TẠI NHÀ THỜ CHÁNH TÒA KINSHASA, ĐỨC PHANXICÔ KHÍCH LỆ CÁC LINH MỤC VÀ TU SĨ CONGO
Sự kiên công khai cuối cùng trong ngày 2/2 của Đức Thánh Cha ở Kinshasa, cuộc gặp gỡ với các linh mục, phó tế, những người sống đời thánh hiến và các chủng sinh của CHDC Congo, tại nhà thờ Chánh tòa Đức Bà Congo ở Kinshasa. Trong bài phát biểu của mình, Đức Phanxicô đã đề cập đến nhiều thách thức và cám dỗ của Giáo hội Congo, đồng thời nhắc lại tầm quan trọng của việc phục vụ người dân, như là chứng nhân cho tình yêu thương của Thiên Chúa.
Vào Ngày Thế giới Đời sống Thánh hiến, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có cuộc gặp gỡ cầu nguyện với hơn một ngàn linh mục, tu sĩ nam nữ và chủng sinh. « Việc ngài đến CHDC Congo mang lại cho chúng con những lý do để hy vọng và hướng chúng con về tương lai với nhiều quyết tâm và cống hiến hơn », ĐHY Ambongo, Tổng Giám mục của thủ đô Congo, giải thích trong lời phát biểu chào mừng của mình và đồng thời đề cập « những thách thức to lớn » mà các mục tử của CHDC Congo phải đương đầu.
Tiếp đến, Đức Thánh Cha đã có một bài suy tư dài để hoan nghênh sức sống của Giáo hội Congo và khích lệ các mục tử đối diện với các thách thức này. « Bằng cách đặt Chúa Giêsu ở trung tâm, cái nhìn về cuộc sống thay đổi và, bất chấp những đau khổ và đau đớn nội tâm, chúng ta vẫn cảm thấy mình được bao bọc bởi ánh sáng của Ngài, được an ủi bởi Thánh Thần của Ngài, được khích lệ bởi Lời Ngài, được nâng đỡ bằng tình yêu thương của Ngài », Đức Thánh Cha giải thích khi nhắc đến việc Chúa Giêsu được dâng vào Đền Thờ. Bất chấp « những điều kiện khó khăn và đôi khi nguy hiểm » trong đó Giáo hội Congo thực thi sứ mạng của mình, « cũng có nhiều niềm vui trong viẹc phục vụ Tin Mừng và có nhiều ơn gọi linh mục và đời sống thánh hiến ».
Thiên Chúa mở ra những con đường trong sa mạc của chúng ta
Lấy lại lời ngôn sứ Isaia, Đức Thánh Cha giải thích « làm thế nào Thiên Chúa mở ra những con đường trong sa mạc của chúng ta và chúng ta, những thừa tác viên chức thánh và những người sống đời thánh hiến, chúng ta được mời gọi trở nên dấu chỉ của lời hứa này và thể hiện nó trong lịch sử của Dân thánh của Thiên Chúa ». Do đó, Đức Thánh Cha cho thấy rằng sứ mạng mà Giáo hội được kêu gọi là « phục vụ người dân với tư cách là chứng nhân cho tình yêu của Thiên Chúa ».
Đức Thánh Cha nói tiếp : « Thông qua anh chị em, hôm nay Chúa vẫn muốn xức dầu dân Ngài bằng dầu của sự an ủi và hy vọng. Và anh chị em được kêu gọi làm vang vọng lại lời hứa này của Thiên Chúa, nhắc nhở rằng Ngài đã nhào nắn chúng ta và chúng ta thuộc về Ngài, khích lệ hành trình của cộng đoàn và đồng hành với cộng đoàn trong đức tin để gặp gỡ Đấng đang bước đi bên cạnh chúng ta ».
Trở thành tôi tớ của dân được thể hiện nơi các linh mục, nữ tu, những nhà truyền giáo đã cảm nghiệm được niềm vui gặp gỡ giải thoát với Chúa Giêsu và mang lại niềm vui đó cho tha nhân. Đức Thánh Cha nhắc nhở : « Để sống ơn gọi chúng ta như thế, chúng ta luôn có những thách thức phải đối mặt, những cám dỗ phải vượt qua. Tôi muốn vắn tắt dừng lại ở ba cám dỗ sau : sự tầm thường thiêng liêng, sự tiện nghi trần tục, sự hời hợt ».
Vượ qua sự tầm thường thiêng liêng
Vượt qua sự tầm thường thiêng liêng trước tiên ngang qua một đời sống được nuôi dưỡng bằng việc cầu nguyện : « Bí quyết của mọi sự là cầu nguyện, vì thừa tác vụ và hoạt động tông đồ trước tiên không phải là công trình của chúng ta và không chỉ phụ thuộc vào các phương tiện nhân loại », Đức Thánh Cha nhấn mạnh và đồng thời mời gọi vun trồng các nhịp sống phụng vụ của việc cầu nguyện qua các giờ kinh hằng ngày, từ Thánh lễ đến các Giờ kinh phụng vụ, và cả việc lần hạt, lời nguyện tắt và xưng tội nữa. Đức Thánh Cha cũng khuyên đừng bao giờ mệt mỏi cầu xin Đức Trinh Nữ Maria. Đối với Đức Thánh Cha, “không cầu nguyện, chúng ta sẽ không tiến xa được”.
Những nguy hiểm của tiện nghi trần tục
Thách đố thứ hai là vượt qua cám dỗ tiện nghi trần tục. Tính trần tục này, khiến người ta tìm kiếm sự tiện nghi cho mình trước tiên, và bằng cách này, làm cho “chúng ta đánh mất trung tâm của sứ mạng là ra khỏi lãnh thổ của cái tôi để đến với anh chị em, bằng cách thực thi nghệ thuật gần gũi nhân danh Thiên Chúa”. “Thật đáng buồn khi khép kín nơi chính mình bằng cách trở thành những quan chức tinh thần lạnh lùng”, Đức Thánh Cha cảnh giác và thậm chí nói đến “tai tiếng” khi điều đó xảy ra trong đời sống của một linh mục hay tu sĩ, vốn phải trở nên “những gương mẫu về sự điều độ và tự do nội tâm”.
“Trái lai, thật đẹp khi luôn minh bạch trong ý hướng và thoát khỏi những thỏa hiệp với tiền bạc, bằng cách vui vẻ đón nhận sự nghèo khó của Tin Mừng và làm việc bên cạnh những người nghèo khổ! Và thật đẹp khi tỏa sáng bằng việc sống sự độc thân như dấu chỉ của sự sẵn sàng hoàn toàn cho Nước Thiên Chúa! Ước gì những tật xấu này, mà chúng ta muốn loại bỏ nơi người khác và trong xã hội, không bao giờ bén rễ trong chúng ta. Chúng ta hãy lưu ý đến sự tiện nghi trần tục”.
Vượt thắng sự hời hợt
Cuối cùng, thách thức thứ ba là vượt thắng cám dỗ về tính hời hợt. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng dân Chúa “cần các linh mục và tu sĩ được chuẩn bị, được đào tạo tốt và say mê Tin Mừng”. Ngài nói tiếp: « Một ân ban đã được trao vào tay chúng ta và, về phần chúng ta, thật là tự phụ khi nghĩ mình có thể sống sứ mạng mà Thiên Chúa đã kêu gọi chúng ta mà không phải tự rèn luyện bản thân mỗi ngày, và không có một sự đào tạo thiêng liêng và thần học thích đáng”, Đức Thánh Cha giải thích và đồng thời nhấn mạnh đến việc đào tạo chắc chắn hàng giáo sĩ, vốn là “một con đường phải theo đuổi luôn luôn, suốt cuộc đời”. Ngài nhấn mạnh: “Dân chúng không cần những thánh chức hay có học vị xa rời người dân. Chúng ta phải đi vào trọng tâm của mầu nhiệm Kitô giáo, đào sâu học thuyết của nó, nghiên cứu và suy niệm Lời Chúa; và đồng thời vẫn cởi mở với những lo âu của thời đại chúng ta, với những vấn đề phức tạp hơn bao giờ hết của thời đại chúng ta, để hiểu cuộc sống và những nhu câu của con người, để hiểu làm thế nào nắm lấy tay họ và đồng hành với họ”.
Trước tiên là chứng tá cuộc sống
Đối với Đức Thánh Cha, những thách thức này phải được đương đầu nếu chúng ta muốn phục vụ người dân với tư cách là chứng nhân cho tình yêu thương của Thiên Chúa, vì việc phục vụ chỉ hữu hiệu nếu nó ngang qua chứng tá. “Để trở thành linh mục, phó tế và tu sĩ tốt lành, lời nói và ý hướng mà thôi thì chưa đủ: trước hết chính cuộc sống lên tiếng”.
Đối diện với nhiều thách thức của các linh mục và tu sĩ này, Đức Phanxicô giải thích rằng thừa tác vụ mà họ được kêu gọi là thế này: “Mang lại sự gần gũi và an ủi, như một ánh sáng luôn được thắp sáng giữa biết bao bóng tôi. Và để trở thành anh chị em của tất cả mọi người, trước tiên hãy trở nên như thế giữa anh chị em: những chứng nhân cho tình huynh đệ, không bao giờ chiến tranh; những chứng nhân cho hòa bình, cũng học cách vượt qua những khía cạnh đặc thù của các nền văn hóa và nguồn gốc sắc tộc”.
Anh chị em cũng hãy trở nên như thế này: ngoan ngoãn với Thiên Chúa của lòng thương xót, không bao giờ gục ngã trước những ngọn gió chia rẽ, Đức Thánh Cha kết luận bằng cách khuyến khích đừng nản lòng: “Anh chị em là quý giá, quan trọng: tôi nói điều này với anh chị em nhân danh toàn thể Giáo hội. Tôi chúc anh chị em luôn là những kênh an ủi của Chúa và chứng nhân vui tươi của Tin Mừng, là ngôn sứ của hòa bình trong vòng xoáy của bạo lực, những môn đệ của Tình yêu, sẵn sàng chăm sóc các vết thương của người nghèo và những ai đang đau khổ”.
Tý Linh
(theo Vatican News)
Tags: châu Phi, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 17. THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ NÓI : « XIN NGƯỜI NGỰ ĐẾN ! ». CHÚA THÁNH THẦN VÀ NIỀM HY VỌNG KITÔ GIÁO
- SỨ THẦN TÒA THÁNH TẠI PARIS NÓI VỀ LÝ DO TẠI SAO ĐỨC PHANXICÔ KHÔNG ĐẾN PARIS
- JOHN TRAYNOR, NGƯỜI ĐƯỢC PHÉP LẠ THỨ 71 Ở LỘ ĐỨC
- KINH TRUYỀN TIN LỄ ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI 2024: ĐẶT NIỀM HY VỌNG VÀO LÒNG THƯƠNG XÓT VÔ NGẦN CỦA THIÊN CHÚA
- BÀI GIẢNG CỦA ĐTC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI 2024
- ĐỨC PHANXICÔ CẦU CHÚC VIỆC MỞ LẠI NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS TRỞ THÀNH MỘT DẤU CHỈ NGÔN SỨ VỀ SỰ ĐỔI MỚI CỦA GIÁO HỘI PHÁP
- ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI CÁC TÂN HỒNG Y HÃY LÀ NHỮNG NGƯỜI XÂY DỰNG SỰ HIỆP THÔNG VÀ HIỆP NHẤT