Posts Tagged ‘Phanxicô-I’
BÀI GIÁO LÝ VỀ NIỀM SAY MÊ LOAN BÁO TIN MỪNG : LÒNG NHIỆT THÀNH CỦA NGƯỜI TÍN HỮU – BÀI 23. THÁNH CHARLES DE FOUCAULD, TRÁI TIM RUNG ĐỘNG ĐỨC ÁI TRONG CUỘC SỐNG ẨN DẬT

Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến,
Charles de Foucauld, sau một tuổi trẻ xa cách Thiên Chúa và hoàn toàn chìm đắm trong lạc thú, đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời mình khi gặp được Chúa Kitô, Đấng đã thu hút ngài đến với Người. Và, từ sự thu hút về Chúa Kitô, ngài đã đi đến chỗ bắt chước Chúa Kitô bằng cách đặt mình vào trường học của Người. Chính cuộc sống ẩn dật ở Nadarét đã trở thành lý tưởng của ngài và ngài sống ở sa mạc Sahara trong cảnh nghèo khó và thinh lặng. Một sự thinh lặng tràn ngập Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể mà từ đó ngài hiểu được sức mạnh loan báo Tin Mừng.
THƯỢNG HỘI ĐỒNG : BẮT ĐẦU SUY TƯ VỀ CÁCH THỨC GIÁO HỘI BƯỚC ĐI TRONG THẾ GIỚI

Trong cuộc họp báo ngày 17/10/2023, Chủ tịch Ủy ban Thông tin cho viết về công việc của Đại hội, tập trung trong hai ngày qua vào các chủ đề như thừa tác vụ của giám mục, khả năng sửa đổi giáo luật và sự đóng góp của giáo dân. Đối với giáo sư Ryan, “chức linh mục nữ là một vấn đề nhỏ không phản ánh được nhu cầu của phụ nữ ngày nay”. Đức Hồng y Lopéz Romero báo trước: “Tiến trình này vẫn còn dài, đừng mong đợi kết luận”.
ĐỨC PHANXICÔ : « ĐỂ VUỢT QUA CÁC CUỘC KHỦNG HOẢNG, CHÚNG TA CẦN NHỮNG NHÀ LÃNH ĐẠO CỦA NHÂN LOẠI »

Trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Télam của Argentina, Đức Phanxicô được hỏi về nhiều chủ đề: chiến tranh, lao động, Thượng hội đồng, những thách thức của trí tuệ nhân tạo hay thậm chí là đức cậy.
TÔNG HUẤN VỀ THÁNH TÊRÊSA: HỒNG ÂN TÍN THÁC, CHINH PHỤC VÀ CHIẾN ĐẤU

Đây là tông huấn thứ bảy trong triều đại giáo hoàng của ngài, tông huấn đầu tiên được dành riêng cho một thánh nữ. Đức Thánh Cha Phanxicô dành tông huấn mới nhất của mình cho nhân vật tâm linh Têrêsa thành Lisieux. Với tựa đề “Niềm tín thác”, nó được ra đời vào Chúa nhật ngày 15 tháng 10, trước Tuần thế giới truyền giáo, vào ngày lễ nhớ một nữ tu Cát Minh vĩ đại khác, Thánh Têrêsa Avila.
THƯỢNG HỘI ĐỒNG: INTERNET, LÃNH THỔ TRUYỀN GIÁO MỚI, GIỚI TRẺ MỞ ĐƯỜNG

ĐHY Tổng tường trình viên của Thượng Hội đồng đã khai mạc phiên họp chung lần thứ tám vào thứ Sáu 13/10/2023, bằng cách giới thiệu cuộc thảo luận về phần B2 của Tài liệu làm việc, dành cho công cuộc truyền giáo: “lục địa kỹ thuật số” không chỉ là một công cụ loan báo Tin Mừng; nó thay đổi cách sống của chúng ta. Công việc cũng sẽ tập trung vào việc thăng tiến “phẩm giá phép rửa của phụ nữ” và vào thừa tác vụ giám mục “hiệp hành”.
TÔNG HUẤN VỀ THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU : HỒNG ÂN TÍN THÁC

Tông huấn dành riêng cho Thánh Têrêsa thành Lisieux có tựa đề “Niềm tín thác” (C’est la confiance) đã được công bố vào Chúa Nhật ngày 15 tháng 10, nhân dịp kỷ niệm 150 năm ngày sinh của thánh nữ (2/1/1873), nhưng cũng là kỷ niệm 100 năm ngày phong chân phước cho ngài (29/4/1923). Trong 27 trang bằng tiếng Pháp, Đức Thánh Cha khảo sát thiên tài thiêng liêng và thần học của Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu và Thánh Nhan.
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXVIII THƯỜNG NIÊN NĂM A : NÓI KHÔNG VỚI THIÊN CHÚA LÀ BI KỊCH ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG CON NGƯỜI

“Hôm nay Chúa Giêsu mời gọi chúng ta tìm thời gian giải phóng: thời gian dành cho Thiên Chúa, thời gian soi sáng và chữa lành tâm hồn chúng ta, gia tăng bình an, niềm tin và niềm vui trong chúng ta, cứu chúng ta khỏi sự dữ, sự cô đơn và mất đi ý nghĩa”. Đức Phanxicô nhắc nhở như thế trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 15/10/2023, và đồng thời cho thấy việc nói không với Thiên Chúa là bi kịch của cuộc sống con người.
ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI CÁC TU SĨ DÒNG SCALABRINI TIẾP TỤC SỨ MẠNG CỦA HỌ BÊN CẠNH NGƯỜI DI CƯ

Thứ Bảy ngày 14/10/2023, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến các nhà truyền giáo là thành viên của dòng truyền giáo do thánh Jean-Baptiste Scalabrini thành lập. Ngài mời gọi họ khám phá lại đặc sủng của đấng sáng lập họ, trong việc phục vụ những người di cư, bằng cách bám rễ vào đời sống cầu nguyện và việc chầu Thánh Thể.
ĐỨC PHANXICÔ : CHIẾN TRANH LUÔN LÀ MỘT SAI LẦM, TRẺ EM SẼ CỨU CHÚNG TA

Trong một cuốn sách minh họa do Domenico Agasso, chuyên viên về Vatican của tờ nhật báo La Stampa của Turin, biên tập và được Mondadori xuất bản bằng tiếng Ý, Đức Thánh Cha đã trả lời các câu hỏi của trẻ em trên khắp thế giới. Qua đó, ngài mời gọi những người lớn, kể cả các nhà lãnh đạo các quốc gia, cần học hỏi từ các trẻ em.
CHIẾN TRANH ISRAEL – HAMAS : VATICAN ĐỀ NGHỊ LÀM TRUNG GIAN HÒA GIẢI VÀ KÊU GỌI ISRAEL KHÔNG TẤN CÔNG THƯỜNG DÂN

Quốc vụ khanh Tòa Thánh nói chuyện với truyền thông Vatican về cuộc xung đột đang diễn ra giữa Hamas và Israel. Đối với ĐHY Parolin, ưu tiên hàng đầu là thả các con tin bị Hamas bắt giữ. Về vấn đề này, Tòa Thánh sẵn sàng cho bất kỳ sự trung gian hòa giải cần thiết nào.
CHIẾC THUYỀN CỦA THÁNH PHÊRÔ ĐƯỢC ĐƯA VÀO VIỆN BẢO TÀNG VATICAN

Một bản sao trung thực chiếc thuyền từ thời Chúa Giêsu được tìm thấy ở Thánh Địa đã được đặt, vào ngày 10/10/2023, tại lối vào bảo tàng Vatican. Đây là “chiếc thuyền của thánh Phêrô”, được tặng cho Đức Thánh Cha vào tháng 3 vừa qua. Cá nhân Đức Thánh Cha muốn nó được trưng bày cho tất cả mọi người xem.
BÀI GIÁO LÝ VỀ NIỀM SAY MÊ LOAN BÁO TIN MỪNG : LÒNG NHIỆT THÀNH CỦA NGƯỜI TÍN HỮU – BÀI 22. THÁNH JOSÉPHINE BAKHITA : CHỨNG NHÂN CHO SỨC MẠNH BIẾN ĐỔI CỦA ƠN THA THỨ CỦA CHÚA KITÔ

Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến, trong loạt bài giáo lý về lòng nhiệt thành tông đồ, hôm nay chúng ta để cho mình được truyền cảm hứng bởi chứng từ của Thánh Joséphine Bakhita, một vị thánh người Sudan. Đây là cơ hội để chúng ta cầu nguyện cho dân tộc này đang bị ảnh hưởng bởi một cuộc xung đột vũ trang khủng khiếp. Danh tiếng của Thánh Bakhita đã vượt qua các biên giới và đến với tất cả những người mà căn tính và phẩm giá bị khước từ.
ĐHY HOLLERICH : « TẤT CẢ CHÚNG TA ĐỀU ĐƯỢC MỜI GỌI TRỞ THÀNH MỘT PHẦN CỦA GIÁO HỘI »

Tổng tường trình viên của Thượng Hội đồng, Đức Hồng y của Luxembourg đã khai mạc, vào sáng thứ Hai 9/10/2023, phiên họp chung thứ tư dành riêng cho việc tiếp tục nghiên cứu Tài liệu làm việc. “Một số người nhận xét rằng căng thẳng sẽ gia tăng, nhưng chúng ta không được sợ hãi miễn là chúng ta là anh chị em bước đi cùng nhau”, ngài nhấn mạnh và đồng thời mời gọi đưa ra “những câu trả lời cụ thể” và thể hiện tình yêu của Thiên Chúa “ngay cả với những người dường như đe dọa căn tính của chúng ta.”
THƯỢNG HỘI ĐỒNG : QUYỀN TỐI THƯỢNG CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÀ GÌ ?

Đối với các Hồng y bảo thủ đã bày tỏ mối quan ngại của họ khi khai mạc Thượng hội đồng về tương lai của Giáo hội, Đức Phanxicô nhắc nhở rằng Giáo hoàng là người nắm giữ “quyền bính tối cao” và quyền bính này tương thích với việc thực thi tính hiệp hành. Đó là một tầm nhìn gần đây về quyền tối thượng của Đức Giáo hoàng.
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT 27 THƯỜNG NIÊN NĂM A: BIẾT ƠN ÁNH SÁNG CHIẾU RỌI HẰNG NGÀY TRONG TÂM HỒN CHÚNG TA

Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 8/10/2023, Đức Phanxicô nhắc nhở các tin hữu về tầm quan trọng của việc vun trồng lòng biết ơn đối với ân sủng của Thiên Chúa, biết ơn về ánh sáng hằng ngày đang chiếu rọi trong tâm hồn chúng ta. Vì ở cội nguồn của những xung đột và bạo lực, luôn có sự vô ơn và long tham lam.
LUÂN LÝ CỦA GIÁO HỘI : CÓ CẦN PHẢI ĐỐI LẬP HAI ĐỨC GIÁO HOÀNG GIOAN-PHAOLÔ II VÀ PHANXICÔ KHÔNG ?

Đúng ba mươi năm trước, thông điệp « Veritatis Splendor » của Đức Gioan-Phaolô II ra đời. Thông điệp này nhắc nhớ đặc tính phổ quát và bắt buộc của luật luân lý của Giáo hội. Cha Alain Thomasset (1), thần học gia luân lý, giải thích tầm quan trọng của nó cũng như sự thay đổi viễn cảnh mà tông huấn « Amoris Laetitia », năm 2006, đã mang lại.
CHA THEOBALD : MỘT THƯỢNG HỘI ĐỒNG LẮNG NGHE, SẴN SÀNG CHO SỰ NGẠC NHIÊN

“Con đường của tính hiệp hành là con đường mà Thiên Chúa mong đợi nơi Giáo hội của thiên niên kỷ thứ ba”. Hành trình này nằm trong đường hướng “aggiornamento” (cập nhật hóa) của Giáo hội do Công đồng Vatican II đề xuất. Do đó, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các Giáo hội địa phương suy nghĩ về những cách thức làm cho Giáo hội hoàn vũ trở nên có tính hiệp hành hơn, thông qua sự hiệp thông, tham gia và sứ vụ. Về điều này, lắng nghe và đối thoại là chủ yếu như một phong cách sống. Cha Christoph Theobald, một nhà thần học nổi tiếng của Dòng Tên, là một trong những tham dự viên “chuyên gia” của Đại hội Thượng hội đồng. Vị giáo sư danh dự của khoa thần học của Trung tâm Sèvres ở Paris trình bày cho chúng ta các vấn đề.
THƯỢNG HỘI ĐỒNG : ĐẶC BIỆT QUAN TÂM ĐẾN NỮ GIỚI, NGƯỜI NGHÈO VÀ UCRAINA

Trong buổi họp báo lần hai, chủ tịch Ủy ban Thông tin Thượng hội đồng, ông Paolo Ruffini, đã trình bày các chủ đề được thảo luận từ hôm qua đến hôm nay trong các nhóm nhỏ và trong các bài phát biểu được đưa ra trong phòng bán nguyệt. Trong số đó có việc xem xét lại các cơ cấu của Giáo hội, các vụ lạm dụng, đối thoại liên tôn và “sự lựa chọn” dành cho người nghèo. “Tầm quan trọng của việc trút bỏ mọi thứ không phù hợp với Tin Mừng” đã được nhấn mạnh. Vả cả việc liên quan đến cuộc phỏng vấn của ĐHY Müller.
TUYỂN TẬP CÁC BÀI DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ : ƯỚC GÌ GIÁO HỘI ĐƯỢC LÀM NÊN BỞI NHỮNG NGƯỜI THÁNH THIỆN, CHỨ KHÔNG PHẢI NHỮNG NGƯỜI TRẦN TỤC

Để giúp mọi người “tỉnh thức và chiến đấu, bằng sức mạnh cầu nguyện, chống lại bất kỳ sự phó mặc nào cho tính trần tục thiêng liêng”, Đức Phanxicô đã ký lời tựa cho một tuyển tập được xuất bản vào thứ Sáu tuần này tại Ý bởi Nhà xuất bản Vatican. Nó tập hợp hai trong số các bài phát biểu của ngài. Bài đầu tiên có tựa đề “Hư hỏng và tội lỗi” là một bài viết từ năm 1991, được tái bản năm 2005 khi ngài còn là Tổng Giám mục Buenos Aires. Thứ hai là “Thư gửi các linh mục giáo phận Rôma” được xuất bản trong năm nay.
ĐHY OUELLET ĐANG CHUẨN BỊ MỘT HỘI NGHỊ Ở VATICAN VỀ ƠN GỌI

Cùng với Trung tâm Nghiên cứu và Nhân chủng học về ơn gọi (CRAV), ĐHY Marc Ouellet đang chuẩn bị tiếp nối hội nghị chuyên đề năm 2022 trước đó bàn về thần học về chức tư tế. Vào ngày 1 và 2 tháng 3 năm 2024, nhân học về ơn gọi sẽ được thảo luận để đối diện với một xã hội mất niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô và sự hiệp thông với người khác.