Posts Tagged ‘Nhân-phẩm’
TUYÊN NGÔN DIGNITAS INFINITA VỀ PHẨM GIÁ CON NGƯỜI: PHẦN 3
3. Phẩm giá, nền tảng của các quyền và bổn phận của con người
23. Như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc lại, “trong nền văn hóa hiện đại, quy chiếu gần nhất đến nguyên tắc về phẩm giá bất khả tước bỏ của nhân vị là Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền, được thánh Gioan Phaolô II xác định là một “cột mốc được đặt trên con đường đường dài và khó khăn của loài người” và là “một trong những biểu hiện cao nhất của lương tâm con người””.[38] Để chống lại những mưu toan nhằm thay đổi hoặc xóa bỏ ý nghĩa sâu xa của Tuyên ngôn này, điều thích hợp là nhắc lại một số nguyên tắc thiết yếu luôn phải được tôn trọng.
TUYÊN NGÔN DIGNITAS INFINITA VỀ PHẨM GIÁ CON NGƯỜI: PHẦN 1 và 2
1. Một nhận thức dần dần về đặc tính trung tâm của phẩm giá con người
10. Ngay từ thời Cổ đại [18], người ta đã tìm thấy một nhận thức đầu tiên về phẩm giá con người, vốn nằm trong viễn cảnh xã hội: mỗi con người được ban cho một phẩm giá đặc biệt, tùy theo hạng bậc của mình và trong một trật tự nào đó.
TUYÊN NGÔN DIGNITAS INFINITA VỀ PHẨM GIÁ CON NGƯỜI: DẪN NHẬP
Dẫn nhập
1. (Dignitas infinita) Một phẩm giá vô hạn, được thiết lập một cách bất khả tước bỏ trong chính hữu thể của nó, đều thuộc về mỗi nhân vị, trong mọi hoàn cảnh và trong bất kỳ trạng thái hay tình huống nào của họ. Nguyên tắc này, hoàn toàn có thể được thừa nhận ngay cả chỉ bằng lý trí, sẽ thiết lập tính tối thượng của nhân vị và việc bảo vệ các quyền của họ.
ĐHY FERNÁNDEZ COI VIỆC TRA TẤN HOẶC GIẾT NGƯỜI ĐỒNG TÍNH LÀ KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN ĐƯỢC
ĐHY Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin đã giới thiệu Tuyên ngôn “Dignitas infinita” tại Văn phòng Báo chí Tòa thánh; một tài liệu “nền tảng” để nhắc nhở chúng ta rằng “mỗi người đều có phẩm giá bất tước bỏ của mình”. ĐHY tuyên bố: “Đức Giáo hoàng sẽ không bao giờ nói từ ngai tòa (ex cathedra), ngài sẽ không bao giờ tạo ra một tín điều về đức tin hay một tuyên bố dứt khoát”. Về Fiducia Supplicans, một Tuyên ngôn “được khoảng 7 tỷ tín hữu lượt xem”, ĐHY chỉ ra rằng “Đức Giáo hoàng đã mở rộng khái niệm chúc lành”. Ngài cũng cảnh báo những hồng y, giám mục và linh mục nào coi Đức Phanxicô là dị giáo, đi ngược với truyền thống, đó là đang phản bội lời thề vâng phục Đức Thánh Cha vào ngày phong chức của mình.
BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN LIỆT KÊ “NHỮNG VI PHẠM NGHIÊM TRỌNG” ĐỐI VỚI PHẨM GIÁ CON NGƯỜI
Tuyên ngôn “Dignitas infinita” của Bộ Giáo lý Đức tin đòi hỏi 5 năm làm việc, và bao gồm huấn quyền của giáo hoàng trong thập niên qua: từ cuộc chiến chống nghèo đói, từ bạo lực chống lại người di cư đến bạo lực đối với nữ giới; từ phá thai đến mang thai hộ và an tử; từ lý thuyết về giống đến bạo lực kỹ thuật số.
TUYÊN NGÔN DIGNITAS INFINITA VỀ PHẨM GIÁ CON NGƯỜI: GIỚI THIỆU
Giới thiệu
Trong Hội nghị ngày 15 tháng 3 năm 2019, Bộ Giáo lý Đức tin đã quyết định khởi xướng “việc soạn thảo một bản văn nhấn mạnh đến tính chất không thể tránh khỏi của khái niệm phẩm giá của nhân vị trong nhân học Kitô giáo và minh họa tầm quan trọng cũng như những ngụ ý tích cực về mặt xã hội, chính trị và kinh tế, bằng cách quan tâm đến những phát triển mới nhất của chủ đề này trong phạm vi học thuật và những hiểu biết đôi chiều của nó trong bối cảnh ngày nay”.
TẠI RÔMA, MỘT HỘI NGHỊ QUỐC TẾ YÊU CẦU BÃI BỎ VIỆC MANG THAI HỘ
Trong hai ngày, các chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới gặp nhau để thảo luận về vấn đề mang thai hộ. Hội nghị được tổ chức bởi tập thể đã ký Tuyên ngôn Casablanca vào năm 2023. Tòa Thánh tham gia vào hội nghị này.
CHẤM DỨT SỰ SỐNG, AN TỬ, TRỢ TỬ: ĐỨC PHANXICÔ NÓI GÌ?
Kể từ khi bắt đầu triều đại giáo hoàng của mình, Đức Phanxicô luôn bác bỏ việc an tử và trợ tử. Thay vì nhượng bộ trước “lòng trắc ẩn giả tạo”, ngài kêu gọi đồng hành cho đến cùng đối với những người ở cuối đời, mà không đẩy nhanh cái chết của họ.
THÁNH TÔMA AQUINÔ, NGƯỜI BẢO VỆ PHẨM GIÁ VÀ SỰ THỐNG NHẤT CỦA NHÂN VỊ
Nhân dịp kỷ niệm 750 năm ngày mất của thánh Tôma Aquinô, Hàn lâm viên Khoa học Xã hội của Tòa Thánh đã tổ chức một hội thảo về chủ đề: “Hữu thể học xã hội và quyền tự nhiên của Thánh Tôma Aquinô trong tương lai. Các viễn cảnh cho và từ khoa học xã hội”. Trong sứ điệp nhân dịp này, Đức Phanxicô đã nhắc lại học thuyết của thánh Tôma, người “xây dựng sự hiểu biết của ngài về phẩm giá con người và những đòi hỏi của một “hữu thể học xã hội” dựa trên bản tính con người”.
TÒA THÁNH TẠI LIÊN HỢP QUỐC: QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO BỊ VI PHẠM Ở GẦN MỘT PHẦN BA THẾ GIỚI
Trong phiên họp thứ 55 của Hội đồng Nhân quyền hiện đang được tổ chức tại Geneva, Đức cha Balestrero, quan sát viên của Tòa thánh tại Liên Hợp Quốc, đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về vô số vi phạm nhân quyền trên thế giới. Ngài nhấn mạnh rằng “trong quá trình ra quyết định và ngoại giao đa phương, phẩm giá con người phải được đặt ở trung tâm và phải là nguyên tắc chỉ đạo trong việc phát triển và sử dụng trí tuệ nhân tạo”.
ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI CÁC NHÀ NGOẠI GIAO: CHIẾN TRANH, BI KỊCH VÀ NHỮNG VỤ THẢM SÁT VÔ ÍCH
Một vòng thế giới về các cuộc xung đột đang diễn ra và nhắc lại quan điểm của Tòa Thánh về các vấn đề lớn, Đức Phanxicô đã có bài diễn văn chúc mừng truyền thống tới Ngoại giao đoàn vào Thứ Hai, ngày 8/1/2024. Ngài kêu gọi đặt khuôn mặt và tên tuổi cho tất cả các nạn nhân của chiến tranh và di cư. Ngài cũng liệt kê những con đường cần thực hiện để đảm bảo hòa bình, chủ đề trọng tâm trong bài phát biểu của ngài.
CẦN CÓ CÁI NHÌN THƯƠNG XÓT VÀ CÔNG BẰNG ĐỐI VỚI CÁC NHÂN VỊ ĐỒNG TÍNH
Tuyên ngôn “Fiducia supplicans” đã khơi lên nhiều phản ứng khác nhau, trong đó có những chống đối quyết liệt và đồng thời gán cho Đức Phanxicô và Bộ Giáo lý Đức tin cổ súy cho tội lỗi, « mở đường cho hươu chạy ». Sở dĩ như thế là vì người ta nhìn « người/kẻ đồng tính » chỉ dưới một khía cạnh duy nhất là đồng tính. Lối nhìn này một phần do sự tranh cãi giữa việc chúc lành cho con người hay cặp đôi, cá nhân hay đôi bạn… Thiết nghĩ cần có cái nhìn không chỉ thương xót mà còn công bằng đối với các nhân vị đồng tính.
BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT 33 THƯỜNG NIÊN NĂM A : NGHÈO ĐÓI LÀ MỘT TAI TIẾNG, HÃY BIẾN CUỘC ĐỜI CỦA CHÚNG TA THÀNH MỘT LỄ VẬT TÌNH YÊU
Nhân Ngày Thế giới Người nghèo lần thứ VII, vào Chúa Nhật 19/11/2023, Đức Phanxicô đã chủ sự thánh lễ trước sự hiện diện của 5000 tín hữu và đặc biệt là 1200 người nghèo, những người là ngài sẽ dùng cơm trưa với họ. Trong bài giảng của mình, ngài nhắn nhủ đừng chồn vùi của cải của Chúa nhưng hãy lan tỏa lòng bác ái, chia sẻ cơm bánh của chúng ta và « nhân rộng tình yêu thương ». Ngài cảnh báo « nghèo đói là một tai tiếng » và đồng thời kêu gọi chúng ta hãy biến cuộc đời mình thành một « lễ vật tình yêu » cho tha nhân.
ĐỨC CHA CACCIA TẠI LIÊN HỢP QUỐC: TÒA THÁNH ỦNG HỘ NGUYÊN TẮC KHÔNG TRỤC XUẤT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
Việc trục xuất người nước ngoài là trọng tâm của bài tham luận, vào ngày 2 tháng 11 tại trụ sở Liên hiệp quốc ở New York, của Đức cha Caccia, đại diện Tòa thánh. Ngài ủng hộ một số điều khoản trong dự thảo của Ủy ban Luật pháp Quốc tế, đặc biệt là ủng hộ việc không trả lại một người nước ngoài bị giam giữ về một quốc gia mà người đó sẽ phải đối mặt với án tử hình.
QUYỀN PHÁ THAI TRONG HIẾN PHÁP CỦA PHÁP, MỐI QUAN NGẠI CỦA GIÁO HỘI
Tổng thống Pháp đã thông báo rằng ông muốn trình bày một dự luật vào cuối năm nay để đưa quyền tự do phá thai vào Hiến pháp. Đức cha Pierre d’Ornellas, Tổng Giám mục Rennes và đặc trách nhóm làm việc về đạo đức sinh học của Hội đồng Giám mục Pháp, bày tỏ mối quan ngại của mình. Ngài lấy làm tiếc về việc tịch thu một cuộc tranh luận đích thực về một chủ đề đáng được phản ánh về tính nhân văn và lương tâm liên quan đến toàn thể xã hội.
BÁO CÁO TỔNG HỢP CỦA THƯỢNG HỘI ĐỒNG CA NGỢI MỘT GIÁO HỘI MỞ RA CHO MỌI NGƯỜI VÀ GẦN GŨI VỚI MỘT THẾ GIỚI BỊ TỔN THƯƠNG
Báo cáo tổng hợp sau Đại hội đồng lần thứ 16 của Thượng hội đồng về tính hiệp hành đã được công bố vào thứ Bảy ngày 28 tháng 10. Trong khóa họp thứ hai vào năm 2024, các suy tư và đề xuất được đưa ra về các chủ đề như vai trò của phụ nữ và giáo dân, thừa tác vụ của các giám mục, chức linh mục và phó tế, tầm quan trọng của người nghèo và người di cư, sứ mạng kỹ thuật số, đối thoại đại kết hoặc các vụ lạm dụng.
ÁN TỬ HÌNH VÀ SỰ THAY ĐỔI VỀ LẬP TRƯỜNG CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO
Lời giới thiệu:
Đức Thánh Cha Phanxicô từ khi được bầu lên ngôi vị Giáo hoàng, Đấng kế vị Thánh Phêrô để điều hành và cai quản Giáo hội Công giáo hoàn vũ, đã không ngừng lên tiếng kêu gọi bãi bỏ hình phạt tử hình, cũng như tù chung thân mà Ngài đã mô tả nó như là một bản án tử hình ẩn dấu.[1]
LAUDATE DEUM, LỜI KÊU GỌI CỦA ĐỨC PHANXICÔ VỀ VIỆC ỨNG PHÓ VỚI CUỘC KHỦNG HOẢNG KHÍ HẬU
Tông huấn Laudate Deum làm sáng tỏ và bổ sung cho thông điệp Laudato si’ năm 2015 đã được công bố vào thứ Tư 4/10/2023, nhân lễ Thánh Phanxicô Assisi. “Chúng ta chưa phản ứng đủ, chúng ta đang tiến gần đến điểm tan vỡ”. Phê bình những người theo chủ thuyết phủ nhận, Đức Phanxicô cho thấy nguồn gốc chắc chắn của con người đối với hiện tượng nóng lên toàn cầu và đồng thời kêu gọi “hãy chấp nhận rằng đây là một vấn đề con người và xã hội“, chứ không chỉ môi trường. Ngài đảm bảo rằng sự dấn thân chăm sóc Ngôi nhà chung bắt nguồn từ đức tin Kitô giáo.
TẠI LIÊN HIỆP QUỐC , TÒA THÁNH LIÊN KẾT NHÂN QUYỀN VỚI NHÂN PHẨM
Phát biểu vào ngày thứ Tư 13/9/2023 trong khuôn khổ của “Điểm 2” của cuộc tranh luận chung tại phiên họp thứ 54 của Hội đồng Nhân quyền, Đức tân quan sát viên thường trực của Tòa thánh tại Liên hiệp quốc và các tổ chức chuyên môn ở Genève và Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO), Đức cha Ettore Balestrero, đã nhắc lại rằng “quyền phá thai không phải là một quyền con người chỉ vì đa số các quốc gia khẳng định điều đó”.
NHÂN QUYỀN
Giáo hội Công giáo đầu tiên kịch liệt từ chối nhân quyền, sau đó tiếp nhận làm truyền thống của mình, đến mức biện minh cho chúng. Giáo huấn xã hội của Giáo hội hiện nay là sự hỗ trợ cho chính nghĩa nhân quyền trên thế giới. Bản văn này là phần trích từ một bài viết được khai triển hơn, được đăng trong “1840-1960: Chiến tranh và Hòa bình. Một lối đọc triết học và thần học” (P. Goujon dir.), Médiasèvres, 2013.