TẠI PHILIPPINES, GIÁO HỘI TÁN THÀNH VIỆC BẮT GIỮ RODRIGO DUTERTE
Việc bắt giữ và dẫn độ cựu Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte về The Hague vì “cuộc chiến chống ma túy” chết người của ông được Giáo hội Công giáo, các tổ chức nhân quyền và gia đình nạn nhân tán thành rộng rãi.
Một linh mục an ủi người thân của nạn nhân trong “cuộc chiến chống ma túy” của Rodrigo Duterte, ngày 12 tháng 3 năm 2025 tại Manila (Philippines).
Các giám mục Philippines đã hoan nghênh vụ bắt giữ hồi đầu tuần này đối với cựu Tổng thống Rodrigo Duterte vì tội ác chống lại loài người, đồng thời cho rằng vụ bắt giữ này đánh dấu một bước hướng tới trách nhiệm giải trình và đặt ra tiền lệ để chống lại các vi phạm nhân quyền ở nước này.
Nhà độc tài người Philippines, người cai trị đất nước từ năm 2016 đến năm 2022, đã bị chính quyền Philippines bắt giữ tại sân bay Manila vào ngày 11 tháng 3 sau khi ICC ban hành lệnh bắt giữ, sau cuộc điều tra kéo dài nhiều năm về “cuộc chiến chống ma túy” khét tiếng chết người của ông ta. Một chiếc máy bay chở Rodrigo Duterte đã đến Hà Lan vào thứ Tư ngày 12 tháng Ba và ngay lập tức được bàn giao cho Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC).
‘Cuộc chiến chống ma túy’ chết người của Duterte
Rodrigo Duterte từ lâu đã bị buộc tội giết người phi pháp. Theo báo cáo, hàng nghìn người bị tình nghi buôn bán ma túy, chủ yếu là nam thanh niên từ các cộng đồng khó khăn, đã bị hành quyết trong nhiệm kỳ của ông, thường là bởi các sĩ quan cảnh sát gian xảo hoặc những kẻ giết thuê. Trong khi hồ sơ chính thức của cảnh sát cho thấy hơn 6.200 vụ giết người không qua xét xử, các cơ quan giám sát độc lập ước tính con số thực tế còn cao hơn đáng kể (từ 12.000 đến 30.000), với nhiều người nghiện ma túy ở thành thị và người nghèo bị giết trong những hoàn cảnh bí ẩn.
Cuộc điều tra của ICC bao trùm giai đoạn 2011-2019, trong đó có giai đoạn Rodrigo Duterte còn là thị trưởng Davao, nơi gia đình ông nắm quyền trong nhiều thập kỷ.
Các phản ứng
Việc buộc dẫn độ ông ta về The Hague đã được Giáo hội Công giáo, các tổ chức nhân quyền và gia đình nạn nhân tán thành rộng rãi, mặc dù những người ủng hộ ông coi vụ bắt giữ là một cuộc đàn áp bất công đối với một nhà lãnh đạo mà họ cho rằng đã giúp đất nước trở nên an toàn hơn.
Đức cha Gerardo Alminaza, Giám mục giáo phận San Carlos và phó chủ tịch Caritas Philippines, nhấn mạnh rằng những vụ giết người xảy ra dưới thời chế độ Rodrigo Duterte không phải là những hành động bạo lực ngẫu nhiên, mà là một chính sách có hệ thống vi phạm quyền sống cơ bản. Đơn khiếu nại chống lại Rodrigo Duterte gửi ICC cáo buộc ông đã duy trì một “biệt đội tử thần” để truy đuổi các nghi phạm ma túy ở Davao, và sau đó nhân rộng mô hình này trên toàn quốc khi ông được bầu làm tổng thống.
Đức cha Jose Colin Bagaforo, Giám mục giáo phận Kidapawan, lưu ý rằng vụ bắt giữ này là một bước quan trọng hướng tới công lý cho các nạn nhân. Ngài nói: “Công lý đích thực là trách nhiệm giải trình, sự minh bạch và bảo vệ phẩm giá con người”.
Vị giám mục, đồng thời là chủ tịch Caritas Philippines, đã thách thức cựu tổng thống giữ vững những tuyên bố trước đây rằng ông sẵn sàng đối mặt với hậu quả của hành động của mình: “Trong nhiều năm, Duterte khẳng định rằng ông sẵn sàng đối mặt với hậu quả của hành động của mình. Đã đến lúc ông ấy phải chứng minh điều đó”.
Cần sự thật, sự bồi thường và công lý cho nạn nhân
Trong một tuyên bố đưa ra ngày 11 tháng Ba, cơ quan nhân đạo của Giáo hội Công giáo nhấn mạnh sự cần thiết của sự thật, sự bồi thường và công lý cho các nạn nhân. Tuyên bố gọi việc bắt giữ Rodrigo Duterte là một thời điểm quan trọng đối với đất nước và kêu gọi người dân Philippines đảm bảo rằng những tội ác như vậy sẽ không bao giờ xảy ra nữa và luật pháp sẽ thắng thế.
Trong nhiệm kỳ tổng thống của ông, Giáo hội Philippine đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ sự tàn bạo của cuộc đàn áp ma túy của ông.
Việc bắt giữ ông không có nghĩa là ông có tội, nhưng Đức Giám mục giáo phận Taytay, Đức cha Broderick Pabillo, cho biết những tội ác gây ra dưới thời cựu lãnh đạo phải được điều tra. Ông nói với Radio Veritas, do Tổng Giáo phận Manila điều hành: “Đây là điều mà nền dân chủ phải có: không ai đứng trên luật pháp và mọi người phải trả lời về hành động của mình”.
Một bước quan trọng hướng tới nghĩa vụ giải trình ở Philippines
Các tổ chức phi chính phủ về nhân quyền, bao gồm Tổ chức Ân xá Quốc tế và Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, cũng đồng tình với những quan điểm này, mô tả vụ bắt giữ là một bước quan trọng hướng tới nghĩa vụ giải trình ở Philippines.
Rodrigo Duterte trước đó đã khẳng định rằng ICC không có thẩm quyền đối với Philippines và đã loại nước này khỏi tòa án vào năm 2019, ba năm sau khi ICC ghi nhận số người chết gia tăng do cuộc chiến ma túy. Tuy nhiên, như luật sư Aaron Pedrosa giải thích, được Uca News trích dẫn, theo Quy chế Rôma vốn là cơ sở của ICC, Tòa án vẫn có thẩm quyền đối với các cáo buộc tội ác đã xảy ra trước khi một quốc gia rời khỏi tòa án.
Tý Linh
(theo Lisa Zengarini – Vatican news)
Tags: Á-Châu, Công-lý, Giáo-Hội-&-Nhà-Nước, Nhân quyền
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- GIỮA TIẾP BIẾN VĂN HÓA VÀ HỘI NHẬP VĂN HÓA, BÀI HỌC CỦA BA NGHỆ SĨ CÔNG GIÁO VIỆT NAM
- CHA ROBERTO PASOLINI: QUA VIỆC LÊN TRỜI, CHÚA GIÊSU MỜI GỌI CHÚNG TA TRỞ THÀNH CHỨNG NHÂN CỦA NGƯỜI
- ĐỨC PHANXICÔ GẶP GỠ CÁC VỊ ĐỨNG ĐẦU CÁC BỘ
- PHÁP : KỶ LỤC MỚI VỀ SỐ LƯỢNG NGƯỜI DỰ TÒNG VÀO NĂM 2025!
- LÀN SÓNG DỰ TÒNG: GIÁO HỘI PHÁP TÁI KHÁM PHÁ SỨC MẠNH CỦA SỰ HOÁN CẢI
- CHUYẾN VIẾNG THĂM BẤT NGỜ CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐẾN ĐỀN THỜ THÁNH PHÊRÔ ĐỂ CẦU NGUYỆN TẠI MỘ CỦA ĐỨC PIÔ X
- BÀI GIÁO LÝ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. II. CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU. NHỮNG CUỘC ĐỐI THOẠI. BÀI 4. CHÀNG THANH NIÊN GIÀU CÓ. CHÚA GIÊSU NHÌN ANH (Mc 10, 21)
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾP KIẾN VUA CHARLES III VÀ CAMILLA TẠI NHÀ THÁNH-MARTA
- ĐỨC PHANXICÔ ‘ĐANG RẤT KHỎE’, BÁC SĨ SERGIO ALFIERI ĐẢM BẢO SAU KHI NGÀI BẤT NGỜ XUẤT HIỆN
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾP TỤC CẢI THIỆN DẦN DẦN TRONG THỜI GIAN DƯỠNG BỆNH
- CÁC GIÁM MỤC HOA KỲ CHẤM DỨT HỢP TÁC VỚI CHÍNH QUYỀN LIÊN BANG VỀ VẤN ĐỀ NGƯỜI TỴ NẠN
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ NĂM THÁNH CỦA BỆNH NHÂN VÀ NHỮNG NHÂN VIÊN CHĂM SÓC SỨC KHỎE: CHIA SẺ NỖI ĐAU KHỔ CỦA NGƯỜI KHÁC LÀ MỘT BƯỚC HƯỚNG ĐẾN SỰ THÁNH THIỆN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT V MÙA CHAY NĂM C: “TÔI CẢM NHẬN ĐƯỢC ‘NGÓN TAY CỦA THIÊN CHÚA’”
- QUẢNG TRƯỜNG THÁNH PHÊRÔ: ĐỨC PHANXICÔ XUẤT HIỆN CHÀO ĐÓN NHỮNG NGƯỜI HÀNH HƯƠNG
- SỰ PHỤC SINH CỦA CHÚA GIÊSU LOẠI BỎ NÃO TRẠNG BÁO THÙ
- 1700 NĂM SAU CÔNG ĐỒNG NIXÊ: NIỀM HY VỌNG CỬ HÀNH LỄ PHỤC SINH CHUNG
- SỨC KHỎE CỦA ĐỨC PHANXICÔ TIẾP TỤC CẢI THIỆN
- LOẠT BÀI GIÁO LÝ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. II. CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU. NHỮNG CUỘC ĐỐI THOẠI. BÀI 3. GIAKÊU. “HÔM NAY TÔI PHẢI Ở LẠI NHÀ ÔNG” (Lc 19, 5)
- ĐỐI VỚI CEF, ƯU TIÊN HÀNG ĐẦU LÀ CUỘC CHIẾN CHỐNG LẠM DỤNG VÀ NGHÈO ĐÓI
- KINH TIN KÍNH CỦA CÔNG ĐỒNG NIXÊ, THẺ CĂN CƯỚC CỦA NGƯỜI KITÔ HỮU