Posts Tagged ‘Nhân-phẩm’
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO LẦN THỨ VIII (2024) : TRỞ THÀNH BẠN HỮU CỦA NGƯỜI NGHÈO
Trong Năm Cầu Nguyện này, “chúng ta phải biến lời cầu nguyện của người nghèo thành của chúng ta và cầu nguyện với họ”, trở thành “bạn hữu” với họ, với “tâm hồn khiêm nhường”.
ĐỐI VỚI TÒA THÁNH, NẠN PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC TRỰC TUYẾN ĐÒI HỎI MỘT QUY ĐỊNH MỚI
Trong bài tham luận vào thứ Năm ngày 7/11/2024, trong cuộc tranh luận về việc loại bỏ nạn phân biệt chủng tộc, Đức cha Gabriel Caccia, quan sát viên của Tòa Thánh tại Liên Hợp Quốc, đã lưu ý rằng những thành kiến liên quan đến sự bất bao dung về chủng tộc có những hình thức tinh vi khó giải quyết hơn, đặc biệt là trong sự gia tăng của nạn phân biệt chủng tộc và tư tưởng bài ngoại trực tuyến và trên các nền tảng kỹ thuật số.
ĐHY PAROLIN GỬI LỜI CHÚC TỐT ĐẸP NHẤT TỚI TRUMP VỀ CHIẾN THẮNG BẦU CỬ
Phát biểu với các phóng viên bên lề một sự kiện tại Đại học Grêgôriô, ĐHY Quốc vụ khanh bày tỏ hy vọng rằng Trump, Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ, sẽ cầm quyền một cách khôn ngoan, “bởi vì đây là nhân đức chính của các nhà lãnh đạo theo Thánh Kinh”.
CHA GUSTAVO GUTIÉRREZ, “CHA ĐẺ” CỦA NỀN THẦN HỌC GIẢI PHÓNG, QUA ĐỜI
Cha Gustavo Gutiérrez , thần học gia người Peru, người khởi xướng phong trào thần học giải phóng, vốn khơi dậy những hy vọng và tranh cãi lớn lao trong Giáo hội Công giáo, đã qua đời hôm thứ Ba ngày 22 tháng Mười, thọ 96 tuổi.
DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ VỚI PHÁI ĐOÀN CÁC BỘ TRƯỞNG THAM DỰ HỘI NGHỊ G7 VỀ VIỆC HOÀ NHẬP VÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Tiếp kiến các bộ trưởng và các đại biểu tham gia G7 về chủ đề khuyết tật, được tổ chức tại Ý từ ngày 14 đến 16 tháng 10 năm 2024, Đức Phanxicô nhắc lại sự cần thiết phải bao gồm tất cả mọi người trong xã hội, đặc biệt là những người khuyết tật hoặc “có khả năng khác”. Đối mặt với “nền văn hóa vứt bỏ”, việc dành một chỗ cho tất cả mọi người “không phải là vấn đề trợ giúp mà là vấn đề công lý và tôn trọng phẩm giá”.
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY LƯƠNG THỰC THẾ GIỚI 2024
Trong sứ điệp gửi tới Tổng Giám đốc FAO, ông Qu Dongyu (Khuất Đông Ngọc), nhân dịp Ngày Lương thực Thế giới lần thứ 44 được tổ chức vào ngày 16 tháng 10 vừa qua, Đức Phanxicô yêu cầu các nguyên tắc bổ trợ và liên đới phải được coi là nền tảng của các chương trình phát triển lương thực. Ngài mời gọi lắng nghe và dành ưu tiên cho các nhu cầu của công nhân, nông dân và những người nghèo đói.
LUXEMBOURG: ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI SỰ HỢP TÁC VÀ LIÊN ĐỚI GIỮA CÁC QUỐC GIA
Trong bài phát biểu công khai đầu tiên tại Đại Công quốc trong khuôn khổ chuyến tông du tới hai quốc gia vùng Benelux (Bỉ, Hà Lan và Luxembourg), Đức Phanxicô đã kêu gọi “những người được trao quyền bính” dấn thân vào văn hóa đối thoại và thỏa hiệp nhằm xây dựng an ninh và hòa bình cho tất cả mọi người.
ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI EU ĐỪNG ĐÁNH MẤT NHỮNG NÉT PHỔ QUÁT CỦA MÌNH
Trong thông điệp gửi tới những người tham gia Diễn đàn Châu Âu Alpbach, Đức Phanxicô lưu ý rằng Liên minh Châu Âu (EU) đang phải đối mặt với một làn sóng chủ nghĩa dân túy. Do đó, ngài mời gọi giới trẻ châu Âu đừng quên những nguyên tắc cơ bản mà EU đã được xây dựng trên đó và do đó hãy tôn trọng nhân quyền, phẩm giá con người và tình huynh đệ.
ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN CHO NHỮNG NGƯỜI HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO
Nhân Ngày Cứu trợ Nhân đạo Thế giới, Thứ Hai, ngày 19 tháng Tám, Đức Phanxicô kêu gọi cầu nguyện cho những người hoạt động nhân đạo, những người thể hiện tình huynh đệ bằng cách liều mạng sống để giúp đỡ người khác.
ĐỨC PHANXICÔ: ÁN TỬ HÌNH KHÔNG MANG LẠI CÔNG LÝ, NÓ LÀ CHẤT ĐỘC CHO XÃ HỘI
“Một Kitô hữu trong hành lang của tử thần. Dấn thân của tôi bên cạnh những người bị kết án” là tựa đề cuốn sách của Dale Recinella, được xuất bản bởi Libreria Editrice Vaticana (LEV), sẽ xuất bản vào thứ Ba, ngày 27 tháng Tám, với lời tựa của Đức Phanxicô. Dale Recinella, 72 tuổi, một cựu luật sư thành công ở Phố Wall, với tư cách là một tuyên úy giáo dân, đã đồng hành về mặt tinh thần với những người bị kết án tử hình tại một số nhà tù ở Florida kể từ năm 1998. Trong sách này, ông kể lại kinh nghiệm của mình phát sinh từ cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu.
TẠI LIÊN HỢP QUỐC, TÒA THÁNH TÁI KHẲNG ĐỊNH DẤN THÂN XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA HÒA BÌNH
Phát biểu tại Diễn đàn cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc về Văn hóa hòa bình, Đức cha Gabriele Caccia, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên hợp quốc ở New York, đã nêu rõ rằng khái niệm hòa bình được tóm tắt trong bốn từ : sự thật, công lý, bác ái và tự do.
LUẬT TỰ NHIÊN TRONG GIÁO HUẤN XÃ HỘI CÔNG GIÁO
Bản dịch tiếng Pháp của Christian Pian từ « Natural Law in Catholic Social Teachings » của Stepen J. Pope.
Christian Pian, Giảng viên thần học luân lý tại Học viện Công giáo Paris
SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI ÔNG BÀ VÀ NGƯỜI CAO TUỔI 2024 : TUỔI GIÀ LÀ MỘT DẤU HIỆU CỦA SỰ CHÚC LÀNH
Trong Sứ điệp cho Ngày Thế giới Ông Bà và Người Cao Tuổi lần IV, sẽ diễn ra vào ngày 28/7/2024, đứng trước một thế giới cá nhân chủ nghĩa tìm cách gạt bỏ người già, Đức Phanxicô mời gọi đừng bỏ rơi họ và có can đảm như bà Rút « hình dung một tương lai khác cho người cao tuổi », vốn là « dấu hiệu của sự chúc lành » của Thiên Chúa.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CHỮA LÀNH THẾ GIỚI – BÀI 2. ĐỨC TIN VÀ PHẨM GIÁ CON NGƯỜI
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Đại dịch mà thế giới hiện đang trải qua không phải là căn bệnh duy nhất cần phải chiến đấu. Cuộc khủng hoảng y tế đã làm nổi bật những bệnh lý xã hội nghiêm trọng hơn, và, trong số đó, có nền văn hóa thờ ơ, vứt bỏ, chủ nghĩa cá nhân và hung hăng, dẫn đến việc coi con người như một đồ vật để sử dụng và loại bỏ. Nhưng đức tin dạy chúng ta rằng Thiên Chúa đã tạo dựng chúng ta theo hình ảnh của Ngài, ban cho chúng ta một phẩm giá độc nhất và mời gọi chúng ta sống hiệp thông với Ngài và với anh chị em chúng ta, trong sự tôn trọng công trình tạo dựng.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CHỮA LÀNH THẾ GIỚI – BÀI 1. DẪN NHẬP
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Thưa anh chị em, chúng ta bắt đầu một loạt bài giáo lý về chủ đề “chữa lành thế giới”. Đại dịch tiếp tục tàn phá mọi châu lục, làm lộ ra tính dễ bị tổn thương của chúng ta. Đó là lý do tại sao chúng ta phải hướng mắt về Chúa Giêsu trong đức tin và hy vọng về một Vương quốc chữa lành và cứu rỗi, một Vương quốc công lý và hòa bình.
TẠI VENISE, ĐỨC PHANXICÔ ĐỀ XƯỚNG MỘT NGHỆ THUẬT NHẰM PHỤC VỤ NGƯỜI NGHÈO NHẤT
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến thăm cuộc Triển lãm hai năm một lần Nghệ thuật Đương đại Venise vào Chúa Nhật ngày 28 tháng Tư, nơi ngài sẽ đến thăm gian hàng của Tòa thánh, được lắp đặt trong một nhà tù dành cho phụ nữ ở Thành phố Doges. Một cách để ngài nhắc nhở chúng ta rằng đối với ngài, nghệ sĩ hình thành nên “lương tâm phê phán của xã hội”.
TOÀN VĂN TUYÊN NGÔN “DIGNITAS INFINITA” – VỀ PHẨM GIÁ CON NGƯỜI
Giới thiệu
Trong Hội nghị ngày 15 tháng 3 năm 2019, Bộ Giáo lý Đức tin đã quyết định khởi xướng “việc soạn thảo một bản văn nhấn mạnh đến tính chất không thể tránh khỏi của khái niệm phẩm giá của nhân vị trong nhân học Kitô giáo và minh họa tầm quan trọng cũng như những ngụ ý tích cực về mặt xã hội, chính trị và kinh tế, bằng cách quan tâm đến những phát triển mới nhất của chủ đề này trong phạm vi học thuật và những hiểu biết đôi chiều của nó trong bối cảnh ngày nay”.
TUYÊN NGÔN DIGNITAS INFINITA VỀ PHẨM GIÁ CON NGƯỜI: PHẦN 4
4. Một số vi phạm nghiêm trọng đối với nhân phẩm
33. Dưới ánh sáng của những suy tư đã được đưa ra cho đến nay về đặc tính trung tâm của phẩm giá con người, phần cuối cùng của Tuyên ngôn đề cập đến một số vi phạm cụ thể và nghiêm trọng đối với phẩm giá đó.
TUYÊN NGÔN DIGNITAS INFINITA VỀ PHẨM GIÁ CON NGƯỜI: PHẦN 3
3. Phẩm giá, nền tảng của các quyền và bổn phận của con người
23. Như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc lại, “trong nền văn hóa hiện đại, quy chiếu gần nhất đến nguyên tắc về phẩm giá bất khả tước bỏ của nhân vị là Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền, được thánh Gioan Phaolô II xác định là một “cột mốc được đặt trên con đường đường dài và khó khăn của loài người” và là “một trong những biểu hiện cao nhất của lương tâm con người””.[38] Để chống lại những mưu toan nhằm thay đổi hoặc xóa bỏ ý nghĩa sâu xa của Tuyên ngôn này, điều thích hợp là nhắc lại một số nguyên tắc thiết yếu luôn phải được tôn trọng.
TUYÊN NGÔN DIGNITAS INFINITA VỀ PHẨM GIÁ CON NGƯỜI: PHẦN 1 và 2
1. Một nhận thức dần dần về đặc tính trung tâm của phẩm giá con người
10. Ngay từ thời Cổ đại [18], người ta đã tìm thấy một nhận thức đầu tiên về phẩm giá con người, vốn nằm trong viễn cảnh xã hội: mỗi con người được ban cho một phẩm giá đặc biệt, tùy theo hạng bậc của mình và trong một trật tự nào đó.