TẠI SAO ĐỨC PHANXICÔ CHƯA BAO GIỜ NHẮC ĐẾN TÊN « PUTIN » VÀ « NGA » KHI LÊN ÁN CUỘC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC VÀO UCRAINA ?
Trong bài xã luận được đăng trên Vatican News với tựa đề “Tiếng kêu trong sa mạc của Đức Giáo hoàng”, Andrea Tornielli, Giám đốc biên tập của Bộ Truyền thông Vatican, đã trả lời cho một số chỉ trích đối với Đức Phanxicô khi ngài không nêu đích danh « Putin » hay « Nga » trong những tuyên bố kêu gọi chấm dứt chiến tranh, dù ngài đã dùng những từ ngữ mạnh mẽ chưa hề có để nói về cuộc xâm lược vốn không phải là một hoạt động quân sự đặc biệt này : « sự man rợ của việc giết hại trẻ em và những công dân vô tội », « cuộc xâm lược vũ trang không thể chấp nhận được», « phỉ báng danh » Thiên Chúa.
Dưới đây là bài trả lời Tornielli :
[…]
Trong những tuần qua, Đức Phanxicô là đối tượng của một số chỉ trích từ phía những người đã hy vọng rằng, trong những tuyên bố công khai của ngài, ngài sẽ đề cập cách minh nhiên Vladimir Putin và Nga, như thể những lời của vị chủ chăn của Giáo hội hoàn vũ phải phản ánh mệnh lệnh của một bản tin truyền hình. Vì điều đó đã không xảy ra, nên tiếng nói của Đức Giáo hoàng không nhận được nhiều sự chú ý, vì những lời kêu gọi của ngài không phù hợp với khuôn sáo mà người ta mong muốn về một Giáo hoàng như là « tuyên úy » của Tây phương, sẵn sàng lợi dụng Thiên Chúa và chúc lành cho cuộc chiến nhân danh Ngài.
Một số người đã cáo buộc Đức Giáo hoàng « im lặng » vì đã không nêu đích danh Putin, quên rằng khi chiến tranh bắt đầu, các Giáo hoàng không bao giờ gọi tên kẻ xâm lược, không phải vì hèn nhát hay thận trọng ngoại giao thái quá, nhưng để không đóng cánh cửa, luôn để một không gian mở cho khả năng ngăn chặn cái ác và cứu mạng sống con người. Ngay cả thánh Gioan-Phaolô II, sinh ra trong một đất nước tử vì đạo như Ba Lan, nạn nhân của Đức quốc xã và chủ nghĩa cộng sản, khi xảy ra chiến tranh ở Kosovo năm 1999, đã không bao giờ nêu tên thủ phạm của cuộc thanh trừng sắc tộc, luôn giữ một kênh liên lạc rộng mở với Serbia. Tòa Thánh đã cho rằng cần phải nỗ lực chấm dứt các vụ thảm sát chống lại người dân Albania, ngay cả khi Tòa Thánh lấy làm tiếc sự đau buồn và những vết thương được gây ra cho việc ném bom dày đặc của NATO. Đức Giáo hoàng Wojtyla thậm chí còn không nêu tên các nguyên thủ quốc gia phương Tây mà, vào năm 2003, đã muốn tiến hành chiến tranh ở Irắc dựa trên những thông tin sai lệch liên quan đến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Trong cả hai trường hợp, ngài cố gắng ngăn chặn các cuộc tấn công, các cuộc thanh trừng sắc tộc và chiến tranh, ngài đã cố gắng thúc đẩy việc mở các hành lang nhân đạo và làm sao để tất cả được thực hiện nhằm tránh việc sử dụng vũ khí. Điều đó không có nghĩa và chưa bao giờ có nghĩa đánh đồng kẻ xâm lược và người bị tấn công.
Do đó, thật nghịch lý khi chúng ta quên đi những trang này trong lịch sử gần đây, bằng cách muốn giải thích với Đức Giám mục Rôma rằng đâu là những từ « đúng đắn » phải sử dụng, sau khi phớt lờ trong nhiều năm những từ ngữ mà chính ngài đã nhiều lần phát biểu, cảnh báo chống lại việc chạy đua tái trang bị vũ khí hạt nhân, chống lại việc buốn bán vũ khí, chống lại chiến tranh và khủng bố, chống lại nền kinh tế vứt bỏ và giết chết, chống lại việc tàn phá công trình tạo dựng.
Đức Giáo hoàng là một tiếng kêu trong sa mạc. Trong chín năm triều đại giáo hoàng của ngài, Đức Phanxicô đã nhiều lần nói về cuộc chiến tranh thế giới lần thứ ba, vốn đang diễn ra, cho dù nó là « từng mảnh ». Ngài đã nhiều lần công kích mạnh mẽ những kẻ buôn bán vũ khí, chống lại việc chạy đua vũ trang và chống lại chiến tranh. Michele Serra gần đây đã nhắc lại rằng « 50 quả bom nguyên tử cũng đủ để hủy diệt nhân loại. Nhưng không có 50 quả bom nguyên tử trên thế giới. Đang có mười lăm ngàn quả bom nguyên tử ». Chiến tranh « hủy diệt », Đức Phanxicô đã tuyên bố như thế vào tháng 9/2014 tại đài tưởng niệm quân sự của Redipuglia nhân kỷ niệm một trăm năm bắt đầu Thế Chiến I, « nó cũng hủy diệt những gì Thiên Chúa đã tạo dựng nên đẹp đẽ nhất : con người. Chiến tranh làm biến dạng mọi thứ, ngay cả mối liên hệ giữa anh em với nhau. Chiến tranh là điên rồ, kế hoạch phát triển của nó là sự hủy diệt : muốn được phát triển bằng sự hủy diệt ! ». Trong lời tiên tri này, thường không được lắng nghe bởi các đại cường quốc, nhưng được đón nhận bởi nhiều người trên thế giới, Đức Phanxicô tiếp bước các vị tiền nhiệm của mình trong thế kỷ vừa qua, những người giống như ngài đã phải đối mặt với những cuộc thế chiến, với những cuộc chiến tranh nơi các vùng khác nhau trên hành tinh, với bạo lực và khủng bố.
Như vậy, Đức Giáo hoàng có thể làm gì, bây giờ khi người ta đang bắn giết nhau ? « Có lẽ không gì khác hơn là cầu nguyện với Chúa », Gianni Valente đã viết như thế vào những ngày qua, « bằng cách cầu xin phép lạ rút ngắn nỗi đau của người nghèo, chấm dứt cuộc thảm sát. Nhưng nếu ngài có thể làm điều gì đó trên bình diện chính trị và ngoại giao, thì điều đó sẽ là khả thi chính bởi vì giới lãnh đạo Nga biết rằng ngài không phải là một người trung gian một chiều, một đặc vụ ngụy trang của phương Tây, mà họ đã tỏ rõ thái độ trên một quỹ đạo xung đột kinh hoàng ».
Đấng kế vị thánh Phêrô không có vấn đề phải làm cho người ta biết « ngài thuộc về phe nào », vì Vị Đại Diện của Chúa Kitô, giống như Chúa của mình, luôn ở với những người vô tội đang chịu đau khổ như Chúa Giêsu đã chịu trên thập giá. Mỗi lời ngài thốt ra, mỗi cố gắng ngài thực hiện, đều nhắm cứu sự sống con người, không nhượng bộ cho lôgíc của sự dữ, chiến thắng sự dữ bằng sự thiện. Ở trung tâm của châu Âu, trong cuộc chiến bẩn thỉu này mà chúng ta cảm thấy rất gần với chúng ta, nhưng cả ở các vùng ngoại vi của thế giới, nơi mà trong những năm qua các cuộc chiến tranh bị lãng quên đã diễn ra và đang còn được diễn ra, với rất nhiều người chết, bị thương và di tản hàng ngày, giống như hình ảnh mà chúng ta đang chứng kiến hôm nay ở Ucraina.
———————–
Tý Linh chuyển ngữ
(xem bài viết đầy đủ ở đây)
Tags: Andrea Tornielli, Âu Châu, Giáo-Hội-&-Nhà-Nước, Hòa-bình, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO