Posts Tagged ‘Thần học’
HÀN LÂM VIỆN TÒA THÁNH VỀ SỰ SỐNG : XUẤT BẢN CUỐN SÁCH ĐẠO ĐỨC THẦN HỌC VỀ SỰ SỐNG
Đức cha Vincenzo Paglia, chủ tịch Hàn lâm viện Tòa Thánh về sự sống, giải thích trong cuộc phỏng vấn dành cho truyền thông Vatican mục đích của bản văn « Đạo đức thần học về sự sống. Thánh Kinh, Truyền Thống và những thách thức thực tiễn », được xuất bản bởi Nhà sách Vatican, và có sẵn tại các hiệu sách ở Ý từ ngày 1/7/2022.
THẦN HỌC , MỘT SỰ PHỤC VỤ VÀ LÀ MỘT TRƯỜNG HỌC VỀ CON NGƯỜI THEO ĐỨC PHANXICÔ
Trong bài phát biểu dịp gặp gỡ các nhà đào tạo của chủng viện của Tổng Giáo phận Milan hôm 17/6/2022, Đức Phanxicô đã mô tả cách thức mà vai trò của thần học ngày nay phải được hình dung : một sự phục vụ đức tin của Giáo hội, một trường học có khả năng đào tạo « các chuyên viên về con người và sự gần gũi », và là một phương tiện loan báo Tin Mừng.
CÁC KIỂU PHÂN LOẠI THẦN HỌC KHÁC NHAU
CÁC ĐỘNG VẬT SẼ LÊN THIÊN ĐÀNG KHÔNG ?
Nhiều người tự hỏi liệu họ sẽ gặp lại, trong cuộc sống vĩnh hằng, những người bạn bốn chân của mình không. Các loài động vật có thể đạt tới thiên đàng không ? Chúng ta có thể tin rằng sự sống trong Thiên Chúa liên quan đến toàn thể công trình tạo dựng không ? Câu trả lời của cha Luc Forestier, linh mục Hội Oratoire (Giảng thuyết), giáo sư tại Học viện Công giáo Paris.
CÔNG VIỆC CỦA ỦY BAN THẦN HỌC QUỐC TẾ LÀ GÌ ?
Đức Phanxicô đã chỉ định các thành viên mới của Ủy ban thần học quốc tế hôm 29/9/2021. Nhân dịp này, nhật báo La Croix đã hỏi cha Serge-Thomas Bonino, tổng thư ký sắp mãn nhiệm, về sứ mạng của Ủy ban này trong việc phục vụ Tòa Thánh.
CHA BERNARD SESBOÜÉ, KHUÔN MẶT LỚN CỦA THẦN HỌC THẾ KỶ XX, ĐÃ QUA ĐỜI
Nhà thần học « cho mọi đối tượng », nguyên giáo sư tại Trung tâm Sèvres, ở Paris, và là thành viên của Nhóm Dombes trong hơn 40 năm, linh mục dòng Tên Bernard Sesboüé đã qua đời hôm 22/9/2021, ở tuổi 92.
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ GỞI CHO HỘI NGHỊ THẦN HỌC QUỐC TẾ : ĐỂ THÚC ĐẨY MỘT CUỘC LOAN BÁO TIN MỪNG TRUNG THÀNH VỚI PHONG CÁCH CỦA THIÊN CHÚA VÀ GẪN GŨI VỚI CON NGƯỜI
Hội nghị Thần học Quốc tế được khai mạc hôm 21/9/2021 và sẽ kết thúc vào ngày 24/9/2021 tại Đại học Giáo hoàng Latêranô, với chủ đề « Sự khôn ngoan của Thập giá trong một Thế giới Đa nguyên ».
« CHÚNG TA PHẢI NGHIÊN CỨU MỘT NỀN THẦN HỌC VỀ ĐỜI THƯỜNG »
Thần học gia Christoph Theobald, s.j., giáo sư tại Trung tâm Sèvres, ở Paris, đã tham dự cuộc hội thảo do Viện thần học Gioan Phaolô II của Tòa Thánh tổ chức. Trong cuộc trao đổi với nhật báo La Croix, ngài đã khơi lên những thách đố của thần học ngày mai.
RUBEM ALVES, MỘT TRONG NHỮNG CHA ĐẺ CỦA NỀN THẦN HỌC GIẢI PHÓNG VỪA QUA ĐỜI
Thần học gia Tin Lành, người Braxin, vừa qua đời hôm 19/7/2014 ở Campinas (Braxin) ở tuổi 80. Luận án tiến sĩ của ông, năm 1969 ở Princeton, được xem như là công trình sâu xa đầu tiên về thần học giải phóng.
NHẬT BÁO OSSERVATORE ROMANO KÝ HÒA GIẢI GIỮA RÔMA VÀ THẦN HỌC GIẢI PHÓNG
Đang khi Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức cha Gerhard Ludwig Müller, và thần học gia Gustavo Gutierrez, người Pêru, xuất bản cuốn sách bằng tiếng Ý về thần học giải phóng, thì nhật báo Osservatore Romano của Tòa Thánh đã dành hai trang trung tâm cho cuốn sách này, dấu của sự hòa giải được chờ đợi từ lâu giữa Tòa Thánh và nền thần học giải phóng, đặc biệt phổ biến ở Châu Mỹ Latinh.
ĐÂU LÀ MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA THẦN HỌC VÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT ?
Từ 28-30/6/2013, các bác sĩ và thần học gia đã nhóm họp tại Lille để tham gia vào cuộc hội thảo « Đâu là đời sống tròn đầy ? Người khuyết tật, thần học và phẩm chất cuộc sống ».
NỀN THẦN HỌC GIẢI PHÓNG ĐÍCH THỰC
« Không có bất kỳ sự đoạn tuyệt nào giữa ĐHY Ratzinger/Đức Bênêđictô XVI và Đức Phanxicô liên quan đến thần học giải phóng », Đức cha Müller khẳng định như thế.
Nơi một số giới, việc bổ nhiệm Đức cha Gerhard Ludwig Müller làm Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin và việc bầu chon Tổng giám mục Buenos Aires làm Giáo Hoàng đã được coi như là một sự trả thù của thần học giải phóng, một nền thần học đã bị Đức Gioan-Phaolô II và ĐHY Ratzinger phê phán.
ĐỨC PHANXICÔ VÀ « TRƯỜNG PHÁI THẦN HỌC GIẢI PHÓNG Ở ARGENTINA »
Đức nguyên Tổng giám mục của Buenos Aires đã được ảnh hưởng nhiều bởi lối tiếp cận thần học-mục vụ này vốn từ chối mọi lối phân tích Marxít, một lối tiếp cận đã gợi hứng cho Đức Phaolô VI.
NHỮNG ĐỀ XUẤT CHO VIỆC GIẢI THÍCH ĐÚNG CÔNG ĐỒNG VATICAN II
Vị trí ưu tiên của việc thờ phượng Thiên Chúa là nền tảng cho mọi thần học mục vụ đúng đắn.
I. NỀN MÓNG THẦN HỌC CỦA THẦN HỌC MỤC VỤ.
GILLES BERNHEIM : « CHÚNG TA ĐÃ ĐÁNH MẤT SỰ HIỂU BIẾT THẾ NÀO LÀ Ý THỨC LUÂN LÝ »
Trong cuộc trao đổi với nhật báo La Croix, vị Đại Giáo sĩ Do thái ở Pháp, ngài Gilles Bernheim, đã đề cập những chủ đề quan ngại chính của xã hội hiện đại, và khơi lên vai trò của các tôn giáo.
ĐỨC BÊNÊĐÍCTÔ XVI NÊU RÕ NHỮNG RANH GIỚI CỦA MỘT NỀN THẦN HỌC CÔNG GIÁO ĐÚNG ĐẮN
Phát biểu hôm 7.12.2012 trước các thành viên của Ủy ban thần học quốc tế, đức Bênêđictô XVI đã khai triển nhiều tiêu chí của « bộ luật di truyền » của thần học Công giáo : tuyên xưng đức tin, phù hợp lý trí, chú tâm đến « cảm thức đức tin của các tín hữu » (sensus fidelium), đến Chân lý phổ quát và đến học thuyết xã hội của Giáo Hội.