệu tình huynh đệ giữa Kitô hữu và người Hồi giáo ở Indonesia. Một tuyên bố chung đã được ký kết nhằm tăng cường sự hợp tác giữa các tôn giáo, thúc đẩy đối thoại khi đối mặt với khủng hoảng, và để bảo vệ Công trình Tạo dựng.
ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI TINH THẦN HUYNH ĐỆ CỦA XÃ HỘI INDONESIA
Được chào đón, sáng ngày 4/9/2024, tại dinh tổng thống ở Jakarta, bởi hàng trăm trẻ em trong trang phục truyền thống, Đức Phanxicô đã có bài phát biểu đầu tiên tại Indonesia, trước vị nguyên thủ quốc gia, các đại diện xã hội dân sự và ngoại giao đoàn, trong đó ngài ca ngợi tinh thần huynh đệ của xã hội Indonesia và cầu chúc người dân Indonesia phát triển trong đức tin, tình huynh đệ và lòng trắc ẩn.
ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN CHO NHỮNG NGƯỜI HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO
Nhân Ngày Cứu trợ Nhân đạo Thế giới, Thứ Hai, ngày 19 tháng Tám, Đức Phanxicô kêu gọi cầu nguyện cho những người hoạt động nhân đạo, những người thể hiện tình huynh đệ bằng cách liều mạng sống để giúp đỡ người khác.
RIMINI: ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI HÃY TRỞ LẠI VỚI ĐIỀU CỐT YẾU ĐỂ BẢO VỆ HÒA BÌNH VÀ TÌNH HUYNH ĐỆ
Cuộc hội ngộ Rimini về tình bạn giữa các dân tộc lần thứ 45 được tổ chức từ ngày 20 đến ngày 25 tháng Tám và năm nay quy tụ các đại diện của giới chính trị, xã hội dân sự và tôn giáo xoay quanh câu hỏi sau: “Nếu chúng ta không tìm kiếm điều cốt yếu, vậy chúng ta tìm kiếm điều gì?” Đức Phanxicô, trong thông điệp gửi đến các tham dự viên, đã trả lời : Thiên Chúa, tình yêu tha nhân, hòa bình và tình huynh đệ.
ĐHY BO: CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ SẼ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÁC DÂN TỘC CHÂU Á
Trong cuộc phỏng vấn với truyền thông Vatican, chủ tịch Liên Hội đồng Giám mục Châu Á đã nói về tầm quan trọng của chuyến tông du của Đức Thánh Cha tới Đông Nam Á và Châu Đại Dương. Từ ngày 2 đến ngày 13 tháng Chín, trong khuôn khổ chuyến tông du lần thứ 45 của mình, Đức Phanxicô sẽ thăm Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor và Singapore.
THA THỨ VÀ HÒA BÌNH: CHỦ ĐỀ CỦA NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
Hôm thứ Năm ngày 8/8/2024, Bộ Phục vụ sự Phát triển Con người Toàn diện đã công bố chủ đề của Ngày Thế giới Hòa bình sẽ diễn ra vào ngày 1 tháng 1 năm 2025: “Xin tha thứ cho những xúc phạm của chúng con: xin ban bình an cho chúng con”. Lấy cảm hứng từ Năm Thánh, Đức Phanxicô muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hoán cải cá nhân để mang lại hòa bình đích thực.
TẠI LIÊN HỢP QUỐC, TÒA THÁNH TÁI KHẲNG ĐỊNH DẤN THÂN XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA HÒA BÌNH
Phát biểu tại Diễn đàn cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc về Văn hóa hòa bình, Đức cha Gabriele Caccia, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên hợp quốc ở New York, đã nêu rõ rằng khái niệm hòa bình được tóm tắt trong bốn từ : sự thật, công lý, bác ái và tự do.
TÒA THÁNH NÓI VỀ THẾ VẬN HỘI OLYMPIC 2024: MỘT SỐ CẢNH XÚC PHẠM CÁC TÍN HỮU
Tòa Thánh bày tỏ nỗi buồn trước một số cảnh tượng tại lễ khai mạc Thế vận hội, “một sự kiện danh giá trong đó toàn thế giới đoàn kết xung quanh những giá trị chung” và trong đó “không nên có những ám chỉ chế nhạo niềm tin tôn giáo của nhiều người”.
ĐỨC CHA GOBILLIARD NÓI VỀ OLYMPIC 2024: “QUYỀN BÁNG BỔ KHÔNG CÓ CHỖ TRONG KHUÔN KHỔ THẾ VẬN HỘI”
Trong thông cáo báo chí, HĐGM Pháp bày tỏ sự khó chịu với những cảnh tượng nhạo báng Kitô giáo trong lễ khai mạc Thế vận hội Olympic Paris 2024. Đức cha Emmanuel Gobilliard, Giám mục giáo phận Digne và là đại biểu của Giáo hội Công giáo ở Pháp tham dự Thế vận hội Olympic, phân tích với nhật báo La Croix lý do tại sao cảnh tượng này lại xúc phạm đến vậy trong giới Kitô giáo, ở Pháp và nước ngoài.
TÒA THÁNH BÁO ĐỘNG VỀ VIỆC TỰ HÀNH HÓA CỦA CÁC HỆ THỐNG VŨ KHÍ HẠT NHÂN
Trong khi ủy ban trù bị thứ hai của hội nghị xem xét Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (TNP) năm 2026 đang được tổ chức tại Genève cho đến ngày 2/8/2024, đại diện của Đức Thánh Cha tại các tổ chức quốc tế đã cảnh báo về mối nguy hiểm và sự phổ biến vũ khí hạt nhân. Ngài cũng lo ngại về nguy cơ lớn hơn trong việc sử dụng vũ khí hạt nhân do việc sử dụng các bộ phận tự hành mới.