Posts Tagged ‘Phanxicô-I’
THÔNG ĐIỆP PACEM IN TERRIS, 60 NĂM VÀ MỘT DI SẢN NGOẠI GIAO VẪN CÒN NGUYÊN GIÁ TRỊ
Sáu mươi năm trước, thông điệp cuối cùng của Đức Gioan XXIII ra đời vào ngày 11/4/1963. Thông điệp phản ảnh ý muốn của Giáo hội dấn thân cho hòa bình thế giới. Ra đời hai tháng trước khi Đức Giáo hoàng Roncalli qua đời, Thông điệp được coi là di chúc của Đức Gioan XXIII. Trao đổi với Pierre de Charentenay, s.j., về tính thích đáng của bản văn này trong việc tìm kiếm hòa bình hiện nay. Cuộc phỏng vấn do Delphine Allaire thực hiện.
KINH NỮ VƯƠNG THIÊN ĐÀNG NGÀY THỨ HAI PHỤC SINH : CHÚNG TA GẶP ĐƯỢC CHÚA GIÊSU KHI LÀM CHỨNG CHO NGÀI
Trước khi đọc kinh Nữ Vương Thiên Đàng hôm thứ Hai trong tuần Bát Nhật Phục Sinh, ngày 10/4/2023, Đức Phanxicô đã đưa ra một suy niệm về tầm quan trọng của việc đừng nản lòng, của việc ra khỏi nỗi sợ hãi và thống khổ của mình, để tìm gặp Chúa Giêsu Phục Sinh, Đấng chúng ta gặp được khi loan báo và làm chứng về Ngài.
SỨ ĐIỆP PHỤC SINH URBI ET ORBI 2023 : HÃY NHANH CHÓNG BƯỚC ĐI TRÊN CON ĐƯỜNG HÒA BÌNH VÀ HUYNH ĐỆ
Hôm Chúa Nhật Lễ Phục Sinh, ngày 9/4/2023, Đức Phanxicô đã đọc Sứ điệp Urbi et Orbi (cho Thành Rôma và toàn Thế giới) trước sự hiện diện khoảng 100 000 tín hữu tại quảng trường thánh Phêrô. Trong sứ điệp truyền thống này, ngài kêu gọi « chúng ta hãy nhanh chóng lớn lên trên con đường tin tưởng lẫn nhau », « hãy nhanh chóng vượt qua những xung đột và chia rẽ », « ta hãy nhanh chóng bước đi trên con đường hòa bình và huynh đệ ».
LỄ PHỤC SINH : PHÉP LÀNH « URBI ET ORBI » LÀ GÌ ?
Urbi et Orbi. Cho thành phố và cho thế giới. Phép lành long trọng này, được Đức Thánh Cha công bố vào Lễ Phục Sinh, Giáng Sinh và những dịp hiếm hoi khác, tượng trưng cho sự kiện ngài nói với tư cách là Giám mục thành Rôma và mục tử hoàn vũ. Phép lành này được kèm theo ơn toàn xá.
THỨ HAI PHỤC SINH HAY THỨ HAI THIÊN THẦN
Chúa Kitô đã phục sinh ! Alleluia ! Các bạn có biết rằng thứ Hai lễ Phục Sinh cũng được gọi là thứ Hai Thiên Thần không ?
CANH THỨC VƯỢT QUA : ĐỪNG NHƯỢNG BỘ CHO NHỮNG NẤM MỘ BỊ NIÊM PHONG
Đức Phanxicô đã chủ sự Canh thức Vượt qua tối thứ Bảy 8/4/2023, trong đó Lễ Phục Sinh được cử hành : cuộc chiến thắng của Chúa Kitô trên sự chết. Trong bài giảng của mình, Đức Thánh Cha mời gọi nhớ lại Galilêa của chính mình, một thời điểm quan trọng trong cuộc sống khi Chúa Kitô trở thành « Chúa của cuộc đời chúng ta », để không nhượng bộ cho “những nấm mộ bị niêm phong”, nhưng “tìm lại niềm vui gặp gỡ với Thiên Chúa“.
Ở COLISÉE, CÁC NẠN NHÂN CHIẾN TRANH CẦU XIN ƠN BÌNH AN CỦA CHÚA KITÔ
Đàng Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh đã diễn ra ở Colisée vào tối 7/4/2023 trước sự hiện diện khoảng 20 000 tín hữu. Vì Đức Thánh Cha vắng mặt do thời tiết lạnh, nên ĐHY De Donatis đã hướng dẫn nghi thức này. Các bài suy niệm 14 chặng năm nay là những chứng tá đến từ các nước có chiến tranh, được lắng nghe bởi Đức Thánh Cha trong các chuyến tông du của ngài.
THỨ SÁU TUẦN THÁNH TẠI VATICAN : TẠI SAO BÍ MẬT NHƯ THẾ XUNG QUANH ĐÀNG THÁNH GIÁ 2023
Cách hoàn toàn bất thường, Vatican đã không phổ biến trước các bản văn của Đàng Thánh Giá vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 7/4/2023. Một sự chọn lựa giả định để tránh áp lực chính trị : bản văn có thể chứa đựng một lời kêu gọi mạnh mẽ về sự hòa giải của hai dân tộc Ucraina và Nga.
BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ TIỆC LY 2023 : MỖI NGƯỜI CHÚNG TA ĐỀU CÓ THỂ VẤP NGÃ
Chiều Thứ Năm Tuần Thánh, ngày 6/4/2023, Đức Phanxicô đã đến trại giam Casal del Marmo dành cho trẻ vị thành niên ở ngoại ô Rôma, để cử hành Thánh lễ Tiệc Ly. Nhân dịp này, ngài đã rửa chân cho 12 trẻ vị thành niên thuộc các quốc tịch khác nhau đang bị giam trong nhà tù này. Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nhắc nhở rằng mỗi người chúng ta đều có thể vấp ngã và đồng thời mời gọi giúp đỡ nhau và không đi theo con đường sai trái.
BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ LÀM PHÉP DẦU 2023 : SỰ TRƯỞNG THÀNH CỦA LINH MỤC NGANG QUA CHÚA THÁNH THẦN
Hôm 6/4/2023, Thứ Năm Tuần Thánh, Đức Phanxicô đã cử hành Thánh lễ làm phép Dầu ở Vương cung thánh đường thánh Phêrô. Trong bài giảng dài 25 phút của mình, Đức Thánh Cha nói về ý nghĩa của việc xức dầu, nhấn mạnh vai trò của Chúa Thánh Thần trong đời sống linh mục, cách riêng trong những lúc khủng hoảng, vốn có nguy cơ dẫn đến các cám dỗ « thỏa hiệp », « bù trừ » và « nản lòng », cũng cũng có thể là thời cơ cho một hành trình mới. Ngài cũng mời gọi các linh mục tạo nên và gìn giữ sự hài hòa trong Giáo hội. Ngài lưu ý các linh mục về sự phản chứng trong lối sống và cũng không quên cảm ơn về chứng tá dấn thân phục vụ của họ.
ĐỨC PHANXICÔ : “HÃY NHÌN LÊN THẬP GIÁ ĐỂ NIỀM HY VỌNG NẢY SINH TRONG CHÚNG TA”
Chúng ta hãy nhìn Chúa Giêsu bị lột trần và thương tích, và hãy trở về với điều cốt yếu, với sự đơn sơ, và hãy biến những vết thương của chúng ta thành nguồn hy vọng, và cũng để giúp chữa lành vết thương của tha nhân. Đức Phanxicô đã dành bài giáo lý về « Đấng Chịu Đóng Đinh, nguồn hy vọng » để giúp các tín hữu bước vào Tam Nhật Thánh.
ĐỨC PHANXICÔ KÉO DÀI THỜI HẠN KHÁNG CÁO CHO CÁC TU SĨ BỊ SA THẢI KHỎI DÒNG TU
Một tự sắc của Đức Phanxicô được công bố vào ngày 3/4/2023. Một người bị sa thải khỏi Dòng tu giờ đây sẽ có 30 ngày để trình bày kháng cáo của mình, và sẽ không còn cần phải « yêu cầu bằng văn bản việc hủy bỏ hoặc sửa đổi sắc lệnh đối với tác giả của nó ».
ĐỨC PHANXICÔ : HÃY QUAN TÂM ĐẾN « NHỮNG CHÚA KITÔ BỊ BỎ RƠI »
Trong Lễ Lá, hôm Chúa Nhật 2/4/2023, Đức Phanxicô đã mời gọi các tín hữu hướng đến “những người bị bỏ rơi”. Ngài cảm ơn mọi người về lời cầu nguyện dành cho ngài trong thời gian nằm viện.
NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ HẰNG NĂM DIỄN RA VÀO CHÚA NHẬT NÀO ?
Có người hỏi chúng tôi : « Ngày mai, Chúa Nhật Lễ Lá (2/4/2023), có phải là Ngày Quốc tế Giới Trẻ không, vì thấy trong Lời nguyện tín hữu vẫn coi là Ngày Quốc tế Giới trẻ ? » Và có lẽ còn thấy một số giáo phận vẫn còn tổ chức ngày này vào Chúa Nhật Lễ Lá.
ĐỨC THÁNH CHA XUẤT VIỆN
« HỌC THUYẾT KHÁM PHÁ » CHƯA BAO GIỜ LÀ CỦA CÔNG GIÁO
Một « thông tri » chung từ các Bộ Văn hóa và Phát triển con người toàn tiện thừa nhận rằng « nhiều Kitô hữu đã thực hiện những hành vi ác ý » đối với người dân bản địa. Nhưng những sắc lệnh của các Đức Giáo hoàng vào thế kỷ XV nhượng lại tài sản của các dân tộc nguyên thủy cho những quốc vương thực dân là các tài liệu chính trị, được dùng làm công cụ cho các hành vi vô đạo đức. Từ năm 1537, Đức Giáo hoàng Phaolô III đã long trọng tuyên bố rằng người bản địa không được bị biến thành nô lệ hay bị tước đoạt.
BÀI GIÁO LÝ VỀ NIỀM SAY MÊ LOAN BÁO TIN MỪNG: LÒNG NHIỆT THÀNH TÔNG ĐỒ CỦA NGƯỜI TÍN HỮU – BÀI 9. CÁC CHỨNG NHÂN: THÁNH PHAOLÔ 1
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến,
Để minh họa hành trình giáo lý của chúng ta về lòng nhiệt thành tông đồ, chúng ta nhìn vào hình ảnh của thánh Phaolô Tông đồ. Câu chuyện của ngài mang tính biểu tượng. Chúng ta nhận thấy rằng lòng nhiệt thành của ngài đối với Tin Mừng xuất hiện sau khi ngài hoán cải. Không phải một ý tưởng đơn giản hay một xác tín đã biến đổi ngài, nhưng là cuộc gặp gỡ của ngài với Chúa Kitô Phục Sinh.
TÒA THÁNH CHỈ RA « BA CĂN BỆNH » CỦA CÁC NỀN DÂN CHỦ HIỆN ĐẠI
Bộ trưởng ngoại giao của Tòa Thánh, Đức cha Paul Richard Gallagher, đã có bài phát biểu về nền dân chủ « theo sự khôn ngoan của các Giáo hoàng » trong bối cảnh địa chính trị hiện nay. Bài phát biểu tại một hội nghị ở phân khoa khoa học xã hội của đại học giáo hoàng Grégorien ở Rôma, vào ngày 27/3/2023.
ĐỨC PHANXICÔ : CHỦNG VIỆN, MỘT NƠI ĐỂ NÓI SỰ THẬT VỚI CHÍNH MÌNH
Sáng thứ Hai 27/3/2023, Đức Phanxicô đã tiếp kiến các giám mục, chủng sinh và các nhà đào tạo của họ đến từ Calabria, một vùng ở miền Nam nước Ý. Cảnh giác óc thăng tiến địa vị lợi lộc (carriérisme), ngài khích lệ họ giữ Chúa làm nền tảng cho thừa tác vụ linh mục của mình, trước khi đề cập thách thức biến đổi các chủng viện.
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT V MÙA CHAY NĂM A: HÃY RA KHỎI NGÔI MỘ CỦA CÁC VẤN ĐỀ CỦA MÌNH ĐỂ LÀM CHỨNG CHO NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚA GIÊSU
Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 26/3/2023, qua đoạn Tin Mừng về sự phục sinh của Ladarô, Đức Phanxicô mời gọi các tín hữu hãy giữ vững đức tin ngay cả khi mọi sự xem ra không còn gì hy vọng, “đừng để mình bị những cảm giác tiêu cực đè bẹp”. Ngài mời gọi họ hãy ra khỏi ngôi mồ của các vấn đề của mình để phó thác cho Chúa Giêsu, Đấng ban sự sống, và đồng thời “làm chứng cho niềm hy vọng và niềm vui của Chúa Giêsu” trong môi trường sống của mình.