Posts Tagged ‘Nhân quyền’
ĐỐI VỚI TÒA THÁNH, NẠN PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC TRỰC TUYẾN ĐÒI HỎI MỘT QUY ĐỊNH MỚI
Trong bài tham luận vào thứ Năm ngày 7/11/2024, trong cuộc tranh luận về việc loại bỏ nạn phân biệt chủng tộc, Đức cha Gabriel Caccia, quan sát viên của Tòa Thánh tại Liên Hợp Quốc, đã lưu ý rằng những thành kiến liên quan đến sự bất bao dung về chủng tộc có những hình thức tinh vi khó giải quyết hơn, đặc biệt là trong sự gia tăng của nạn phân biệt chủng tộc và tư tưởng bài ngoại trực tuyến và trên các nền tảng kỹ thuật số.
ĐHY PAROLIN GỬI LỜI CHÚC TỐT ĐẸP NHẤT TỚI TRUMP VỀ CHIẾN THẮNG BẦU CỬ
Phát biểu với các phóng viên bên lề một sự kiện tại Đại học Grêgôriô, ĐHY Quốc vụ khanh bày tỏ hy vọng rằng Trump, Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ, sẽ cầm quyền một cách khôn ngoan, “bởi vì đây là nhân đức chính của các nhà lãnh đạo theo Thánh Kinh”.
CHA GUSTAVO GUTIÉRREZ, “CHA ĐẺ” CỦA NỀN THẦN HỌC GIẢI PHÓNG, QUA ĐỜI
Cha Gustavo Gutiérrez , thần học gia người Peru, người khởi xướng phong trào thần học giải phóng, vốn khơi dậy những hy vọng và tranh cãi lớn lao trong Giáo hội Công giáo, đã qua đời hôm thứ Ba ngày 22 tháng Mười, thọ 96 tuổi.
ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI EU ĐỪNG ĐÁNH MẤT NHỮNG NÉT PHỔ QUÁT CỦA MÌNH
Trong thông điệp gửi tới những người tham gia Diễn đàn Châu Âu Alpbach, Đức Phanxicô lưu ý rằng Liên minh Châu Âu (EU) đang phải đối mặt với một làn sóng chủ nghĩa dân túy. Do đó, ngài mời gọi giới trẻ châu Âu đừng quên những nguyên tắc cơ bản mà EU đã được xây dựng trên đó và do đó hãy tôn trọng nhân quyền, phẩm giá con người và tình huynh đệ.
ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN CHO NHỮNG NGƯỜI HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO
Nhân Ngày Cứu trợ Nhân đạo Thế giới, Thứ Hai, ngày 19 tháng Tám, Đức Phanxicô kêu gọi cầu nguyện cho những người hoạt động nhân đạo, những người thể hiện tình huynh đệ bằng cách liều mạng sống để giúp đỡ người khác.
TẠI LIÊN HỢP QUỐC, TÒA THÁNH TÁI KHẲNG ĐỊNH DẤN THÂN XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA HÒA BÌNH
Phát biểu tại Diễn đàn cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc về Văn hóa hòa bình, Đức cha Gabriele Caccia, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên hợp quốc ở New York, đã nêu rõ rằng khái niệm hòa bình được tóm tắt trong bốn từ : sự thật, công lý, bác ái và tự do.
LUẬT TỰ NHIÊN TRONG GIÁO HUẤN XÃ HỘI CÔNG GIÁO
Bản dịch tiếng Pháp của Christian Pian từ « Natural Law in Catholic Social Teachings » của Stepen J. Pope.
Christian Pian, Giảng viên thần học luân lý tại Học viện Công giáo Paris
TẠI RÔMA, MỘT HỘI NGHỊ QUỐC TẾ YÊU CẦU BÃI BỎ VIỆC MANG THAI HỘ
Trong hai ngày, các chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới gặp nhau để thảo luận về vấn đề mang thai hộ. Hội nghị được tổ chức bởi tập thể đã ký Tuyên ngôn Casablanca vào năm 2023. Tòa Thánh tham gia vào hội nghị này.
CHẤM DỨT SỰ SỐNG, AN TỬ, TRỢ TỬ: ĐỨC PHANXICÔ NÓI GÌ?
Kể từ khi bắt đầu triều đại giáo hoàng của mình, Đức Phanxicô luôn bác bỏ việc an tử và trợ tử. Thay vì nhượng bộ trước “lòng trắc ẩn giả tạo”, ngài kêu gọi đồng hành cho đến cùng đối với những người ở cuối đời, mà không đẩy nhanh cái chết của họ.
TÒA THÁNH TẠI LIÊN HỢP QUỐC: QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO BỊ VI PHẠM Ở GẦN MỘT PHẦN BA THẾ GIỚI
Trong phiên họp thứ 55 của Hội đồng Nhân quyền hiện đang được tổ chức tại Geneva, Đức cha Balestrero, quan sát viên của Tòa thánh tại Liên Hợp Quốc, đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về vô số vi phạm nhân quyền trên thế giới. Ngài nhấn mạnh rằng “trong quá trình ra quyết định và ngoại giao đa phương, phẩm giá con người phải được đặt ở trung tâm và phải là nguyên tắc chỉ đạo trong việc phát triển và sử dụng trí tuệ nhân tạo”.
ĐỨC THÁNH CHA XIN CẦU NGUYỆN CHO GIÁO HỘI NICARAGUA
Sau Kinh Truyền Tin vào ngày 1 /1/ 2024, Đức Phanxicô đã bày tỏ “mối quan ngại sâu sắc” của mình đối với việc bắt giữ các giám mục và linh mục ở Nicaragua trong những ngày gần đây. Ngài mời gọi chúng ta cầu nguyện để tìm ra những con đường đối thoại có thể giải quyết mọi khó khăn.
TẠI NICARAGUA, CẢNH SÁT BẮT GIỮ MỘT GIÁM MỤC KHÁC
Đức cha Isidoro Mora, Giám mục giáo phận Siuna, đã bị bắt sau khi cầu nguyện cho Đức cha Rolando Álvarez, Giám mục giáo phận Matagalpa, bị kết án 26 năm tù và bị giam từ tháng 2/2023 mà không xét xử. Liên hợp quốc lên án một “quốc gia ngày càng rời xa Nhà nước pháp quyền”.
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG NĂM B : COI TRỌNG SỰ THINH LẶNG VÀ TIẾT ĐỘ
Vào Chúa Nhật II Mùa Vọng, ngày 10/12/2023, Đức Phanxicô đã suy niệm về hai hình ảnh trong bài Tin Mừng nói về Gioan Tẩy Giả, đó là sa mạc và tiếng nói. Đức Thánh Cha kêu gọi mọi người hãy tự hỏi về chỗ đứng của thinh lặng trong đời sống hằng ngày của mình và mời gọi giải thoát khỏi những thứ thừa thãi. Ngài nói: sự thinh lặng và tiết độ là những yếu tố thiết yếu của đời sống Kitô hữu.
CHỦ NGHĨA TỰ DO
Cuối cùng, Giáo hội đã tập làm quen, nếu không nói là theo, nền dân chủ tự do. Việc tán thành quyền tự do lương tâm và nhân quyền dần dần được thừa nhận. Trái lại, chủ nghĩa tư bản tự do, ngày nay bị thống trị bởi lĩnh vực tài chính, kêu gọi sự phân định có tính phê phán, đặc biệt hơn nữa vì tính cấp bách của vấn đề sinh thái đặt ra vấn đề theo những cách mới – vốn không được giải quyết bằng tư tưởng tự do, vì dễ dàng bị bác bỏ – về sự thâm nhập lẫn nhau của kinh tế, xã hội và chính trị.
TẠI LIÊN HIỆP QUỐC , TÒA THÁNH LIÊN KẾT NHÂN QUYỀN VỚI NHÂN PHẨM
Phát biểu vào ngày thứ Tư 13/9/2023 trong khuôn khổ của “Điểm 2” của cuộc tranh luận chung tại phiên họp thứ 54 của Hội đồng Nhân quyền, Đức tân quan sát viên thường trực của Tòa thánh tại Liên hiệp quốc và các tổ chức chuyên môn ở Genève và Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO), Đức cha Ettore Balestrero, đã nhắc lại rằng “quyền phá thai không phải là một quyền con người chỉ vì đa số các quốc gia khẳng định điều đó”.
NHÂN QUYỀN
Giáo hội Công giáo đầu tiên kịch liệt từ chối nhân quyền, sau đó tiếp nhận làm truyền thống của mình, đến mức biện minh cho chúng. Giáo huấn xã hội của Giáo hội hiện nay là sự hỗ trợ cho chính nghĩa nhân quyền trên thế giới. Bản văn này là phần trích từ một bài viết được khai triển hơn, được đăng trong “1840-1960: Chiến tranh và Hòa bình. Một lối đọc triết học và thần học” (P. Goujon dir.), Médiasèvres, 2013.
DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO PHÁI ĐOÀN LUẬT SƯ CỦA CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN CỦA HỘI ĐỒNG CHÂU ÂU, NHỮNG NGƯỜI KÝ BẢN KÊU GỌI VIENNA
Hôm 21/8/2023, Đức Phanxicô tiếp kiến phái đoán luật sư của các nước thành viên của Hội đồng Châu Âu, những người đã ký Bản kêu gọi Vienna vào năm 2022. Đức Thánh Cha đã cảm ơn họ vì sự đóng góp quan trọng của họ vào việc thúc đẩy nền dân chủ và tôn trọng quyền tự do và nhân phẩm trong một Nhà nước pháp quyền.
CUỐN SÁCH CỦA DOROTHY DAY « TÔI ĐÃ TÌM THẤY THIÊN CHÚA QUA NGƯỜI NGHÈO CỦA NGƯỜI » ĐƯỢC ĐỨC PHANXICÔ VIẾT LỜI TỰA
Đức Phanxicô mở đầu cuốn tự truyện của Dorothy Day “Tôi đã tìm thấy Thiên Chúa qua người nghèo của Người. Từ chủ nghĩa vô thần đến đức tin: hành trình nội tâm của tôi” (Nhà xuất bản Vatican). Dorothy Day (1897-1980), người khởi xướng phong trào Công nhân Công giáo, là một nhà báo, nhà văn, người hoạt động vì hòa bình và nữ chiến sĩ người Mỹ, được biết đến với sự dấn thân cho người nghèo, chống lại sự vũ trang và hoạt động vì công bằng xã hội. Cuốn sách sẽ có mặt trong các hiệu sách từ thứ Ba, 22/8/2023.
NICARAGUA : ĐỨC CHA ALVAREZ TIẾP TỤC TỪ CHỐI SỐNG LƯU VONG VÀ VẪN Ở TRONG TÙ
Đức cha Rolando Alvarez đã trở lại sau song sắt vào ngày 5/7/2023, không có thỏa thuận nào đạt được giữa Tòa Thánh và chính quyền Nicaragua. Bị chế độ độc tài Daniel Ortega kết án hơn 26 năm tù, Đức Cha đã từ chối sống lưu vong.
CANADA : THƯ MỤC VỤ BẢO VỆ QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO
Ở một nước Canada ngày càng tục hóa, HĐGM Canada đã công bố một lá thư mục vụ về tự do tôn giáo và tự do lương tâm ở nước này. Có tựa đề « Sống với tư cách người Công giáo ở nơi công cộng », tài liệu gồm 21 điểm nhắc lại rằng tự do tôn giáo làm nên nền tảng của một nền dân chủ.