TẠI SAO KITÔ HỮU QUAN TÂM ĐẾN VẤN ĐỀ SINH THÁI?
“Không thể yêu mến Thiên Chúa và tha nhân mà vẫn dửng dưng với tương lai của công trình tạo dựng”, các Giám mục Pháp đã khẳng định như thế trong văn kiện “Enjeux et défis écologiques pour l’avenir”. Văn kiện 80 trang này đề nghị một cái nhìn Kitô giáo về những vấn đề sinh thái và trình bày những đề nghị đa dạng.
Những vấn đề này, những thách đố đối với người Kitô hữu, không thể bài xuất vì lợi ích của những vấn đề thiêng liêng và xã hội mà thôi. Giáo Hội không thay thế cho công việc cần thiết của các chuyên viên và chính trị gia nhưng mong muốn tham dự vào suy tư về những vấn đề nghiêm trọng này của nhân loại và cùng với mọi người tìm kiếm “một chân trời hy vọng mới mẽ”. Không có gì liên quan đến con người lại xa lạ với Thiên Chúa.
Người ta tìm thấy sinh thái học (cách nào đó!) từ những trang đầu tiên của Thánh Kinh: trong sách Khởi Nguyên, “Thiên Chúa thấy mọi sự tốt đẹp” là một điệp khúc được lặp đi lặp lại sau mỗi ngày tạo dựng. Con người chỉ được tạo dựng vào ngày thứ sáu bởi vì nó cần đến vũ trụ để sống, nó lệ thuộc trái đất, nước, không khí. Ít lâu sau, khi thế giới sắp bị tiêu diệt, Thiên Chúa đã yêu cầu No-ê cứu cùng với ông và gia đình ông, tất cả mọi loài sinh vật mà con người không thể không cần đến. Và Ngài sẽ thiết lập giao ước của Ngài với mọi sinh vật trên trái đất.
Những vấn đề sinh thái cần được sáp nhập vào toàn thể hoạt động xã hội
Con người không phải chỉ trở nên ông ông chủ của thiên nhiên, nhưng nó còn phải có trách nhiệm sống hòa hợp với thiên nhiên nữa. Con người không được coi thiên nhiên như là một lợi ích mà nó sở hữu tùy ý, nhưng phải thêu dệt với nó những mối quan hệ mang lại lợi ích cho toàn thể gia đình nhân loại, hiện tại và tương lai.
Người Kitô hữu biết rằng họ mang ơn Thiên Chúa về sự sống và sự sống này được ghi khắc trong một không gian, một thời gian, một mảnh đất và những anh chị em vốn được trao ban cho họ và họ liên đới. Trong bản văn, các Giám mục mời gọi tìm kiếm những giải pháp trong chính con người, không chỉ trong kỹ thuật hay tổ chức kinh tế. Nếu con người chịu trách nhiệm về các chọn lựa của mình, thì ngày nay có những nếp sống, các nhân hay tập thể, cần phải thay đổi.
Các vấn đề sinh thái phải được sáp nhập vào tất cả hoạt động xã hội; chúng thúc đẩy suy nghĩ việc chung sống một cách khác. Các Giám mục đề nghị một vài đường hướng: tăng giá trị của việc dài hạn, tạo ra một hình thức điều hành mới ở tầm mức thế giới, sống giao ước với tha nhân, quan tâm đến người nghèo khổ nhất, khai triển một giáo lý về công trình tạo dựng, thông tin và đối thoại với các tác giả về môi trường, trở nên gương mẫu trong các chọn lựa của chúng ta, ghép mình vào con tim của Thiên Chúa…
Các Kitô hữu, qua đời sống phụng vụ của mình, nghiệm thấy vị trí trung tâm của các yếu tố của thiên nhiên như nước, lửa, dầu, bột… Ngay cả “cây gỗ nằm trong bi kịch của ơn cứu độ”, thần học gia người Châu Phi, Jean-Marc Éla, đã nói như thế. Chúa Kitô trên thập giá cứu độ toàn thể công trình tạo dựng, chứ không chỉ con người.
Tý Linh
Theo La Croix
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- CHA TÂN GIÁM TỈNH XUÂN BÍCH TỈNH PHÁP DÂNG LỄ TẠ ƠN TẠI GIÁO XỨ SAINT-SULPICE
- ĐỨC THÁNH CHA VẪN NGUY KỊCH NHƯNG KHÔNG CÓ CƠN SUY HÔ HẤP MỚI
- ĐỨC PHANXICÔ CẢM ƠN VỀ SỰ CHĂM SÓC VÀ LỜI CẦU NGUYỆN
- ĐÊM YÊN BÌNH CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- CHA TRYPHON BONGA, TÂN BỀ TRÊN GIÁM TỈNH CỦA CÁC LINH MỤC XUÂN BÍCH TỈNH PHÁP
- ĐỨC PHANXICÔ BỊ CƠN ĐAU HÔ HẤP VÀO BUỔI SÁNG
- ĐHY PAROLIN LẤY LÀM TIẾC TRƯỚC “SỰ SUY ĐOÁN VÔ ÍCH” VỀ VIỆC TỪ CHỨC CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG
- GIÁO THUYẾT CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO CÓ PHẢI LÀ BẤT BIẾN KHÔNG?
- ĐỨC PHANXICÔ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ, NHƯNG VẪN CÒN NGUY HIỂM
- SỨC KHỎE CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐỠ HƠN
- BỆNH VIÊM PHỔI HAI BÊN, CĂN BỆNH MÀ ĐỨC PHANXICÔ MẮC PHẢI LÀ GÌ?
- ĐỨC PHANXICÔ VẪN VUI VẺ BẤT CHẤP BỊ VIÊM PHỔI CẢ HAI BÊN
- “ORDO AMORIS” LÀ GÌ?
- J.D. VANCE TRÁI NGƯỢC VỚI ĐỨC PHANXICÔ: “LIỆU TRẬT TỰ CỦA TÌNH YÊU CÓ BIỆN MINH CHO VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KHÔNG?”
- NĂM THÁNH CỦA CÁC NGHỆ SĨ VÀ THẾ GIỚI VĂN HOÁ: BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
- ANNE LÉCU: “CÀNG QUAN TÂM ĐẾN THÁNH KINH, CHÚNG TA CÀNG QUAN TÂM ĐẾN CON NGƯỜI”
- KHỔ HÌNH KHỦNG KHIẾP CỦA THÁNH NỮ APOLLINA
- ĐHY PAROLIN PHẢN ĐỐI VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI PALESTINE KHỎI GAZA
- THÁNH KINH THỰC SỰ NÓI GÌ VỀ TIẾNG CƯỜI?
- THÁNH KINH: LOẠT VIDEO CHỐNG LẠI NHỮNG LỐI GIẢI THÍCH SAI LẠC