TẠI SAO LINH MỤC MẶC ÁO LỄ ?
Áo lễ (chasuble) là một trang phục phụng vụ của linh mục, vốn không được chọn lựa cách ngẫu nhiên, nhưng có liên hệ đến Chúa Kitô.
Trong thánh lễ, linh mục luôn mặc một bộ lễ phục đặc biệt, được trang trí bằng các biểu tượng, có nhiều màu sắc khác nhau. Đây là một chiếc áo choàng (chasuble). Từ xa xưa, bất cứ khi nào một linh mục cử hành thánh lễ, ngài sẽ mặc một bộ áo lớn giống như một cái chăn choàng (được khoét lỗ ở giữa để chui đầu) gọi là casula (chasuble) để che phủ quần áo thường ngày của mình. Trang phục này có nguồn gốc từ trang phục Rôma bình thường của một nông dân. Người nông dân đội chiếc chăn choàng lớn này để bảo vệ mình khỏi gió, mưa hoặc thậm chí là nắng. Vào thế kỷ thứ 3, nó gắn liền với các Kitô hữu.
Khi xu hướng thời trang tiến triển, áo choàng không còn là trang phục thông thường nhưng luôn được các linh mục sử dụng. Dành riêng cho các thành viên của hàng giáo sĩ, nó bắt đầu được trang trí vào thế kỷ thứ VIII để phản ánh chức năng linh thánh của nó.
Nếu lúc đầu, áo lễ lớn và cồng kềnh, cần được giúp đỡ để tập hợp nhiều nếp gấp lại nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc di chuyển của linh mục, thì theo thời gian, hình dạng của nó sẽ giảm đi.
Biểu tượng
Tính biểu tượng của áo lễ được thể hiện trong lời cầu nguyện truyền thống mà linh mục đọc trước khi mặc nó: « Domine, qui dixisti : Iugum meum suave est, et onus meum leve : fac, ut istud portare sic valeam, quod consequar tuam gratiam. Amen ». (« Lạy Chúa, Chúa đã phán: Ách của Ta thì êm ái và gánh của Ta thì nhẹ nhàng: xin Chúa để con mặc trang phục này để nhận được ân sủng của Chúa. Amen. »).
Do đó, áo lễ nhắc lại “ách của Chúa Kitô”, và sự kiện linh mục là “một Chúa Kitô khác” trong hy tế thánh lễ. Ngài “mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện”. (Eph 4, 24).
Hơn nữa, áo lễ còn tượng trưng cho “áo không đường khâu” mà Chúa Kitô đã mặc khi Người bị dẫn đi đóng đinh. Điều này càng làm nổi bật mối liên hệ giữa linh mục, thánh lễ và hy tế của Chúa Giêsu trên Thập Giá. Hình trang trí phổ biến của áo lễ là một cây thánh giá lớn ở mặt sau hoặc mặt trước của áo. Màu sắc của bộ trang phục này được phối hợp với màu tượng trưng của mùa phụng vụ hoặc ngày lễ.
Đây là lý do tại sao Giáo hội vẫn giữ lại trang phục cổ xưa này, nhắc nhở linh mục (và dân Chúa) rằng Thánh lễ không phải là một sự kiện bình thường mà là một sự kiện linh thánh.
Tý Linh
(theo Philip Kosloski, Aleteia)
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO LẦN THỨ VIII (2024) : TRỞ THÀNH BẠN HỮU CỦA NGƯỜI NGHÈO
- Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC, BÀI HỌC CỦA ĐỨC PHANXICÔ VỀ KIẾN THỨC BẰNG XƯƠNG BẰNG THỊT
- CHA ROBERTO PASOLINI, TÂN GIẢNG THUYẾT CỦA PHỦ GIÁO HOÀNG