TẠI LIÊN HIỆP QUỐC , TÒA THÁNH LIÊN KẾT NHÂN QUYỀN VỚI NHÂN PHẨM
Phát biểu vào ngày thứ Tư 13/9/2023 trong khuôn khổ của “Điểm 2” của cuộc tranh luận chung tại phiên họp thứ 54 của Hội đồng Nhân quyền, Đức tân quan sát viên thường trực của Tòa thánh tại Liên hiệp quốc và các tổ chức chuyên môn ở Genève và Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO), Đức cha Ettore Balestrero, đã nhắc lại rằng “quyền phá thai không phải là một quyền con người chỉ vì đa số các quốc gia khẳng định điều đó”.
Trong bài phát biểu của mình, Đức tân quan sát viên thường trực của Tòa thánh tại Liên hiệp quốc và các tổ chức chuyên môn ở Genève, được Đức Phanxicô bổ nhiệm vào ngày 21/6/2023, Đức cha Ettore Balestrero, đã cho rằng nguồn gốc của nhân quyền “nơi phẩm giá chung và bất khả tước bỏ của con người” phải được củng cố, bởi vì nó biến chính việc thăng tiến nhân quyền trở thành “nguồn hiệp nhất, thay vì trở thành nạn nhân của chủ nghĩa cá nhân ích kỷ và chia rẽ”. Bởi vì không thiếu áp lực để “diễn giải lại nền tảng” của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền “và để phá hoại ngầm sự thống nhất nội bộ của nó, nhằm tạo điều kiện chuyển từ bảo vệ nhân phẩm sang việc thỏa mãn những lợi ích đơn giản, thường là riêng tư” , như Đức Bênêđíctô XVI đã tố cáo tại Đại hội đồng Liên hợp quốc vào ngày 18 tháng 4 năm 2008.
Kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền
Sau khi nhắc lại rằng vào năm 2023, vào ngày 10 tháng 12, cộng đồng quốc tế và Hội đồng sẽ kỷ niệm 75 năm thông qua Tuyên ngôn Quốc tế, Đức cha Ettore Balestrero nhấn mạnh rằng “nhân quyền không chỉ đơn giản là một đặc ân được trao cho các cá nhân bởi sự đồng thuận của cộng đồng quốc tế”. Đúng hơn, chúng đại diện cho “những giá trị khách quan và vượt thời gian vốn cần thiết cho sự phát triển của con người”.
“Các quyền mới” không có được tính hợp pháp từ đa số
Điều này có nghĩa là “ngay cả khi một xã hội hoặc cộng đồng quốc tế từ chối công nhận một hoặc nhiều quyền trong Tuyên ngôn, thì điều này sẽ không làm giảm sự hợp thức của quyền đó và không miễn trừ cho bất kỳ ai tôn trọng nó”. Nhưng cả những quyền gọi là “các quyền mới” không có được tính hợp pháp “chỉ vì đa số cá nhân hoặc quốc gia khẳng định chúng”. Ví dụ nổi bật nhất về quan niệm sai lầm này về quyền, đối với Đức Tổng Giám mục Balestrero, “được thể hiện bằng khoảng 73 triệu sinh mạng con người vô tội bị gián đoạn mỗi năm trong bụng mẹ, dưới cái cớ của cái gọi là “quyền ‘phá thai’‘”.
Kẻ yếu vẫn quá thường bị gạt ra ngoài lề xã hội
Nhân dịp kỷ niệm thông qua Tuyên ngôn lịch sử này, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh nhấn mạnh thật bi thảm biết bao khi “75 năm sau, nhiều anh chị em của chúng ta vẫn phải chịu đựng chiến tranh, xung đột, nạn đói, thành kiến và phân biệt kỳ thị”. Ngài lấy làm tiếc về sự vắng mặt quá thường xuyên của “tinh thần huynh đệ” mà cộng đồng quốc tế “rõ ràng gắn bó” và lên án thực tế là ngày nay, quá thường xuyên, “bất kỳ ai bị coi là yếu đuối, nghèo nàn hoặc không có “giá trị” theo một số chuẩn mực văn hóa đều bị phớt lờ, bị gạt ra ngoài lề xã hội hoặc thậm chí bị coi là mối đe dọa cần loại bỏ”. Ngài khẳng định, đây là lý do tại sao lễ kỷ niệm này “mang lại một cơ hội quan trọng để suy tư về các nguyên tắc cơ bản làm nền tảng cho việc bảo vệ nhân quyền”.
Nâng đỡ các quyền phổ quát của người nghèo
Để chống lại xu hướng phân biệt kỳ thị và gạt ra ngoài lề xã hội những người dễ bị tổn thương nhất, Đức Tổng Giám mục giải thích rằng “điều cần thiết là phải áp dụng một lựa chọn ưu tiên cho người nghèo và người bị gạt ra ngoài lề xã hội, bảo vệ các quyền phổ quát của họ và cho phép họ phát triển thịnh vượng và đóng góp vào công ích”, như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhiều lần yêu cầu trong lời kêu gọi “đấu tranh chống lại nền văn hóa vứt bỏ”.
Kết thúc bài phát biểu của mình, Đức Tổng Giám mục Balestrero đã trích dẫn một đoạn trong thông điệp Fratelli tutti, trong đó Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta “dấn thân sống và rao giảng giá trị của việc tôn trọng người khác, một tình yêu có khả năng đón nhận sự khác biệt, và ưu tiên phẩm giá của mỗi người trên những ý tưởng, quan điểm, thực hành và thậm chí cả tội lỗi của nó”.
Tý Linh
(theo Alessandro Di Bussolo, Vatican News)
Tags: Bênêđíctô XVI, Giáo-Hội-&-Nhà-Nước, Nhân quyền, Nhân-phẩm, Phá thai, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- TÌNH TRẠNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ CÓ CẢI THIỆN HƠN
- BẢY CÁCH ĐỂ NÂNG ĐỠ ĐỨC PHANXICÔ ĐANG LÂM BỆNH
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ DỊP NĂM THÁNH CỦA CÁC PHÓ TẾ: PHỤC VỤ VÔ VỊ LỢI LÀ NỀN TẢNG CỦA THỪA TÁC VỤ PHÓ TẾ
- ĐỨC PHANXICÔ CÓ MỘT ĐÊM NGỦ NGON
- CHA TÂN GIÁM TỈNH XUÂN BÍCH TỈNH PHÁP DÂNG LỄ TẠ ƠN TẠI GIÁO XỨ SAINT-SULPICE
- ĐỨC THÁNH CHA VẪN NGUY KỊCH NHƯNG KHÔNG CÓ CƠN SUY HÔ HẤP MỚI
- ĐỨC PHANXICÔ CẢM ƠN VỀ SỰ CHĂM SÓC VÀ LỜI CẦU NGUYỆN
- ĐÊM YÊN BÌNH CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- CHA TRYPHON BONGA, TÂN BỀ TRÊN GIÁM TỈNH CỦA CÁC LINH MỤC XUÂN BÍCH TỈNH PHÁP
- ĐỨC PHANXICÔ BỊ CƠN ĐAU HÔ HẤP VÀO BUỔI SÁNG
- ĐHY PAROLIN LẤY LÀM TIẾC TRƯỚC “SỰ SUY ĐOÁN VÔ ÍCH” VỀ VIỆC TỪ CHỨC CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG
- GIÁO THUYẾT CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO CÓ PHẢI LÀ BẤT BIẾN KHÔNG?
- ĐỨC PHANXICÔ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ, NHƯNG VẪN CÒN NGUY HIỂM
- SỨC KHỎE CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐỠ HƠN
- BỆNH VIÊM PHỔI HAI BÊN, CĂN BỆNH MÀ ĐỨC PHANXICÔ MẮC PHẢI LÀ GÌ?
- ĐỨC PHANXICÔ VẪN VUI VẺ BẤT CHẤP BỊ VIÊM PHỔI CẢ HAI BÊN
- “ORDO AMORIS” LÀ GÌ?
- J.D. VANCE TRÁI NGƯỢC VỚI ĐỨC PHANXICÔ: “LIỆU TRẬT TỰ CỦA TÌNH YÊU CÓ BIỆN MINH CHO VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KHÔNG?”
- NĂM THÁNH CỦA CÁC NGHỆ SĨ VÀ THẾ GIỚI VĂN HOÁ: BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
- ANNE LÉCU: “CÀNG QUAN TÂM ĐẾN THÁNH KINH, CHÚNG TA CÀNG QUAN TÂM ĐẾN CON NGƯỜI”