Posts Tagged ‘Phanxicô-I’
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 21. LỜI CẦU NGUYỆN NGỢI KHEN

Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Anh chị em thân mến, hôm nay chúng ta đề cập chiều kích ngợi khen trong lời cầu nguyện. Chúng ta bắt đầu từ một đoạn quan trọng trong cuộc đời của Chúa Giêsu. Sau những phép lạ đầu tiên và sự tham gia của các môn đệ vào việc loan báo Nước Thiên Chúa, sứ mạng của Đấng Mêsia đã trải qua một cuộc khủng hoảng. Trong giây phút thất vọng này, Chúa Giêsu cất lên một lời ngợi khen vui mừng.
KINH NỮ VƯƠNG THIÊN ĐÀNG CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH NĂM B: TÔI ĐÁNG GIÁ VÔ TẬN BẰNG CHÍNH MẠNG SỐNG CỦA NGÀI

Trong buổi đọc Kinh Nữ Vương Thiên Đàng hôm Chúa Nhật 21/4/2024, Đức Phanxicô suy niệm về ý nghĩa của hình ảnh Mục Tử Nhân Lành mà Chúa Giêsu nói đến, và đồng thời mời gọi mỗi Kitô hữu cảm nhận tình thương dâng hiến của Ngài cũng như nhận ra bản thân luôn có giá trị vô tận trong mắt Ngài, đáng giá bằng chính mạng sống của Ngài.
CẦU NGUYỆN CHO CÁC ƠN GỌI, MỘT NGÀY THẾ GIỚI ĐƯỢC THÀNH LẬP CÁCH ĐÂY 60 NĂM TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG

Chúa Nhật này, ngày 21 tháng Tư, Chúa Nhật “Chúa Chiên Lành”, Giáo hội Công giáo dành riêng cho việc cầu nguyện cho các ơn gọi. Sáu mươi năm sau khi thiết lập Ngày Thế giới này, khái niệm “ơn gọi” đã được mở rộng đến tất cả những người đã được rửa tội.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 22. CẦU NGUYỆN VỚI THÁNH KINH

Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Thưa anh chị em, những lời của Thánh Kinh không được viết ra để lưu giữ trên giấy, nhưng để được đón nhận và nảy mầm trong tâm hồn chúng ta.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 23. CẦU NGUYỆN TRONG PHỤNG VỤ

Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Thưa anh chị em, trong lịch sử Giáo Hội, nhiều lần đã có cám dỗ thực hành một Kitô giáo riêng tư, không nhìn nhận tầm quan trọng thiêng liêng của các nghi thức phụng vụ.
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI CẦU NGUYỆN CHO CÁC ƠN GỌI 2024

Nhân Ngày Thế giới Cầu nguyện cho các Ơn gọi lần thứ 61 vào ngày 21/4/2024, Đức Phanxicô mời gọi mọi người hãy gieo rắc niềm hy vọng và xây dựng hòa bình. Trong một thế giới được đánh dấu bởi “những thách thức lịch sử”, ngài giải thích rằng tất cả chúng ta đều được kêu gọi “ “hiến dâng thân xác và tâm hồn” cho niềm hy vọng của Tin Mừng”, “trở thành dấu chỉ và công cụ của tình yêu, của sự chào đón, vẻ đẹp và hòa bình, trong bối cảnh chúng ta đang sống”.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TẬT XẤU VÀ NHÂN ĐỨC – BÀI 15. NHÂN ĐỨC TIẾT ĐỘ

Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến, hôm nay bài giáo lý của chúng ta bàn về nhân đức bản lề cuối cùng là đức tiết độ. Đó là khả năng kiềm chế bản thân, là nghệ thuật không để mình bị lấn át bởi những đam mê nổi loạn và sắp đặt trật tự trong trái tim mình. Đó là nhân đức của sự đúng mực.
TUYÊN NGÔN DIGNITAS INFINITA VỀ PHẨM GIÁ CON NGƯỜI: PHẦN 4

4. Một số vi phạm nghiêm trọng đối với nhân phẩm
33. Dưới ánh sáng của những suy tư đã được đưa ra cho đến nay về đặc tính trung tâm của phẩm giá con người, phần cuối cùng của Tuyên ngôn đề cập đến một số vi phạm cụ thể và nghiêm trọng đối với phẩm giá đó.
ĐỨC TGM GALLAGHER : « KHÔNG AI THỰC SỰ NÊN TỰ GIAM MÌNH TRONG QUÁ KHỨ »

Đức TGM Paul Richard Gallagher, Ngoại trưởng Tòa Thánh, đã có buổi trả lời phỏng vấn với Ủy ban Truyền thông Xã hội của Hội đồng Giám mục Việt Nam, vào ngày 14/4/2024. Qua cuộc phỏng vấn này, người Công giáo Việt Nam có cơ hội thực sự lắng nghe ngài « trải lòng » mình nhân chuyến viếng thăm lịch sử đến đất nước Việt Nam để gặp gỡ đối thoại với các cấp chính quyền và HĐGM VN, cũng như để bày tỏ sự gần gũi của Đức Thánh Cha Phanxicô đối với Giáo hội Việt Nam với hơn 7,2 triệu người Công giáo. Và đây có lẽ thực sự là những gì mà người dân Việt Nam muốn nghe sau chuyến viếng thăm này.
KINH NỮ VƯƠNG THIÊN ĐÀNG CHÚA NHẬT III PHỤC SINH NĂM B: CHIA SẺ NIỀM TIN VÀO CHÚA GIÊSU PHỤC SINH

Trong buổi đọc Kinh Nữ Vương Thiên Đàng hôm Chúa Nhật III Phục Sinh, ngày 14/4/2024, Đức Phanxicô đã mời gọi các tín hữu hãy chia sẻ cuộc gặp gỡ của chúng ta với Chúa Giêsu với gia đình, cộng đoàn và bạn bè của chúng ta. Ngài đảm bảo: « Nếu chúng ta thực thi điều này, thì Chúa Giêsu, như Người đã từng làm với các môn đệ Emmaus vào đêm lễ Vượt Qua, sẽ làm cho ta kinh ngạc và biến những cuộc gặp gỡ lẫn môi trường của ta nên tươi đẹp hơn bội phần ».
TUYÊN NGÔN DIGNITAS INFINITA VỀ PHẨM GIÁ CON NGƯỜI: PHẦN 3

3. Phẩm giá, nền tảng của các quyền và bổn phận của con người
23. Như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc lại, “trong nền văn hóa hiện đại, quy chiếu gần nhất đến nguyên tắc về phẩm giá bất khả tước bỏ của nhân vị là Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền, được thánh Gioan Phaolô II xác định là một “cột mốc được đặt trên con đường đường dài và khó khăn của loài người” và là “một trong những biểu hiện cao nhất của lương tâm con người””.[38] Để chống lại những mưu toan nhằm thay đổi hoặc xóa bỏ ý nghĩa sâu xa của Tuyên ngôn này, điều thích hợp là nhắc lại một số nguyên tắc thiết yếu luôn phải được tôn trọng.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 24. CẦU NGUYỆN TRONG CUỘC SỐNG THƯỜNG NGÀY

Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Anh chị em thân mến, lời cầu nguyện khởi đi từ phụng vụ và luôn quay trở lại với cuộc sống thường ngày, nơi tiếp tục cuộc đối thoại với Thiên Chúa. Mọi sự đều được đảm nhận trong cuộc đối thoại này: mọi niềm vui đều trở thành lý do ca ngợi, mọi thử thách đều là cơ hội cầu xin sự giúp đỡ và mọi suy nghĩ đều có thể thấm nhuần lời cầu nguyện. Như thế, nó truyền đạt đến trái tim con người một niềm hy vọng bất khả đánh đổ.
ĐỨC THÁNH CHA SẼ TÔNG DU ĐÔNG NAM Á VÀ CHÂU ĐẠI DƯƠNG TỪ NGÀY 2-13/9/2024

Văn phòng Báo chí Tòa Thánh đã xác nhận vào thứ Sáu ngày 12 tháng Tư về chuyến tông du dài ngày đến châu Á và châu Đại Dương của Đức Thánh Cha, nhân chuyến tông du đến Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor và Singapore từ ngày 2 tháng 9 đến ngày 13 tháng 9 năm 2024.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 26. CẦU NGUYỆN VÀ CHÚA BA NGÔI (2)

Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến,
Tiếp tục loạt bài giáo lý, chúng ta có thể nói rằng cầu nguyện là mối tương quan với Chúa Ba Ngôi, đặc biệt với Chúa Thánh Thần, Đấng là quà tặng đầu tiên của mọi cuộc sống Kitô hữu. Chúa Thánh Thần mở lòng chúng ta ra trước sự hiện diện của Thiên Chúa và lôi kéo nó vào cơn lốc tình yêu của Ngài.
TUYÊN NGÔN DIGNITAS INFINITA VỀ PHẨM GIÁ CON NGƯỜI: DẪN NHẬP

Dẫn nhập
1. (Dignitas infinita) Một phẩm giá vô hạn, được thiết lập một cách bất khả tước bỏ trong chính hữu thể của nó, đều thuộc về mỗi nhân vị, trong mọi hoàn cảnh và trong bất kỳ trạng thái hay tình huống nào của họ. Nguyên tắc này, hoàn toàn có thể được thừa nhận ngay cả chỉ bằng lý trí, sẽ thiết lập tính tối thượng của nhân vị và việc bảo vệ các quyền của họ.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TẬT XẤU VÀ NHÂN ĐỨC – BÀI 14. NHÂN ĐỨC CAN ĐẢM

Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến, nhân đức can đảm mà chúng ta gợi lên hôm nay quả thực là nhân đức mà, trong những lúc khó khăn, đảm bảo cho chúng ta kiên trì và quyết tâm trong việc tìm kiếm sự thiện. Nó giúp chúng ta chống lại những cám dỗ và vượt qua những trở ngại, nỗi sợ hãi, những sự bắt bớ. Nó cũng cho phép chúng ta giáo dục những đam mê của mình và do đó tỏ ra như là nhân đức chiến đấu nhất trong các nhân đức.
ĐHY FERNÁNDEZ COI VIỆC TRA TẤN HOẶC GIẾT NGƯỜI ĐỒNG TÍNH LÀ KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN ĐƯỢC

ĐHY Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin đã giới thiệu Tuyên ngôn “Dignitas infinita” tại Văn phòng Báo chí Tòa thánh; một tài liệu “nền tảng” để nhắc nhở chúng ta rằng “mỗi người đều có phẩm giá bất tước bỏ của mình”. ĐHY tuyên bố: “Đức Giáo hoàng sẽ không bao giờ nói từ ngai tòa (ex cathedra), ngài sẽ không bao giờ tạo ra một tín điều về đức tin hay một tuyên bố dứt khoát”. Về Fiducia Supplicans, một Tuyên ngôn “được khoảng 7 tỷ tín hữu lượt xem”, ĐHY chỉ ra rằng “Đức Giáo hoàng đã mở rộng khái niệm chúc lành”. Ngài cũng cảnh báo những hồng y, giám mục và linh mục nào coi Đức Phanxicô là dị giáo, đi ngược với truyền thống, đó là đang phản bội lời thề vâng phục Đức Thánh Cha vào ngày phong chức của mình.
TUYÊN NGÔN DIGNITAS INFINITA VỀ PHẨM GIÁ CON NGƯỜI: GIỚI THIỆU

Giới thiệu
Trong Hội nghị ngày 15 tháng 3 năm 2019, Bộ Giáo lý Đức tin đã quyết định khởi xướng “việc soạn thảo một bản văn nhấn mạnh đến tính chất không thể tránh khỏi của khái niệm phẩm giá của nhân vị trong nhân học Kitô giáo và minh họa tầm quan trọng cũng như những ngụ ý tích cực về mặt xã hội, chính trị và kinh tế, bằng cách quan tâm đến những phát triển mới nhất của chủ đề này trong phạm vi học thuật và những hiểu biết đôi chiều của nó trong bối cảnh ngày nay”.
KINH NỮ VƯƠNG THIÊN ĐÀNG CHÚA NHẬT II PHỤC SINH: VỚI CHÚA GIÊSU, CÁC VẾT THƯƠNG TRỞ NÊN NHỮNG KÊNH CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT VÀ THA THỨ

Trong Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót này, Đức Phanxicô đã đưa ra một bài suy niệm về sự sự sống viên mãn và việc hiện thực hóa nó nơi Chúa Giêsu. Ngài mời gọi các tín hữu hãy gặp Chúa Giêsu Phục Sinh để cảm nhận được sự sống đích thực mà con người khát mong, ngay giữa những đau thương của cuộc sống, bởi vì « với Chúa Giêsu, các vết thương của Người trở nên những kênh của lòng thương xót và sự tha thứ ».
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 25. CẦU NGUYỆN VÀ CHÚA BA NGÔI (1)

Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Anh chị em thân mến, hôm nay chúng ta sẽ thấy làm thế nào, nhờ Chúa Giêsu, cầu nguyện Kitô giáo mở rộng đến Chúa Ba Ngôi, đại dương bao la của tình yêu Thiên Chúa. Tự mình chúng ta không biết phải cầu nguyện như thế nào cho đúng và chính Chúa Giêsu là Đấng dẫn chúng ta vào mối quan hệ với Thiên Chúa.