Posts Tagged ‘Phanxicô-I’
ĐỨC PHANXICÔ MONG ƯỚC GIÁO HỘI CÓ THỂ SỐNG « TRONG TỰ DO VÀ YÊN BÌNH » Ở TRUNG QUỐC
Trước Ngày thế giới cầu nguyện cho Giáo hội ở Trung quốc, Đức Phanxicô đã mời gọi các tín hữu cầu nguyện cho các anh chị em của mình ở Trung quốc, vốn trải qua những thời điểm « thường xuyên phức tạp ».
KINH NỮ VƯƠNG THIÊN ĐÀNG CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH NĂM C : LẠY CHÚA, XIN BAN CHO CON BÌNH AN CỦA CHÚA ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI KIẾN TẠO HÒA BÌNH
« Anh chị em thân mến, không có tội lỗi nào, không có thất bại nào, không có oán thù nào có thể ngăn cản chúng ta kiên quyết cầu xin món quà này từ Chúa Thánh Thần, Đấng ban cho chúng ta bình an. Càng cảm thấy lòng mình phiến động, càng cảm thấy chúng ta lo lắng, thiếu kiên nhẫn, tức giận, thì chúng ta càng xin Chúa ban cho Thánh Thần bình an. Chúng ta hãy học nói mỗi ngày: « Lạy Chúa, xin ban cho con bình an của Chúa, xin ban cho con Thánh Thần của Chúa » ».
ĐỨC CHA GIOVANNI BATTISTI SCALABRINI, TÔNG ĐỒ CỦA NGƯỜI DI CƯ VÀ CỦA SÁCH GIÁO LÝ, SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH
Đức Phanxicô triệu tập một hội nghị Hồng y về việc phong thánh cho chân phước và là nhà sáng lập dòng Truyền giáo thánh Carôlô Scalabrini, với sự miễn chuẩn phép lạ thứ hai. Trong sắc lệnh được công bố hôm 21/5 còn có việc phong chân phước cho một giáo dân người Tây Ban Nha và bảy Đấng đáng kính mới.
ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
Nhân dịp kỷ niệm 30 năm Công ước về đa dạng sinh học, Đức Phanxicô đã tiếp kiến các tham dự viên của Hội nghị « Thiên nhiên trong Tâm trí. Một nền văn hóa mới về thiên nhiên để bảo vệ sự đa dạng sinh học ». Vào hôm trước của Ngày thế giới đa dạng sinh học, ngài nhấn mạnh sự cần thiết khích lệ việc giáo dục môi trường, khi đối diện với quy mô rộng lớn của một thách thức « liên quan đến tất cả chúng ta ».
ĐỨC PHANXICÔ : CÁC NHÀ GIÁO DỤC, NHỮNG NHÂN VẬT CHÍNH CỦA SỰ THAY ĐỔI LỐI SỐNG
Hôm 21/5/2022, Đức Phanxicô đã tiếp kiến các Sư huynh dòng La San, dịp Tổng công hội lần thứ 46. Ngài đã khích lệ họ đặt các nguyên tắc Tin Mừng vào trung tâm sứ mạng của họ, và góp phần trả lời cho những thách thức hiện tại – cách riêng về tình huynh đệ và bảo vệ môi trường.
TƯỞNG NHỚ MARADONA, CÁC DANH THỦ BÓNG ĐÁ DẤN THÂN VÌ HÒA BÌNH CÙNG VỚI ĐỨC PHANXICÔ
Hôm 19/5/2022, ba ngôi sao bóng đá, Ronaldinho, Dani Alves và Maxi Rodriguez, đã gặp Đức Phanxicô trong một sự kiện được tổ chức bởi Scholas Occurentes, một tổ chức vì giáo dục, đặc biệt hoạt động ở Châu Mỹ Latinh. Một trận cầu vì hòa bình sẽ được tổ chức vào ngày 10/10 tới ở Rôma và sẽ là cơ hội tưởng nhớ Diego Maradona, qua đời năm 2020.
ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI ĐẠI HỌC GIÁO HOÀNG RUMANI Ở RÔMA NUÔI DƯỠNG CỘI NGUỒN ĐỂ TRUYỀN ĐẠT ĐỨC TIN
Hôm 19/5/2022, Đức Phanxicô đã ngỏ lời với các thành viên của Đại học giáo hoàng Rumani ở Rôma còn được gọi là trường « Pio Romeno », nhân kỷ niệm 85 năm thành lập. Ngài khích lệ các linh mục và chủng sinh nuôi dưỡng cội nguồn của đức tin, đề phòng sự tầm thường và biểu lộ tính phổ quát của đạo Công giáo bằng việc vun trồng mảnh đất và giữ gìn bầu không khí tốt lành.
MỘT TU SĨ KHÔNG PHẢI LINH MỤC CÓ THỂ ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM « BỀ TRÊN CAO CẤP »
Một tu sĩ không phải là linh mục của một dòng giáo sĩ sẽ có thể trở thành bề trên của một dòng tu. Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định như thế trong một chỉ dụ có hiệu lực vào ngày 18/5/2022. Đặt lại mối liên hệ giữa việc truyền chức và quyền bính trong Giáo hội, năng quyền này theo sau những thỉnh cầu tha thiết của các tu sĩ dòng Phanxicô. Chính Bộ các Dòng đời sống thánh hiến và các Hội đời sống tông đồ sẽ đánh giá các trường hợp cá nhân cách tùy ý.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TUỔI GIÀ – BÀI 10. ÔNG GIÓP. THỬ THÁCH CỦA ĐỨC TIN, PHÚC LÀNH CỦA SỰ CHỜ ĐỢI
Hôm 18/5/2022, Đức Thánh Cha tiếp tục loạt bài giáo lý về tuổi già, lần này bàn về « Ông Gióp. Thử thách của đức tin, phúc lành của sự mong đợi ». Đức Thánh Cha đề cập đến đức tin được sống trong những thử thách, theo mẫu gương của ông Gióp bộc lộ sự phản đối trước sự dữ và không chấp nhận một « bức tranh biếm họa về Thiên Chúa », cho đến khi Thiên Chúa đáp lời ông. Đối với Đức Thánh Cha, thời gian thinh lặng và chờ đợi trong thử thách có thể là một phúc lành.
ĐHY PAROLIN : TÔNG HIẾN PRAEDICATE EVANGELIUM, MỘT TRONG NHỮNG MỤC TIÊU CỦA TRIỀU ĐẠI GIÁO HOÀNG PHANXICÔ
ĐHY Parolin đã có bài tham luận vào Ngày nghiên cứu ở Latêranô về Tông hiến được công bố ngày 19/3/2022. Ngài giải thích : « Phủ quốc vụ khanh Tòa Thánh không mất đi địa vị trong Giáo triều, các chức năng của nó vẫn như thế nhưng có một số thay đổi ».
VAI TRÒ CỦA ĐẠI HỌC KHI ĐỐI DIỆN VỚI CÁC THÁCH THỨC HIỆN ĐẠI THEO ĐỨC PHANXICÔ
Hôm 16/5/2022, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến các hiệu trưởng của các đại học công lập của Lazio, một vùng của Rôma. Ngài nhắc nhở họ về việc phục vụ « quan trọng » mà đại học phải thực hiện trong xã hội cũng như đối với các sinh viên trẻ được mời gọi đối diện với nhiều cuộc khủng hoảng. Ngài cũng cầu chúc mối liên hệ giữa Giáo hội và tổ chức đại học được củng cố.
ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI CỘNG ĐỒNG CHEMIN NEUF : CHÍNH TRỊ LÀ NGHỆ THUẬT GẶP GỠ HUYNH ĐỆ
Đức Thánh Cha đã tiếp kiến khoảng 80 thành viên của Huynh đoàn chính trị của Cộng đồng Chemin Neuf (Con đường Mới) hôm 16/5/2022. Trước các thành viên trẻ tuổi từ 18 đến 35, ngài đã khai triển một chương trình chính trị theo nghĩa Kitô giáo của thuật ngữ, xoay quanh ba trục : gặp gỡ, suy tư và hành động.
ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI CÁC HỘI GIÁO HOÀNG TRUYỀN GIÁO : MỘT CUỘC HOÁN CẢI SỨ MẠNG BẰNG CẦU NGUYỆN VÀ BÁC ÁI
Đức Phanxicô đã gởi một sứ điệp cho các Hội Giáo hoàng Truyền giáo nhân dịp khai mạc Đại Hội đồng ở Lyon, Pháp, ngày 16/5/2022, cũng là thành phố khai sinh tổ chức này. Ngài biểu dương hình ảnh Pauline Jaricot, người sáng lập Hội truyền bá đức tin, sẽ được phong chân phước vào ngày 22/5/2022 tại Lyon.
BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ PHONG THÁNH MƯỜI CHÂN PHƯỚC : SỰ THÁNH THIỆN ĐƯỢC TẠO NÊN BẰNG NHIỀU YÊU THƯƠNG HẰNG NGÀY
« Sự thánh thiện không phải được tạo nên bởi một vài cử chỉ anh hùng, nhưng bằng nhiều yêu thương hằng ngày », Đức Phanxicô nhắc nhớ như thế trong bài giảng lễ phong thánh cho mười Chân phước hôm 15/5/2022, trước gần 50.000 tín hữu đang hiện diện. Ngài khích lệ hãy để mình được Chúa Kitô yêu thương và rồi yêu thương như Ngài, trong sự phục vụ và trao hiến chính mình.
ĐỨC PHANXICÔ CHÀO MỪNG CÁC THÀNH VIÊN CỦA « NGÔI LÀNG PHANXICÔ »
Hôm 14/5/2022, Đức Phanxicô đã tiếp kiến các cư dân của « Ngôi làng Phanxicô », một dự án sinh thái và liên đới mới mẻ, được khởi động ở Pháp vào năm 2020, dưới sự khởi xướng của Étienne Villemain.
ĐỨC CHA GALLAGHER : UCRAINA CÓ QUYỀN TỰ VỆ
Đức cha Gallagher, Bộ trưởng ngoại giao của Tòa Thánh, sẽ đến Kiev vào tuần tới. Ngài cho biết trong moọt cuộc phỏng vấn với truyền hình Ý, Tòa Thánh luôn dành một chỗ cho đối thoại để đạt tới hòa bình.
SỰ GẦN GŨI CỦA ĐHY PAROLIN VỚI ĐHY ZEN VÀ NIỀM HY VỌNG VỀ MỘT SỰ NGỪNG BẮN Ở UCRAINA
ĐHY Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, đã bình luận về vụ việc ĐHY Zen bị bắt rồi được tại ngoại. Bên lề một sự kiện về Đức Gioan-Phaolô I ở đại học Grêgôriô, ĐHY Parolin cũng đề cập đến cuộc chiến tranh ở Ucraina, vài ngày trước khi Đức cha Gallagher đến Kiev. Ngài lặp lại ý muốn của Tòa Thánh là làm tất cả vì hòa bình.
SÁU NĂM SAU TÔNG HUẤN AMORIS LAETITIA, ĐỨC PHANXICÔ KHUYẾN KHÍCH SUY NGHĨ LẠI THẦN HỌC LUÂN LÝ
Hội nghị quốc tế về thần học luân lý, được tổ chức nhân kỷ niệm 5 năm Amoris Laetitia, diễn ra ở Rôma từ 11-14/5/2022. Trong buổi tiếp kiến các tham dự viên, sáng 13/5, Đức Thánh Cha mời gọi Giáo hội tiếp tục phát triển một nền thần học luân lý « có thể hiểu được » và gần với những thách thức thực sự mà ngày nay các đôi vợ chồng và gia đình gặp phải.
SỨ ĐIỆP CỦA ĐTC PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI DI DÂN VÀ TỴ NẠN 2022 : XÂY DỰNG TƯƠNG LAI CÙNG VỚI NGƯỜI DI CƯ VÀ TỴ NẠN
Trong Sứ điệp cho Ngày thế giới di dân và tỵ nạn lần thứ 108, sẽ được cử hành vào ngày 25/9/2022, Đức Phanxicô mời gọi không chỉ đón tiếp người di dân và tỵ nạn nhưng còn đánh giá cao sự hiện diện và đóng góp của họ.
UCRAINA : KHÔI PHỤC TÍNH KHẢ TÍN CỦA LIÊN HIỆP QUỐC VÀ TÁI LẬP SỰ TIN TƯỞNG LẪN NHAU
Bà Francesca Di Giovanni (*), Thứ trưởng ngoại giao Tòa Thánh phụ trách về các quan hệ đa phương, nhận định thế giới có thể như thế nào sau cuộc xung đột Nga và Ucraina : canh tân các tổ chức quốc tế và tìm kiếm đối thoại, từ một hoàn cảnh bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các nước lớn và các nước nhỏ.