Posts Tagged ‘Ông Bà’
BÀI GIÁO LÝ VỀ TUỔI GIÀ : BÀI 13. ÔNG NICÔĐÊMÔ. « MỘT NGƯỜI GIÀ RỒI, LÀM SAO CÓ THỂ SINH RA ĐƯỢC ? » (Ga 3, 4)
Tóm tắt bài giáo lý ngày thứ Tư 8/6/2022 của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến,
Chúa Giêsu đã giải thích cho ông Nicôđêmô rằng để nhìn thấy Nước Thiên Chúa, cần phải “sinh ra từ ơn trên”. Người Pharisêu đáng kính này muốn biết Chúa Giêsu và đã bí mật đến gặp Ngài, nhưng ông khó hiểu được sự tái sinh mà Chúa Giêsu đã nói với ông, vì ông đã già.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TUỔI GIÀ – BÀI 12. « XIN ĐỪNG BỎ RƠI CON KHI SỨC LỰC SUY TÀN» (Tv 71(70), 9)
« Có một « giáo huấn của sự mong manh », đừng che giấu những điểm yếu của mình… Chúng có thực, đó là một thực tại và có một giáo huấn của sự mong manh, mà tuổi già có thể nhắc nhở chúng ta …. Đó là một bài học cho tất cả chúng ta. Giáo huấn này mở ra một chân trời quyết định cho việc cải cách nền văn minh của chúng ta. … cần thiết vì lợi ích của việc sống chung của tất cả mọi người. Việc gạt người cao tuổi ra bên lề xã hội, ở bình diện khái niệm cũng như thực tiễn, làm hỏng tất cả các mùa của cuộc sống, chứ không chỉ là mùa của tuổi già. »
ƠN TOÀN XÁ CHO NGÀY THẾ GIỚI ÔNG BÀ VÀ NGƯỜI CAO TUỔI LẦN II
Hướng đến ngày 24/7/2022, Ngày Thế giới Ông Bà và Người Cao Tuổi lần II, Tòa Ân Giải Tối Cao sẽ ban ơn toàn xá cho những người sẽ tham dự thánh lễ do Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành ở vương cung thánh đường thánh Phêrô, cho các bệnh nhân theo dõi thánh lễ này tại nơi ở của họ và cho những người dành thời gian thăm viếng người cao tuổi, đặc biệt những người cô đơn hay bị bệnh tật và khuyết tật ảnh hưởng.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TUỔI GIÀ – BÀI 11. ĐÊM TỐI BẤP BÊNH VỀ Ý NGHĨA VÀ MỌI SỰ TRONG CUỘC SỐNG
Hôm 25/5/2022, tiếp tục bài giáo lý về tuổi già, lần này, dựa vào sách Giảng viên, Đức Thánh Cha giải thích ý nghĩa và bài học sâu xa mà sách này mang lại, đặc biệt cho người cao tuổi.
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
BÀI GIÁO LÝ VỀ TUỔI GIÀ – BÀI 10. ÔNG GIÓP. THỬ THÁCH CỦA ĐỨC TIN, PHÚC LÀNH CỦA SỰ CHỜ ĐỢI
Hôm 18/5/2022, Đức Thánh Cha tiếp tục loạt bài giáo lý về tuổi già, lần này bàn về « Ông Gióp. Thử thách của đức tin, phúc lành của sự mong đợi ». Đức Thánh Cha đề cập đến đức tin được sống trong những thử thách, theo mẫu gương của ông Gióp bộc lộ sự phản đối trước sự dữ và không chấp nhận một « bức tranh biếm họa về Thiên Chúa », cho đến khi Thiên Chúa đáp lời ông. Đối với Đức Thánh Cha, thời gian thinh lặng và chờ đợi trong thử thách có thể là một phúc lành.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TUỔI GIÀ – BÀI 9. GIUĐITHA. MỘT TUỔI TRẺ ĐÁNG NGƯỠNG MỘ, MỘT TUỔI GIÀ QUẢNG ĐẠI
Hôm 11/5/2022, Đức Phanxicô tiếp tục loạt bài giáo lý về tuổi già, lần này, về nhân vật Giuđitha trong Thánh Kinh. Đó là cơ hội để Đức Thánh Cha suy nghĩ về giai đoạn nghỉ hưu, một giai đoạn thích hợp để xây dựng các mối liên hệ giữa các thế hệ.
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI ÔNG BÀ VÀ NGƯỜI CAO TUỔI LẦN II : KIẾN TẠO CUỘC CÁCH MẠNG CỦA SỰ DỊU DÀNG
Trong Sứ điệp này, Đức Thánh Cha mời gọi các ông bà và người cao tuổi « sống một tuổi già tích cực » và « hãy trở thành những người kiến tạo cuộc cách mạng của sự dịu dàng », « để cùng nhau giải thoát thế giới khỏi bóng tối của sự cô đơn và của con quỷ chiến tranh ».
« BẤT CHẤP NHỮNG HẠN CHẾ VỀ THỂ LÝ, ĐỨC GIÁO HOÀNG SẼ KHÔNG DỪNG LẠI »
Trong buổi giới thiệu Sứ điệp cho Ngày thế giới ông bà và người cao tuổi lần thứ hai, hôm 10/5/2022, ĐHY Kevin Farell, Tổng trưởng Bộ giáo dân, đã đảm bảo rằng Đức Phanxicô, 85 tuổi, muốn tiếp tục công việc của mình bất chấp « những hạn chế về thể lý » của ngài.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TUỔI GIÀ : BÀI 8. ÔNG ELEAZAR, SỰ MẠCH LẠC CỦA ĐỨC TIN, DI SẢN CỦA DANH DỰ
Trong buổi tiếp kiến chung hôm 4/5/2022, Đức Phanxicô tiếp tục loạt bài giáo lý về tuổi già, lần này, về nhân vật Eleazar trong sách Macabê quyển thứ hai, và coi ông như là một mẫu gương sống đức tin của người già đối với giới trẻ. Một đức tin không giả hình, hay chỉ trong tâm hồn, nhưng còn thực hành đức tin chân thành và thể hiện ra bên ngoài trong sự mạch lạc sâu xa và kiên định, không đánh đổi đức tin vì những lợi ích yên thân.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TUỔI GIÀ : BÀI 7. BÀ NAOMI, GIAO ƯỚC GIỮA CÁC THẾ HỆ MỞ RA TƯƠNG LAI
Trong bài giáo lý về tuổi già hôm 27/4/2022, Đức Phanxicô tiếp tục bàn về mối tương quan giữa tuổi trẻ và tuổi già, dựa trên câu chuyện Thánh Kinh trong sách Rút về bà Naomi và cô Rút, về mẹ chồng và nàng dâu. « Tôi mời gọi anh chị em tái khám phá sách Rút ! Đặc biệt trong việc suy niệm về tình yêu và trong việc dạy giáo lý về gia đình », ngài nói.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TUỔI GIÀ : BÀI 6. « HÃY TÔN KÍNH CHA NGƯƠI VÀ MẸ NGƯƠI » : TÌNH YÊU ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG ĐÃ ĐƯỢC SỐNG
« Vứt bỏ người già, … nghĩ rằng người già là đồ bỏ đi. Xin thưa : đó là tội trọng. » Đức Phanxicô cảnh báo như thế trong bài giáo lý về tuổi già hôm 20/4/2022, giải thích đoạn Thánh Kinh trong sách Huấn ca (3, 3-6.12-13.16) về việc tôn kính cha mẹ.
TẠI ĐẤU TRƯỜNG COLISÉE, CÁC GIA ĐÌNH QUY TỤ DƯỚI THÁNH GIÁ CỦA CHÚA KITÔ
Đàng Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh, được Đức Phanxicô chủ sự, đã diễn ra tại đấu trường Colisée lúc 21g15 (giờ Rôma), ngày 15/4/2022, trước sự chứng kiến khoảng 10.000 tín hữu. Một số gia đình đã vác thánh giá suốt 14 chặng, theo nhịp của các bài suy niệm mà họ đã viết, làm chứng cho những hoàn cảnh thử thách như tàn tật, vô sinh, tang chế…. Chiến tranh ở Ucraina cũng được đề cập, với một gia đình người Ucraina và một gia đình người Nga thinh lặng cầu nguyện với cộng đoàn.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TUỔI GIÀ – BÀI 5. LÒNG TRUNG TÍN VỚI SỰ VIẾNG THĂM CỦA THIÊN CHÚA ĐỐI VỚI THẾ HỆ TƯƠNG LAI
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha (ngày 30/3/2022):
Chúng ta tiếp tục bài giáo lý về chủ đề tuổi già, bằng cách xem xét các nhân vật Simêon và bà Anna, những người chắc chắn trong niềm hy vọng của mình, đang chờ đợi Đấng Mêsia. Hai người lớn tuổi này, đầy sức sống tinh thần, dạy cho chúng ta rằng lòng trung tín trong sự chờ đợi sẽ làm tinh tế các giác quan của linh hồn. Đó là những gì chúng ta vẫn còn cầu xin Chúa Thánh Thần trong bài thánh ca Veni Creator Spiritus.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TUỔI GIÀ – BÀI 4. VĨNH BIỆT VÀ DI SẢN : KÝ ỨC VÀ CHỨNG TÁ
Trong buổi tiếp kiến chung hôm 23/3/2022, Đức Phanxicô tiếp tục bài giáo lý về tuổi già. Dựa vào trình thuật Thánh Kinh về di chúc thiêng liêng của Môisê, hay còn được gọi là « Bài ca của Môisê », ngài mời gọi các Kitô hữu suy niệm về kinh nghiệm đức tin của Môisê, vốn được truyền lại như di sản trong Giáo hội. Theo hình ảnh của Môisê, người cao tuổi ngày nay « đi vào đất hứa, mà Thiên Chúa mong muốn cho mỗi thế hệ, khi họ mang lại cho người trẻ sự khai tâm tốt đẹp của chứng tá của họ và truyền lại lịch sử đức tin ».
BÀI GIÁO LÝ CỦA ĐỨC PHANXICÔ VỀ TUỔI GIÀ- BÀI 3. TUỔI GIÀ, NGUỒN LỰC CHO TUỔI TRẺ VÔ TÂM
Tiếp tục loạt bài giáo lý về tuổi già, trong buổi tiếp kiến chung hôm 16/3/2022, Đức Phanxicô bàn về hình ảnh ông Nô-ê. Đang khi thế giới hiện nay phải chịu nhiều ràng buộc và áp lực khác nhau, nơi mà sự băng hoại đang thống trị, thì ơn gọi của Nô-ê, được Thiên Chúa chọn, rất giàu ý nghĩa.
ĐỨC PHANXICÔ, VỊ GIÁO HOÀNG CỦA ĐỐI THOẠI TRÊN CON ĐƯỜNG LOAN BÁO TIN MỪNG
Kỷ niệm 9 năm Đức Phanxicô được bầu làm Giáo hoàng diễn ra vào thời điểm u ám của lịch sử, được ghi dấu bởi cuộc xung đột ở Ucraina. Nhưng ngày 13/3/2013 cho đến nay, Đức Thánh Cha đã không ngừng hành động vì hòa bình và hòa giải giữa các dân tộc, mang niềm hy vọng của Thiên Chúa đến các vùng ngoại vi của thế giới.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TUỔI GIÀ – BÀI 2. TUỔI THỌ : BIỂU TƯỢNG VÀ CƠ HỘI
Trong buổi tiếp kiến chung hôm 2/3/2022, Thứ Tư Lễ Trọ, Đức Phanxicô tiếp tục bài giáo lý về tuổi già, bàn về « Tuổi thọ : biểu tượng và cơ hội ». Ngài đề cập đến vấn đề về sự thông truyền và gặp gỡ giữa các thế hệ và đồng thời mời gọi chúng ta đừng bị lôi cuốn vào sự thái quá của tốc độ, của một lối sống vội vàng, vốn đang thịnh hành, để đặt mình vào nhịp sống chậm và lắng nghe người già. Và ngài kêu gọi cần phải chấp nhận « mất thời gian » để xây dựng mối liên kết giữa các thế hệ.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TUỔI GIÀ – BÀI 1. THỜI GIAN ÂN SỦNG VÀ SỰ LIÊN KẾT CÁC LỨA TUỔI CỦA CUỘC ĐỜI
« Hôm nay, chúng ta bắt đầu một cuộc hành trình giáo lý tìm kiếm sự soi sáng nơi Lời Chúa về ý nghĩa và giá trị của tuổi già ». Đức Phanxicô bắt đầu loạt bài giáo lý mới về tuổi già, « Bài 1 : Thời gian ân sủng và sự liên kết các lứa tuổi của cuộc đời », với lời mời gọi như thế trong buổi tiếp kiến chung hôm 23/2/2022, và đồng thời nhắc nhớ : « Tuổi già cũng quan trọng – và rất đẹp – cũng quan trọng như tuổi trẻ. … Mối liên kết giữa các thế hệ, vốn khôi phục lại cho con người mọi lứa tuổi của cuộc đời, là món quà đã mất của chúng ta và chúng ta phải lấy lại. » Và Lời Chúa có thể soi sáng cho mối liên kết này.
CHỦ ĐỀ CỦA NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI CAO TUỔI LẦN II
Được cử hành vào ngày 24/7 sắp đến, Ngày Thế giới Ông Bà và Người Cao Tuổi lần II sẽ có chủ đề : « Già cỗi rồi, vẫn sinh hoa kết quả » (Tv 92, 15).
BÀI GIÁO LÝ VỀ THÁNH GIUSE : BÀI 11. THÁNH GIUSE, BỔN MẠNG CỦA SỰ CHẾT LÀNH
« Chúng ta phải đồng hành với mọi người cho đến khi chết, nhưng không được gây ra cái chết hay thúc đẩy bất cứ hình thức tự sát nào. Tôi nhắc lại rằng quyền được chăm sóc và điều trị cho mọi người phải luôn ưu tiên, để những người yếu nhất, đặc biệt là người già và bệnh tật không bao giờ bị gạt bỏ. » Đức Phanxicô kêu gọi như thế, tại buổi tiếp kiến chung ngày 9/2/2022, trong bài giáo lý về « Thánh Giuse, bổn mạng của sự chết lành », một bài suy niệm về sự chết và qua đó ngài kêu gọi tôn trọng sự sống của con người.