TẠI LIÊN HIỆP QUỐC , TÒA THÁNH LIÊN KẾT NHÂN QUYỀN VỚI NHÂN PHẨM
Phát biểu vào ngày thứ Tư 13/9/2023 trong khuôn khổ của “Điểm 2” của cuộc tranh luận chung tại phiên họp thứ 54 của Hội đồng Nhân quyền, Đức tân quan sát viên thường trực của Tòa thánh tại Liên hiệp quốc và các tổ chức chuyên môn ở Genève và Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO), Đức cha Ettore Balestrero, đã nhắc lại rằng “quyền phá thai không phải là một quyền con người chỉ vì đa số các quốc gia khẳng định điều đó”.
Trong bài phát biểu của mình, Đức tân quan sát viên thường trực của Tòa thánh tại Liên hiệp quốc và các tổ chức chuyên môn ở Genève, được Đức Phanxicô bổ nhiệm vào ngày 21/6/2023, Đức cha Ettore Balestrero, đã cho rằng nguồn gốc của nhân quyền “nơi phẩm giá chung và bất khả tước bỏ của con người” phải được củng cố, bởi vì nó biến chính việc thăng tiến nhân quyền trở thành “nguồn hiệp nhất, thay vì trở thành nạn nhân của chủ nghĩa cá nhân ích kỷ và chia rẽ”. Bởi vì không thiếu áp lực để “diễn giải lại nền tảng” của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền “và để phá hoại ngầm sự thống nhất nội bộ của nó, nhằm tạo điều kiện chuyển từ bảo vệ nhân phẩm sang việc thỏa mãn những lợi ích đơn giản, thường là riêng tư” , như Đức Bênêđíctô XVI đã tố cáo tại Đại hội đồng Liên hợp quốc vào ngày 18 tháng 4 năm 2008.
Kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền
Sau khi nhắc lại rằng vào năm 2023, vào ngày 10 tháng 12, cộng đồng quốc tế và Hội đồng sẽ kỷ niệm 75 năm thông qua Tuyên ngôn Quốc tế, Đức cha Ettore Balestrero nhấn mạnh rằng “nhân quyền không chỉ đơn giản là một đặc ân được trao cho các cá nhân bởi sự đồng thuận của cộng đồng quốc tế”. Đúng hơn, chúng đại diện cho “những giá trị khách quan và vượt thời gian vốn cần thiết cho sự phát triển của con người”.
“Các quyền mới” không có được tính hợp pháp từ đa số
Điều này có nghĩa là “ngay cả khi một xã hội hoặc cộng đồng quốc tế từ chối công nhận một hoặc nhiều quyền trong Tuyên ngôn, thì điều này sẽ không làm giảm sự hợp thức của quyền đó và không miễn trừ cho bất kỳ ai tôn trọng nó”. Nhưng cả những quyền gọi là “các quyền mới” không có được tính hợp pháp “chỉ vì đa số cá nhân hoặc quốc gia khẳng định chúng”. Ví dụ nổi bật nhất về quan niệm sai lầm này về quyền, đối với Đức Tổng Giám mục Balestrero, “được thể hiện bằng khoảng 73 triệu sinh mạng con người vô tội bị gián đoạn mỗi năm trong bụng mẹ, dưới cái cớ của cái gọi là “quyền ‘phá thai’‘”.
Kẻ yếu vẫn quá thường bị gạt ra ngoài lề xã hội
Nhân dịp kỷ niệm thông qua Tuyên ngôn lịch sử này, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh nhấn mạnh thật bi thảm biết bao khi “75 năm sau, nhiều anh chị em của chúng ta vẫn phải chịu đựng chiến tranh, xung đột, nạn đói, thành kiến và phân biệt kỳ thị”. Ngài lấy làm tiếc về sự vắng mặt quá thường xuyên của “tinh thần huynh đệ” mà cộng đồng quốc tế “rõ ràng gắn bó” và lên án thực tế là ngày nay, quá thường xuyên, “bất kỳ ai bị coi là yếu đuối, nghèo nàn hoặc không có “giá trị” theo một số chuẩn mực văn hóa đều bị phớt lờ, bị gạt ra ngoài lề xã hội hoặc thậm chí bị coi là mối đe dọa cần loại bỏ”. Ngài khẳng định, đây là lý do tại sao lễ kỷ niệm này “mang lại một cơ hội quan trọng để suy tư về các nguyên tắc cơ bản làm nền tảng cho việc bảo vệ nhân quyền”.
Nâng đỡ các quyền phổ quát của người nghèo
Để chống lại xu hướng phân biệt kỳ thị và gạt ra ngoài lề xã hội những người dễ bị tổn thương nhất, Đức Tổng Giám mục giải thích rằng “điều cần thiết là phải áp dụng một lựa chọn ưu tiên cho người nghèo và người bị gạt ra ngoài lề xã hội, bảo vệ các quyền phổ quát của họ và cho phép họ phát triển thịnh vượng và đóng góp vào công ích”, như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhiều lần yêu cầu trong lời kêu gọi “đấu tranh chống lại nền văn hóa vứt bỏ”.
Kết thúc bài phát biểu của mình, Đức Tổng Giám mục Balestrero đã trích dẫn một đoạn trong thông điệp Fratelli tutti, trong đó Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta “dấn thân sống và rao giảng giá trị của việc tôn trọng người khác, một tình yêu có khả năng đón nhận sự khác biệt, và ưu tiên phẩm giá của mỗi người trên những ý tưởng, quan điểm, thực hành và thậm chí cả tội lỗi của nó”.
Tý Linh
(theo Alessandro Di Bussolo, Vatican News)
Tags: Bênêđíctô XVI, Giáo-Hội-&-Nhà-Nước, Nhân quyền, Nhân-phẩm, Phá thai, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO