Posts Tagged ‘Pháp’
BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
Đỉnh điểm của chuyến tông du của Đức Phanxicô đến đảo Corsica là thánh lễ được cử hành vào chiều Chúa Nhật 15/12/2024 tại quảng trường U Casone ở Ajaccio, đã quy tụ hàng ngàn tín hữu. Trong Chúa Nhật thứ ba Mùa Vọng này, Chúa Nhật “hãy vui mừng”, Đức Thánh Cha mời gọi các Kitô hữu hãy đặt lại cho mình câu hỏi mà dân chúng đã hỏi Gioan Tẩy Giả, « Chúng tôi phải làm gì đây ? », một câu hỏi diễn tả ước muốn đổi mới thiêng liêng và sống tốt hơn. Từ đó, Đức Thánh Cha tập trung vào hai kiểu chờ đợi Đấng Mêsia : một kiểu nghi ngờ (tâm hồn khép lại), một kiểu vui tươi (tâm hồn mở ra, cho đi). Và chỉ kiểu chờ đợi trong niềm vui này mới đem lại hạnh phúc, bình an và hy vọng cho bản thân và tha nhân.
ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
Đến kết thúc hội nghị về lòng đạo bình dân ở Địa Trung Hải tại Ajaccio vào Chúa Nhật, ngày 15 tháng 12, Đức Phanxicô cho rằng lòng đạo đức bình dân chỉ có thể được triển khai đầy đủ trong mối quan hệ lành mạnh giữa tôn giáo và chính trị. Lòng đạo đức bình dân, mở rộng trái tim của các tín hữu cho lòng bác ái, cho phép một “quyền công dân mang tính xây dựng” nơi các Kitô hữu, vốn có thể làm việc vì công ích bên cạnh các tổ chức dân sự và chính trị.
ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
Ngay trước giờ Kinh Truyền Tin, Đức Phanxicô đã gặp gỡ các giám mục, linh mục, phó tế, tu sĩ và chủng sinh có mặt tại Corse vào Chúa Nhật, ngày 15/12/2024, tại nhà thờ chính tòa Ajaccio. Ngài mời gọi mỗi người dành thời gian suy ngẫm về sứ mạng của mình với tư cách là “những người cộng tác với ân sủng của Thiên Chúa”, để duy trì sự gắn kết nội tâm, điều cần thiết cho việc loan báo Tin Mừng.
CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
Một cuộc thăm dò được công bố hôm thứ Sáu, ngày 13 tháng 12, cho thấy rằng lựa chọn của Đức Giáo hoàng đến Corse, mà không tham dự lễ khánh thành Nhà thờ Đức Bà Paris một tuần trước đó, được hơn một nửa người Pháp ủng hộ. Hầu hết họ cũng có hình ảnh tích cực về Đức Phanxicô.
BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
Được công bố vào thứ Năm, ngày 12/12/2024, báo cáo kiểm toán do Hội Thừa sai Hải ngoại Paris (MEP) ủy quyền tiết lộ 63 cáo buộc về bạo lực tình dục do các linh mục của Hội thực hiện từ năm 1950 đến năm 2024.
SỨ THẦN TÒA THÁNH TẠI PARIS NÓI VỀ LÝ DO TẠI SAO ĐỨC PHANXICÔ KHÔNG ĐẾN PARIS
Đức Phanxicô được Sứ thần Tòa Thánh tại Pháp, Đức cha Celestino Migliore, đại diện tại nghi thức tái mở Nhà thờ Đức Bà Paris. Trong một cuộc phỏng vấn dành cho truyền thông Vatican, Đức Cha đã làm chứng cho sự quý trọng của Đức Phanxicô đối với các tín hữu và người dân Pháp, một đất nước đang mang “một nghịch lý đáng kinh ngạc” giữa tình trạng tục hóa cao độ và khả năng phong nhiêu tinh thần thực sự.
JOHN TRAYNOR, NGƯỜI ĐƯỢC PHÉP LẠ THỨ 71 Ở LỘ ĐỨC
John Traynor, một người lính Anh bị thương trong Thế chiến I đến Lộ Đức năm 1923, chính thức trở thành người được phép lạ thứ 71 của Lộ Đức vào ngày 8/12/2024. Một phép lạ được công bố một thế kỷ sau khi ông được chữa lành.
ĐỨC PHANXICÔ CẦU CHÚC VIỆC MỞ LẠI NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS TRỞ THÀNH MỘT DẤU CHỈ NGÔN SỨ VỀ SỰ ĐỔI MỚI CỦA GIÁO HỘI PHÁP
Đức Phanxicô đã kêu gọi “chào đón một cách quảng đại và miễn phí” “đám đông khổng lồ” du khách dự kiến đến Nhà thờ Đức Bà vào thứ Bảy trong một thông điệp gửi tới Đức Tổng Giám mục Paris Laurent Ulrich, được đọc khi nhà thờ chính tòa mở cửa trở lại. Đặc biệt, ngài “mong ước sự tái sinh của ngôi nhà thờ đáng ngưỡng mộ này trở thành một dấu chỉ ngôn sứ về sự đổi mới của Giáo hội Pháp”.
THAM QUAN 10 KHO TÀNG CỦA NHÀ THỜ CHÍNH TÒA ĐỨC BÀ PARIS
Cùng xem những kho tàng của nhà thờ chính tòa Đức Bà Paris được trùng tu với lời giải thích của Marie-Hélène Didier, quản đốc các di tích lịch sử, trước khi được mở cửa trở lại từ ngày 7-8/12/2024.
NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
Người Công giáo vẫn luôn rất hiện diện và tích cực trong các lĩnh vực liên đới với những người dễ bị tổn thương nhất. Một nghiên cứu được công bố nhân dịp Bữa tối của các nhà xây dựng lần thứ hai cho thấy họ tham gia vào các hoạt động tình nguyện thường xuyên hơn những hoạt động khác.
MARGUERITE STERN, CỰU FEMEN, XIN LỖI NGƯỜI CÔNG GIÁO
Tác giả phản đối ý thức hệ chuyển giới đã xin lỗi trong một video gửi người Công giáo về những hành động trong quá khứ của mình. Từng là thành viên của phong trào nữ quyền Femen, Marguerite Stern đã vào nhà thờ Đức Bà Paris để tố cáo chế độ phụ quyền và sự phản đối của Giáo hội đối với hôn nhân của các cặp đồng giới.
TẠI SAO CHA MATTHIEU JASSERON, NGÔI SAO TIKTOK, THÔNG BÁO “RÚT” KHỎI CHỨC LINH MỤC ?
Trong một video phát sóng Chúa Nhật ngày 20 tháng 10, cha Matthieu Jasseron thông báo ngài sẽ không còn là linh mục nữa. Nếu ngài biện minh cho quyết định của mình bằng cách tố cáo một số hành vi của hàng giáo phẩm của mình, thì những người khác coi đó là kết cục có thể đoán trước đối với cựu linh mục quản xứ Joigny (Yonne).
GIÁO HỘI PHÁP XIN VATICAN ĐIỀU TRA TRƯỜNG HỢP ABBÉ PIERRE
Trong một diễn đàn được đăng vào thứ Hai ngày 16 tháng 9, Đức cha Éric de Moulins-Beaufort, chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp, đặt câu hỏi về cách xử lý của Giáo hội và xã hội đối với trường hợp của Abbé Pierre. Trong những tiết lộ gần đây, Abbé Pierre đã bị một số phụ nữ buộc tội tấn công tình dục. Đức Tổng Giám mục Reims kêu gọi làm sáng tỏ vấn đề này, nhưng cũng “suy nghĩ về tính dục là gì và cách thức để sống nó tốt nhất ”.
GIÁO HỘI PHÁP HOAN NGHÊNH NHỮNG TUYÊN BỐ CỦA ĐỨC PHANXICÔ LIÊN QUAN ĐẾN ABBÉ PIERRE
Hôm 13/9/2024, trên chuyến bay đưa ngài trở lại Vatican sau chuyến tông du lần thứ 45, chuyến tông du dài nhất trong triều đại giáo hoàng của ngài, Đức Phanxicô đã trả lời các câu hỏi của các nhà báo. Khi được hỏi về các trường hợp lạm dụng tình dục do Abbé Pierre thực hiện, Đức Thánh Cha đặc biệt tuyên bố rằng “Cha Pierre là một người đã làm rất nhiều điều tốt nhưng ngài cũng là một tội nhân. Chúng ta phải nói rõ ràng về những điều này, không được giấu giếm.”
ĐỨC PHANXICÔ: “CHIẾN TRANH Ở GAZA, QUÁ ĐÁNG LẮM RỒI! KHÔNG CÓ BƯỚC NÀO ĐƯỢC THỰC HIỆN VÌ HÒA BÌNH”
Trên chuyến bay từ Singapore trở về Rôma ngày 13/9/2024, Đức Phanxicô đã trả lời các nhà báo đi cùng ngài và nói về thảm kịch thường dân thiệt mạng. Về cuộc bầu cử Mỹ: giữa Harris và Trump, ngài kêu gọi mọi người hãy lựa chọn theo lương tâm. Đức Thánh Cha cũng lên án rõ ràng việc phá thai cũng như việc từ chối người di cư. Ngài hoan nghênh thỏa thuận với Bắc Kinh: Trung Quốc là một lời hứa và một niềm hy vọng cho Giáo hội.
GIÁO HỘI PHÁP PHẢN ỨNG TRƯỚC NHỮNG TIẾT LỘ MỚI NHẮM VÀO ABBÉ PIERRE
Phong trào Emmaus tiết lộ, vào thứ Sáu ngày 6/9/2024, rằng họ đã nhận được 17 lời khai mới về bạo lực tình dục liên quan đến cha Pierre, một số lời khai từ những người còn là trẻ vị thành niên vào thời điểm xảy ra sự kiện. Hội đồng Giám mục Pháp bày tỏ “sự kinh hãi trước những tiết lộ mới này và trên hết là lòng trắc ẩn sâu xa đối với tất cả các nạn nhân của những hành động này”.
62 LINH MỤC LỚN TUỔI BỊ LỪA GẠT: MỘT VỤ “LỪA ĐẢO TỪ THIỆN” PHI THƯỜNG TRƯỚC TÒA ÁN
Kevin Gosse, bị cáo chính của mạng lưới lừa đảo nhắm vào các linh mục lớn tuổi, đã bị xét xử cùng với 9 bị cáo khác vào thứ Năm ngày 5/9/2024 tại Le Havre, Seine-Maritime. Mười năm tù đã được yêu cầu đối với người phạm tội nhiều lần 34 tuổi này, người đã tiếp quản “lừa đảo từ thiện” này từ chính cha mình. Một sự việc phi thường.
TANG LỄ CỦA ALAIN DELON: ĐỨC CHA Di FALCO, NGƯỜI ĐƯỢC NAM DIỄN VIÊN CHỌN CỬ HÀNH THÁNH LỄ, LÀ AI?
Đức cha Jean-Michel di Falco, nguyên Giám mục giáo phận Gap, sẽ cử hành tang lễ của ngôi sao điện ảnh Alain Delon, vào thứ Bảy ngày 24/8/2024. Khi còn sống, nam diễn viên đã chọn ngài cử hành thánh lễ an táng của mình.
CÁC GIÁ TRỊ CỦA HƯỚNG ĐẠO, TRƯỜNG HỌC VÀ SỰ GẮN KẾT CỦA HÔN NHÂN
Mùa hè là thời điểm tốt cho đám cưới cũng như cho các trại hướng đạo. Là một trường học về cuộc sống, Hướng đạo và các giá trị của nó là sự hỗ trợ cho các cặp vợ chồng đến từ các phong trào giới trẻ này.
TRUNG TÂM ĐA TÍN NGƯỠNG CỦA THẾ VẬN HỘI OLYMPIC, CHỨNG TÁ CHO TINH THẦN OLYMPIC
Như với mỗi “Thế vận hội Olympic”, một trung tâm đa tín ngưỡng cho phép các vận động viên sống đức tin của mình với sự đồng hành từ các tuyên úy của năm tôn giáo lớn. Một nơi cũng thể hiện tinh thần Olympic, Đức Cha Emmanuel Gobilliard, đại diện tại Thế vận hội Olympic của Hội đồng Giám mục Pháp, nhấn mạnh.