TẠI SAO TÔI TIN VÀO THƯỢNG HỘI ĐỒNG
Thượng Hội đồng về tương lai của Giáo hội đang trải qua khóa họp thứ hai. Kết quả sẽ là gì? Thành công của nó, ngoài văn bản cuối cùng, nằm ở cách tiếp cận quy tụ các giám mục, giáo dân, nữ và nam từ khắp nơi trên thế giới theo một cách chưa từng có, và đã thành công trong việc chuyển trọng tâm của Giáo hội từ trung tâm lịch sử của mình sang các vùng ngoại vi.
Làm thế nào để đánh thức sự quan tâm đến Thượng Hội đồng? Để hy vọng thu hút sự chú ý của bất kỳ ai trong thế giới tràn ngập thông điệp của chúng ta, cần phải khiến người ta lo sợ, khiến người ta cười hoặc khiến người ta khóc. Ta có thể thay đổi, điều chỉnh, nhưng thành công từ lượng khán giả bao gồm ít nhất một trong ba yếu tố này. Tuy nhiên, không điều nào trong số này có thể hỗ trợ cho việc truyền thông của Thượng Hội đồng hiện đang diễn ra ở Rôma.
Lo sợ? Sợ những quyết định được đưa ra hay sợ thất bại? Vô ích ! Bởi vì thượng hội đồng không phải là cuộc họp của chính phủ hay hội đồng quốc phòng trong thời chiến. Thành quả của nó có nhiều trong lối tiếp cận cũng như trong kết quả. Kết quả chắc chắn sẽ là một văn bản, và trên hết là một tinh thần mà chúng ta có thể hy vọng có được sự đổi mới. Những thay đổi trong Giáo hội sẽ không xuất hiện vào những ngày tiếp theo, nhưng khi những điều kiện cho một sự hiệp thông tốt hơn giữa tất cả mọi người được đáp ứng. Đây là cách Giáo hội đã tiến lên từ 2.000 năm qua.
Khiến cho người ta cười? Rất khó, ngoại trừ một tiếng cười gượng mỉa mai, một tiếng cười chế giễu đối với Giáo hội, vốn có thể tạo cảm giác lung lay trước làn gió dân chủ mà Giáo hội khởi xướng? Thành thật mà nói, cảnh tượng hoạt động của các nghị viện hay sự mù mờ bao quanh các cuộc họp của hội đồng quản trị của các công ty quốc tế lớn với quyền lực to lớn cũng không khá hơn. Giáo Hội không có gì phải xấu hổ về chính mình. Với sự chậm chạp và vẻ ngoài cổ xưa, Giáo hội chứng tỏ một hình thức khôn ngoan.
Hay cuối cùng, làm cho những tâm hồn buồn bã phải khóc, những người lớn tiếng tiếc nuối vì những vấn đề quan trọng đã bị bỏ qua hoặc chưa thực sự được tính đến? Khóc cho một Giáo hội quân chủ, sẽ làm ngơ trước lời nói của người dân? Quá mức và một chút lấy Châu Âu làm trung tâl. Bằng cách dành chỗ cho nguyện vọng của 150 triệu người Công giáo ở Brazil, 70 triệu người ở Cộng hòa Dân chủ Congo, và rất nhiều người khác ở những nơi khác, cơ chế hiệp hành đã tương đối hóa quan điểm của các Giáo hội phương Tây của chúng ta. Điều này là một sự tệ hại? Đặc biệt là vì các chủ đề được người châu Âu yêu quý như sự cộng tác lớn hơn giữa giáo sĩ và giáo dân và sự bình đẳng nam-nữ trên thực tế ngày nay ít bị bỏ qua hơn trước, bởi vì công việc của Thượng hội đồng đã làm cho chúng nổi bật lên. Việc chúng không được xử lý vào tháng 10 năm 2024 không hề ảnh hưởng đến điều gì sẽ xảy ra vào năm 2025 hoặc những năm tiếp theo.
Có lẽ cần phải thừa nhận một cách đơn giản rằng Thượng Hội đồng Rôma này đã diễn ra theo một cách khá bình thường, đặc biệt về những kỳ vọng mà nó khơi dậy cũng như trong cách tổ chức của nó. Công việc cơ bản mà từ bên ngoài chúng ta không cảm nhận được làn sóng nào mà chỉ là một đợt sóng đơn giản; không có gì ngoạn mục, nhưng cũng không có gì vô nghĩa. Từ Rôma vang vọng tiếng vang của một đại hội Thượng hội đồng vốn dành phần cho việc trao đổi kinh nghiệm “toàn thế giới”, chuẩn bị một sự hiệp thông trên quy mô thế giới, vốn sẽ rất cần thiết vào thời điểm kế vị của Đức Thánh Cha Phanxicô. Cũng một cách lặng lẽ, một buổi cử hành đại kết đặt vấn đề của Thượng Hội đồng trên bình diện hiệp nhất Kitô giáo, trong đó Đức Giáo hoàng không chỉ được nhìn từ quan điểm hoạt động của Giáo hội Công giáo. Thượng hội đồng này có một tầm nhìn rộng rãi nào đó. Cho phép tôi lạc quan: nó đầy hứa hẹn.
———————————-
Tý Linh chuyển ngữ
(từ Bài xã luận của linh mục Arnaud Alibert, nhật báo La Croix)
Tags: Phanxicô-I, synode
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ VẪN TRONG TÌNH TRẠNG ỔN ĐỊNH
- LỘ ĐỨC: NHỮNG BỨC TRANH KHẢM TRÊN HAI CÁNH CỬA CỦA ĐỀN THÁNH ĐỨC MẸ ĐƯỢC CHE PHỦ
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ GỬI CÁC LINH MỤC THỪA SAI CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT NHÂN DỊP HÀNH HƯƠNG NĂM THÁNH
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY NĂM C: SỐNG MÙA CHAY VÀ NĂM THÁNH NHƯ THỜI GIAN CHỮA LÀNH
- ĐHY PAROLIN: “ĐỨC THÁNH CHA CHƯA BAO GIỜ NGỪNG CAI QUẢN GIÁO HỘI”
- “TRƯỚC MẮT THIÊN CHÚA, MỌI CỬ CHỈ YÊU THƯƠNG ĐỀU CÓ GIÁ TRỊ VÔ HẠN”
- ĐỨC PHANXICÔ CHIA SẺ NỖI ĐAU CỦA NGÀI ĐỐI VỚI CÁC NẠN NHÂN TRẬN ĐỘNG ĐẤT Ở MIẾN ĐIỆN VÀ THÁI LAN
- ĐỨC GIOAN XXIII VÀ ĐỨC PHAOLÔ VI CÓ PHẢI LÀ ĐẶC VỤ CỦA CIA KHÔNG?
- CÁC NHÀ KHOA HỌC TÁI TẠO LẠI KHUÔN MẶT CỦA THÁNH TÊRÊSA AVILA
- SỨC KHỎE CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐƯỢC CẢI THIỆN DẦN DẦN KHI NGÀI ĐANG HỒI PHỤC TẠI NHÀ THÁNH-MARTA
- BẢO VỆ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN: ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI MỘT “SỰ HOÁN CẢI TOÀN DIỆN”
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. II. CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU. NHỮNG CUỘC ĐỐI THOẠI. BÀI 2. NGƯỜI PHỤ NỮ SAMARI. “CHO TÔI XIN CHÚT NƯỚC UỐNG!” (Ga 4, 7)
- 24 GIỜ CHO CHÚA 2025
- BA MƯƠI NĂM THÔNG ĐIỆP EVANGELIUM VITAE: TRỰC GIÁC NHÌN XA TRÔNG RỘNG CỦA ĐỨC GIOAN PHAOLÔ II
- ĐỨC THÁNH CHA ĐỒNG TẾ THÁNH LỄ, TIẾP TỤC TRỊ LIỆU TẠI NHÀ THÁNH MARTA
- LINH THAO CỦA GIÁO TRIỀU: BÀI 1. LÚC KẾT THÚC SẼ LÀ LÚC KHỞI ĐẦU
- MỘT HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH QUỐC TẾ TẠI VATICAN DÀNH RIÊNG CHO VẤN ĐỀ TUỔI THỌ
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT III MÙA CHAY NĂM C: SỰ KIÊN NHẪN CỦA THIÊN CHÚA MỜI GỌI CHÚNG TA HOÁN CẢI
- VATICAN, BÀI HỌC TỪ MỘT VỊ GIÁO HOÀNG ĐAU KHỔ
- ĐỨC PHANXICÔ CHÀO CÔNG CHÚNG VÀ BAN PHÉP LÀNH ĐẦU TIÊN TỪ BỆNH VIỆN