TẠI LIÊN HỢP QUỐC, TÒA THÁNH TÁI KHẲNG ĐỊNH DẤN THÂN XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA HÒA BÌNH
Phát biểu tại Diễn đàn cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc về Văn hóa hòa bình, Đức cha Gabriele Caccia, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên hợp quốc ở New York, đã nêu rõ rằng khái niệm hòa bình được tóm tắt trong bốn từ : sự thật, công lý, bác ái và tự do.
“Xây dựng và nuôi dưỡng văn hóa hòa bình cho các thế hệ hiện tại và tương lai”, chủ đề này là trọng tâm của Diễn đàn cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc về Văn hóa Hòa bình. Đó là cơ hội để Tòa Thánh, hôm thứ Sáu, ngày 2/8/2024, “tái khẳng định sự dấn thân của mình trong việc xây dựng và nuôi dưỡng một nền văn hóa hòa bình,” bằng cách “dựa trên các lĩnh vực hành động được mô tả trong Tuyên ngôn, vốn tạo nên nền tảng vững chắc cho việc thúc đẩy một nền văn hóa hòa bình ở mọi tầng lớp xã hội”.
Đức Cha Gabriele Caccia, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên hợp quốc ở New York, hoan nghênh việc tổ chức Diễn đàn này, 25 năm sau khi Tuyên ngôn và Chương trình Hành động về văn hóa hòa bình được thông qua.
Ngược dòng thời gian, ngài không quên nhắc lại rằng hơn 60 năm trước, Đức Thánh Cha Gioan XXIII đã dành một thông điệp cổ vũ chính nghĩa hòa bình: Pacem in Terris. “Nó đã là, và ngày nay vẫn đang là, một lời kêu gọi đầy thuyết phục cho việc thiết lập hòa bình”, Đức Cha nhấn mạnh và đồng thời nêu rõ rằng “khái niệm hòa bình này được tóm tắt trong bốn từ: sự thật, công lý, bác ái và tự do”.
Sự thật và phẩm giá con người
Đại diện của Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định: trong việc tìm kiếm một nền văn hóa hòa bình, “điều bắt buộc là phải thừa nhận phẩm giá vốn có nơi mỗi cá nhân”. Do đó, Tòa Thánh nhắc lại rằng chính trong gia đình, đặc biệt là trong quá trình giáo dục, mà trẻ em có được sự hiểu biết về nhân phẩm chung gắn liền với Thiên Chúa, trau dồi khả năng của mình và chuẩn bị tiến triển theo ơn gọi riêng biệt và cá nhân của mình.
Công bằng xã hội và kinh tế
Đề cập đến vấn đề công lý, Đức cha Caccia nói rõ rằng việc tìm kiếm hòa bình phụ thuộc vào việc thiết lập công lý. Từ đó, tầm quan trọng của việc thúc đẩy công bằng xã hội và kinh tế bằng cách giải quyết các vấn đề nghèo đói và bất bình đẳng.
“Như Đức Thánh Cha Phanxicô đã lưu ý: “Quả thật, hòa bình là kết quả của những mối quan hệ nhìn nhận và đón nhận người khác trong phẩm giá bất khả tước bỏ của họ, cũng như sự hợp tác và dấn thân trong việc tìm kiếm sự phát triển toàn diện của tất cả mọi người và các dân tộc”.
Bác ái và toàn cầu hóa
Và mặc dù toàn cầu hóa đã dẫn tới “một số phát triển tích cực”, nhưng “rõ ràng là tiến bộ này đã không được phân bổ đồng đều”. Đại diện thường trực của Tòa Thánh tại Liên hợp quốc nói tiếp : trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, “một số người đã trở thành ‘công dân thế giới’, trong khi nhiều người khác đã trở thành ‘công dân của chẳng nơi nào cả’, như hiện tượng di cư cho thấy”. Ngài tin rằng để đạt được toàn cầu hóa hòa bình, cần phải khuyến khích sự liên đới toàn cầu hóa.
Tự do
Từ sự thật đến bác ái, ngang qua công lý, Đức cha Caccia cũng liên kết khái niệm hòa bình với tự do: “một điều kiện cơ bản cho sự phát triển của con người”. Đối với ngài, điều bắt buộc là các cá nhân phải được tự do bày tỏ tôn giáo hay tín ngưỡng của họ, theo đuổi nguyện vọng và tham gia vào xã hội nhằm thiết lập một nền văn hóa hòa bình. Tuy nhiên, sự tự do này không nên được hiểu là sự theo đuổi lợi ích ích kỷ của chủ nghĩa cá nhân. Đúng hơn, đó là sự tự do yêu thương và hiến thân cho người khác để phục vụ công ích.
Tý linh
(theo Myriam Sandouno – Vatican News)
Tags: bác ái-liên đới, Công-lý, Giáo-Hội-&-Nhà-Nước, Hòa-bình, Nhân quyền, Nhân-phẩm
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO