TẠI SAO NÓI RẰNG LINH MỤC HÀNH ĐỘNG « IN PERSONA CHRISTI » ?
Thành ngữ này, có nghĩa đen là “trong con người của Chúa Kitô”, cho phép giải thích cách thức linh mục hành động khi cử hành các bí tích. Tuy nhiên, nó có nghĩa là linh mục luôn hành động, theo nghĩa đen, “nhân danh Chúa Kitô” không?
Nói rằng một linh mục hành động “nhân danh Chúa Kitô là Đầu” (« in persona Christi Capitis »), phải chăng điều này muốn nói rằng linh mục không thể sai lầm không? Thành ngữ này đã được đưa vào huấn quyền của Giáo hội tại Công đồng Vatican II và thể hiện, theo Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo (số 1549), sự kiện là qua linh mục hay giám mục, “sự hiện diện của Chúa Kitô với tư cách là Đầu của Giáo hội được trở nên hữu hình giữa cộng đoàn tín hữu”. Thánh Inhaxiô thành Antiôkia còn đẩy hình ảnh này đi xa hơn khi khẳng định rằng giám mục là “typos tou Patros”, nghĩa là như hình ảnh sống động của Thiên Chúa Cha. Đức Bênêđíctô XVI giải thích trong buổi tiếp kiến chung ngày 14/4/2010 rằng thành ngữ này trước hết chỉ chức năng “đại diện”. Như thế, Đức Thánh Cha lập tức loại trừ ý nghĩa thường thấy được gán cho chức năng này, vốn thường chỉ một quyền lực mà một người ủy quyền cho người khác để hiện diện, nói năng và hành động thay cho mình. “Chúng ta tự hỏi: linh mục có đại diện cho Chúa theo cách tương tự không? Câu trả lời là không, vì trong Giáo hội, Chúa Kitô không bao giờ vắng mặt, Giáo hội là thân thể sống động của Người và Người là Đầu của Giáo hội, hiện diện và hoạt động trong Giáo hội. Chúa Kitô không bao giờ vắng mặt, thậm chí Người còn hiện diện cách hoàn toàn thoát khỏi những giới hạn của không gian và thời gian, nhờ biến cố Phục sinh, mà chúng ta chiêm ngắm cách đặc biệt trong Mùa Phục Sinh này”.
Những gì mà hành động “nhân danh Chúa Kitô” không muốn nói
Linh mục là người hiện tại hóa lời của Chúa Kitô cho cộng đoàn của mình, vào thời của mình. Đức Bênêđíctô XVI nói tiếp: họ phải “ hiện tại hóa ánh sáng của Lời Chúa, trong sự lẫn lộn và mất phương hướng của thời đại chúng ta, ánh sáng là chính Chúa Kitô trong thế giới của chúng ta. Do đó, linh mục không dạy những ý tưởng của riêng mình, một triết lý mà chính mình tạo ra, mà mình đã tìm thấy hay mình thích; linh mục không nói về mình, không nói cho mình, để có thể tạo ra cho mình những người ngưỡng mộ hay đảng phái của mình; linh mục không nói những điều đến từ mình, những sáng chế của mình, nhưng, trong sự hỗn độn của mọi triết thuyết, linh mục dạy nhân danh Chúa Kitô hiện diện, linh mục đề nghị chân lý là chính Chúa Kitô, lời của Người, cách sống và cách tiến tới của Người”. Do đó, linh mục không có đặc quyền có thể khẳng định như là chân lý tuyệt đối mỗi lập trường của mình, vì “giáo lý mà linh mục rao giảng không phải là của mình, nhưng là của Chúa Kitô”.
Hãy lưu ý, Giáo hội tiếp tục cảnh báo: “Sự hiện diện này của Chúa Kitô nơi thừa tác viên không được hiểu như thể thừa tác viên này được bảo vệ khỏi mọi yếu đuối của con người, khỏi tinh thần thống trị, khỏi những sai lầm, thậm chí là tội lỗi. Sức mạnh của Chúa Thánh Thần không bảo đảm mọi hành vi của các thừa tác viên bằng cùng một cách thức” (GLGHCG, số 1550). Điều đó không muốn nói rằng chỉ có linh mục thánh thiện mới có thể ban các bí tích, vì “tội lỗi của thừa tác viên không thể ngăn cản hiệu quả của ân sủng” (GLGHCG, 1550), nhưng ân sủng hoạt động trong linh mục ban các bí tích và thừa tác vụ của linh mục tham dự vào thừa tác vụ của chính Chúa Kitô. Cũng thế, khi một linh mục hành động nhân danh Chúa Kitô là Đầu, thì chính Chúa Kitô hành động nơi linh mục đó, nhưng chỉ để thực hiện những gì linh mục, với tư cách là người, không thể thực hiện một mình: truyền phép bánh và rượu và giải tội. Đó chính là trường hợp khi linh mục đọc Kinh nguyện Thánh Thể: “Tất cả các con hãy cầm lấy mà ăn: này là Mình Thầy, sẽ bị nộp vì các con” và lời xá giải khi giải tội: “Cha tha tội cho con”. Do đó, linh mục không hành động thường hằng thay cho Chúa Kitô, không trong con người của Ngài hay nhân danh Ngài: khi con người phạm tội, không phải Chúa Kitô hành động, nhưng chỉ con người mà thôi.
Tý Linh
(theo Morgane Afif , Aleteia )
Tags: Bí-tích
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ĐỨC GIÁO HOÀNG ĐÃ NGHỈ NGƠI AN LÀNH SUỐT ĐÊM
- TÌNH TRẠNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ CÓ CẢI THIỆN HƠN
- BẢY CÁCH ĐỂ NÂNG ĐỠ ĐỨC PHANXICÔ ĐANG LÂM BỆNH
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ DỊP NĂM THÁNH CỦA CÁC PHÓ TẾ: PHỤC VỤ VÔ VỊ LỢI LÀ NỀN TẢNG CỦA THỪA TÁC VỤ PHÓ TẾ
- ĐỨC PHANXICÔ CÓ MỘT ĐÊM NGỦ NGON
- ĐỨC THÁNH CHA VẪN NGUY KỊCH NHƯNG KHÔNG CÓ CƠN SUY HÔ HẤP MỚI
- ĐỨC PHANXICÔ CẢM ƠN VỀ SỰ CHĂM SÓC VÀ LỜI CẦU NGUYỆN
- ĐÊM YÊN BÌNH CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ BỊ CƠN ĐAU HÔ HẤP VÀO BUỔI SÁNG
- ĐHY PAROLIN LẤY LÀM TIẾC TRƯỚC “SỰ SUY ĐOÁN VÔ ÍCH” VỀ VIỆC TỪ CHỨC CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG
- GIÁO THUYẾT CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO CÓ PHẢI LÀ BẤT BIẾN KHÔNG?
- ĐỨC PHANXICÔ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ, NHƯNG VẪN CÒN NGUY HIỂM
- SỨC KHỎE CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐỠ HƠN
- BỆNH VIÊM PHỔI HAI BÊN, CĂN BỆNH MÀ ĐỨC PHANXICÔ MẮC PHẢI LÀ GÌ?
- ĐỨC PHANXICÔ VẪN VUI VẺ BẤT CHẤP BỊ VIÊM PHỔI CẢ HAI BÊN
- “ORDO AMORIS” LÀ GÌ?
- J.D. VANCE TRÁI NGƯỢC VỚI ĐỨC PHANXICÔ: “LIỆU TRẬT TỰ CỦA TÌNH YÊU CÓ BIỆN MINH CHO VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KHÔNG?”
- NĂM THÁNH CỦA CÁC NGHỆ SĨ VÀ THẾ GIỚI VĂN HOÁ: BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
- ANNE LÉCU: “CÀNG QUAN TÂM ĐẾN THÁNH KINH, CHÚNG TA CÀNG QUAN TÂM ĐẾN CON NGƯỜI”
- KHỔ HÌNH KHỦNG KHIẾP CỦA THÁNH NỮ APOLLINA