TẠI SAO ĐỨC PHANXICÔ ĐẤU TRANH HẾT MÌNH CHO VIỆC ĐÓN TIẾP NGƯỜI DI CƯ ?
Kể từ khi bắt đầu triều đại giáo hoàng của mình vào năm 2013, Đức Phanxicô đã không ngừng ủng hộ việc đón tiếp những người di cư. Một quan điểm càng trở nên thời sự hơn bởi sự xuất hiện ồ ạt của những người di cư đến Lampedusa trong những ngày gần đây và ngài cũng sẽ bảo vệ quan điểm này ở Marseille, vào thứ Sáu ngày 22 tháng 9 và thứ Bảy ngày 23 tháng 9.
Ai còn nhớ tiếng kêu của Đức Thánh Cha Phanxicô? Tiếng kêu mà đã thốt ra tại trại Lesbos, một hòn đảo nhỏ của Hy Lạp nằm cách bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ một quãng ngắn, vào ngày 21 tháng 12 năm 2021. Lời kêu gọi này được đưa ra trước mặt Jessica, một phụ nữ Congo, người đã rời Kinshasa để thoát khỏi một cuộc hôn nhân cưỡng bức, bị ép buộc hành nghề mại dâm trước khi đến Lesvos trên một chiếc thuyền tạm bợ, và trước mặt con gái của bà là Daniela, người chỉ mới biết đến hàng rào thép gai của trại. Hay trước mặt Aisha, 24 tuổi, đến từ Somalia, nơi cô đã chạy trốn chiến tranh.
Sáng hôm đó, đứng trên một bục được che dưới một chiếc lều, từ đó chúng ta có thể nhìn thấy Địa Trung Hải này, Đức Thánh Cha Phanxicô một lần nữa phẫn nộ trước số phận của những người di cư, đã tố cáo việc Địa Trung Hải đã trở thành “nghĩa trang” (trước đây là mare nostrum (biển của chúng ta), ngày nay là mare mortum (biển chết )) và kêu gọi các nhà chức trách châu Âu nỗ lực hướng tới một giải pháp châu Âu cho cuộc khủng hoảng này.
Kể từ khi bắt đầu triều đại giáo hoàng của mình vào năm 2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã không ngừng cố gắng thu hút sự chú ý đến số phận của những người di cư, như ngài sẽ làm một lần nữa ở Marseille, trong chuyến viếng thăm của ngài vào thứ Sáu ngày 22 tháng 9 và thứ Bảy ngày 23 tháng 9. Vài tuần sau khi được bầu chọn, vào tháng 7 năm 2013, trong chuyến đi bất ngờ tới Lampedusa, ngài đã chỉ trích “sự thờ ơ của thế giới” đối với những người đặt chân lên bờ biển châu Âu. Kể từ đó, diễn ngôn không thay đổi, và Đức Phanxicô, người đã thành lập một đơn vị đặc biệt tại Vatican để suy nghĩ về chủ đề này, giờ đây giữ vững niềm tin của mình trong bốn động từ mà ngài không ngừng nhấn mạnh: đón tiếp, bảo vệ, thăng tiến và hội nhập.
Trong những tháng gần đây, Đức Phanxicô đã bổ sung thêm quyền cho người di cư có thể ở lại đất nước của họ, như một lời kêu gọi các quốc gia phía Nam của trên thế giới này hãy làm mọi thứ có thể để ngăn chặn chiến tranh và bạo lực đang khiến người dân phải rời bỏ hướng đến phía Bắc.
Cứu mạng người
Làm thế nào giải thích sự có mặt khắp nơi của chủ đề này mà một số nhà phê bình giáo hoàng ở Rôma không ngần ngại mô tả như một “nỗi ám ảnh”? Đối với Jorge Mario Bergoglio, lý do cho những dấn thân của ngài thường được tìm thấy trong cuộc sống cá nhân. Có lẽ cần phải xác định sự nhạy cảm đặc biệt này trong lịch sử gia đình của ngài, khi chúng ta nhớ rằng Đức Phanxicô là con trai của một người nhập cư Ý từ Piedmont đến Argentina vào năm 1929. Cha của ngài suýt hụt chiếc thuyền đầu tiên mà ngài phải đi. Một sự kết hợp của nhiều tình huống đã cứu sống ngài, vì con tàu bị đắm ở Đại Tây Dương.
Nhưng những người khác ở Rôma kết nối sự nhấn mạnh này của Đức Giáo hoàng đối với người di cư với một kinh nghiệm cá nhân khác của Đức Thánh Cha. Một nguồn tin của Vatican giải thích: “Trong chế độ độc tài, ngài đã giúp hàng chục người đối lập Argentina chạy trốn sang Brazil sau khi che giấu họ. Đối với ngài, điều luôn quan trọng là cứu mạng sống, bất kể phương tiện được sử dụng hay hậu quả. ”
Người ta giải thích ở Rôma , đối với Đức Phanxicô, những người di cư nằm trong số “những người yếu đuối nhất của nhân loại”. Do đó, ngay từ đầu triều đại giáo hoàng của ngài, ngài đã quyết định thành lập một bộ chịu trách nhiệm về vấn đề di cư cũng như về khí hậu hoặc các vấn đề liên quan đến khủng hoảng kinh tế hoặc hòa bình thế giới. Nguồn tin tương tự giải thích: “Tất cả những điều này là một phần của cùng một tổng thể: sự chăm sóc dành cho những người dễ bị tổn thương”. Nguồn tin xác nhận: “Việc những người di cư đến châu Âu làm như vậy do chiến tranh, do sự phá sản của đất nước họ hay hiện tượng nóng lên toàn cầu, điều đó cũng không thay đổi gì đối với Đức Giáo hoàng. Ngài không phân biệt giữa chiến tranh và bách hại. ”
Đối với các nhà ngoại giao, một phát biểu không thực tế
Chính trong Bộ thăng tiến sự phát triển con người toàn diện mà các lập luận đã được khai triển, chẳng hạn như những lập luận được gửi đến Sứ thần tại Liên minh Châu Âu, khi Ủy ban xác định lại hiệp ước Châu Âu về vấn đề di cư và tị nạn. Trong những tháng gần đây, Vatican đã nhiều lần bày tỏ “quan ngại” về một số điểm bao gồm việc tạo ra các “điểm nóng” được đặt tại các quốc gia giáp biên giới EU và có ý định “chọn lọc kỹ” và lựa chọn những người di cư được phép vào châu Âu, hay các giới hạn của hệ thống bao gồm việc buộc các Quốc gia phải nộp phạt nếu từ chối đón tiếp người di cư. Ở Rôma, người ta lấy làm tiếc : “Một số người luôn thích trả tiền hơn là chào đón”.
Nhưng những nỗ lực này của Vatican nhằm thể hiện về mặt chính trị những xác tín của Đức Thánh Cha Phanxicô đối với người di cư là không đủ để thay đổi hình ảnh của ngài trong mắt các thủ tướng châu Âu, hình ảnh của một người tách biệt khỏi mọi thực tế cụ thể. Tại các đại sứ quán của Lục địa già ở gần Tòa thánh, sẽ là quá nhẹ khi nói rằng bài phát biểu của Đức Giáo hoàng khiến mọi người mỉm cười, vì các nhà ngoại giao cho rằng nó không thực tế. Một đại sứ tại Rôma giải thích: “Chính phủ của tôi không lắng nghe ngài ấy, họ hoàn toàn không quan tâm đến những gì ngài nói về điểm cụ thể này”. Một người khác thì khoan dung hơn: “Bằng cách thực hiện những bài phát biểu như vậy, Giáo hoàng đang thực hiện đúng vai trò của mình. Và nếu chính phủ của tôi hơi miễn cưỡng, thì tôi sẽ nói với họ rằng chúng ta không thể chọn lĩnh vực mà Đức Giáo hoàng đưa ra lời kêu gọi. Chúng ta không thể hoan nghênh những lựa chọn của ngài về môi trường và bác bỏ những lựa chọn về người di cư. »
Tý Linh
(theo Loup Besmond de Senneville, nhật báo La Croix)
Tags: Di dân, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THƯ VỀ VIỆC ĐỔI MỚI NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ GIÁO HỘI
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC