TẠI SAO GIÁO HỘI ĐƯỢC TRUYỀN CẢM HỨNG TỪ NHÂN VẬT ETTY HILLESUM?
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày mất tích của Etty Hillesum tại trại tập trung Auschwitz, vào khoảng ngày 30/11/1943, Vatican đã bày tỏ lòng kính trọng sâu sắc đối với cô. Hình ảnh người phụ nữ Hà Lan này đã truyền cảm hứng cho nhiều người Công giáo, như vị Hồng y trẻ người Bồ Đào Nha José Tolentino de Mendonça, hay 10 năm trước, Đức Bênêđíctô XVI.
80 năm trước, Etty Hillesum, một phụ nữ trẻ 29 tuổi sinh ra trong một gia đình Do Thái nhưng không thực hành tôn giáo nào, đã chết ở Auschwitz. Bị Đức Quốc xã sát hại, cô đã để lại một di sản gồm các tác phẩm chứng tỏ việc bà tìm kiếm một “ngôn ngữ mới” để nói về Thiên Chúa “trong địa ngục của các trại tập trung”. Điều này đã được nhấn mạnh vào thứ Tư, ngày 29 tháng 11, bởi Đức Hồng y José Tolentino de Mendonça, Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Giáo dục, trong một cuộc hội thảo dành riêng cho người phụ nữ trẻ này được tổ chức tại Rôma dưới sự bảo trợ của đại sứ quán Hà Lan tại Tòa Thánh. Chính vị Hồng y người Bồ Đào Nha đã đề nghị với bà đại sứ Hà Lan tại Tòa thánh, Annemieke Ruigrok, tổ chức sinh nhật cho người mà ngài coi là một nhà thần bí vĩ đại.
Etty Hillesum trở nên nổi tiếng thế giới nhờ cuốn nhật ký ghi lại hành trình tâm linh và hiện sinh của cô. Vị Tổng trưởng trẻ 57 tuổi, thân cận với Đức Phanxicô, là đồng tác giả của tác phẩm xuất bản năm 2018 Theo bước chân của Etty Hillesum (Nos Passos de Etty Hillesum) được thực hiện cùng với nhiếp ảnh gia Filipe Condado trong chuyến hành hương đến Amsterdam. Chính “sức mạnh tinh thần” mà người phụ nữ trẻ này cưu mang đã khiến cá nhân ngài cảm động. Một sức mạnh không gợi ý “chạy trốn” mà “mời gọi ở lại” bất chấp nỗi kinh hoàng, “không cho phép chúng ta bỏ cuộc nhưng cho phép chúng ta liên tục gõ cửa, lúc thuận lợi cũng như lúc không thuận lợi,” ngài cho biết trong cuộc hội thảo này tại Đại học Giáo hoàng Grêgôriô.
Một « sự thức tỉnh tâm linh »
Được đồng hành cùng với bác sĩ tâm thần Julius Speier, người sẽ là quân sư có ảnh hưởng cho cô, Etty đã trải qua một “sự thức tỉnh tâm linh” trong ba năm, vốn cũng là một con đường “cô độc” mà cô phải “tự khám phá mình”, Đức Hồng y nhấn mạnh và đồng thời cho rằng nhân vật này có thể nói với giới trẻ ngày nay. Trên con đường này, cô sẽ được truyền cảm hứng từ nhà thơ người Đức Rainer Maria Rilke, nhưng cũng phần lớn là từ Thánh Kinh, bao gồm các đoạn trong Tân Ước, chẳng hạn như Bài giảng trên núi hay bài thánh thi đức ái của Thánh Phaolô.
Đức Hồng y lưu ý rằng cuộc hành trình này sẽ khiến cô viết một số “những lời cầu nguyện phi thường nhất mà một con người có thể thốt ra”, ngay cả khi thế giới của cô sụp đổ vì cuộc xâm lược của Đức. Và, nó cũng sẽ khiến “người tình của Thiên Chúa” này tuyên xưng niềm hy vọng không thể xóa nhòa của mình trong tấm thiệp cuối cùng mà cô ấy sẽ ký với những dòng chữ này: “Chúng tôi vừa đi đến trại vừa ca hát”.
Đức Bênêđíctô XVI nêu cô làm gương từ 10 năm trước
Nhiều người khác đã được xây dựng nhờ cuộc hành trình của Etty Hillesum. Đức Bênêđíctô XVI đã lấy cô làm gương mẫu cho các tín hữu Công giáo, và điều này trong một bối cảnh rất đặc biệt. Hai ngày sau khi tuyên bố với thế giới về việc từ bỏ ngai tòa Phêrô, ngài đã chủ trì một buổi tiếp kiến chung tại Vatican, buổi tiếp kiến áp chót của ngài. Trong bài giáo lý ngày 13/2/2013, được hàng ngàn người Công giáo lắng nghe chăm chú khi chứng kiến sự ra đi của Đức Giáo hoàng của họ, ngài đã trích dẫn người phụ nữ Hà Lan gốc Do Thái này. Ngài nói : “Tôi cũng nghĩ đến hình ảnh của Etty Hillesum, một phụ nữ trẻ người Hà Lan gốc Do Thái đã chết ở Auschwitz. Ban đầu xa cách Chúa, cô đã khám phá ra Ngài bằng cách nhìn sâu vào nội tâm mình và cô viết: “Có một cái giếng rất sâu trong tôi. Và Thiên Chúa ở trong cái giếng này. Đôi khi tôi cố gắng tiếp cận được Ngài, thường nhất là đá và cát che phủ Ngài: lúc đó Thiên Chúa bị chôn cất. Phải đào Ngài lên lại” (Nhật ký, 97). Trong cuộc sống phân tán và lo âu của mình, cô đã tìm thấy Thiên Chúa giữa thảm kịch lớn của thế kỷ 20, vụ diệt chủng Shoah. Cô gái trẻ mong manh và bất mãn này, được đức tin biến đổi, trở thành một người phụ nữ tràn đầy tình yêu và bình an nội tâm, có khả năng khẳng định: ‘Tôi liên lỉ sống thân mật với Thiên Chúa’.”
————————-
Tý Linh
(theo Anna Kurian, Aleteia và vatican.va)
Tags: Bênêđíctô XVI, các thánh-nhân vật
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- VÀ NẾU MIÊU TẢ ĐỨC MARIA VỚI ĐÔI CHÂN LẤM LEM?
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA GỬI DÂN THIÊN CHÚA ĐANG LỮ HÀNH TẠI NICARAGUA NHÂN DỊP CỬ HÀNH TUẦN CỬU NHẬT KÍNH ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO CÁC THAM DỰ VIÊN HỘI NGHỊ KỶ NIỆM 100 NĂM ‘HỘI NGHỊ TOÀN TÔN GIÁO’ ĐẦU TIÊN ĐƯỢC TỔ CHỨC BỞI THẦY SREE NARAYANA GURU (1856-1928)
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG NĂM C: HÃY GIỮ LÒNG MÌNH NHẸ NHÀNG VÀ TỈNH THỨC ĐỂ ĐÓN CHÚA ĐẾN
- ĐỨC PHANXICÔ : KHÔNG ĐƯỢC LOẠI BỎ BẤT KỲ MẠNG SỐNG NÀO
- THAM QUAN 10 KHO TÀNG CỦA NHÀ THỜ CHÍNH TÒA ĐỨC BÀ PARIS
- NGHỀ NÀO HẠNH PHÚC NHẤT THẾ GIỚI?
- ĐẶT CHÚA KITÔ TRỞ LẠI TRUNG TÂM
- THẦN BÍ SAI LẠC VÀ LẠM DỤNG THIÊNG LIÊNG, MỘT NHÓM LÀM VIỆC ĐƯỢC THÀNH LẬP TẠI VATICAN
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 15. NHỮNG HOA TRÁI CỦA CHÚA THÁNH THẦN. NIỀM VUI
- TẠI SAO ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI QUAY TRỞ LẠI VỚI LỊCH SỬ TRONG VIỆC ĐÀO TẠO LINH MỤC ?
- ĐỨC PHANXICÔ: ‘TÀI LIỆU CHUNG KẾT CỦA THƯỢNG HỘI ĐỒNG LÀ MỘT PHẦN CỦA HUẤN QUYỀN GIÁO HOÀNG’
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ TRONG LỄ CHÚA KI-TÔ VUA: CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TA TÌM THẤY ÁNH SÁNG VÀ Ý NGHĨA NƠI TÌNH YÊU
- KINH TRUYỀN TIN LỄ CHÚA KITÔ VUA: ĐỨC GIÊSU LÀ ‘VUA’ CỦA TÔI KHÔNG?
- ĐỨC PHANXICÔ THÔNG BÁO NGÀY PHONG THÁNH CHO CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO CÁC THAM DỰ VIÊN CUỘC HỌP ĐƯỢC TỔ CHỨC BỞI TÒA THƯỢNG THẨM RÔMA
- THƯ VỀ VIỆC ĐỔI MỚI NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ GIÁO HỘI
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA