TẠI SAO VATICAN CHO RẰNG CẦN THIẾT CÓ MỘT CUỘC CAN THIỆP QUÂN SỰ Ở I-RẮC?

Written by xbvn on Tháng Tám 12th, 2014. Posted in Học thuyết xã hội, Thế Giới, Tý Linh

Đang khi từ thập niên 1960, lập trường của Vatican là rất dè dặt đối với việc sử dụng lực lượng quân sự trong việc giải quyết các xung đột, thì Đức cha Silvano Tomasi, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc, đã tuyên bố hôm 9/8/2014, rằng một cuộc can thiệp quân sự ở I-rắc là “cần thiết vào lúc này để ngăn chặn đà tiến công của nhóm chiến binh Hồi giáo ở I-rắc”.

Trao đổi với Christian Mellon, dòng Tên, thành viên của Trung tâm nghiên cứu và hoạt động xã hội (Ceras).

Đức cha Tomasi đã cho là “cấp bách” làm thế nào để tìm ra các nước cung cấp vũ khí và tiền bạc cho nhóm chiến binh của Nhà Nước Hồi Giáo và ngưng kiểu ủng hộ này.

Về phần mình, Đức Phanxicô đã yêu cầu có một “giải pháp chính trị hữu hiệu để tái lập luật pháp” ở I-rắc. Ngài đã xác nhận rằng đặc phái viên của ngài, ĐHY Fernando Filoni, sẽ đến Kurdistan để bày tỏ tình liên đới với người dân ở đó.

Ý kiến của Christian Mellon về vấn đề này: 

“Quả thực, theo “học thuyết về chiến tranh chính đáng”, tức là lập trường truyền thống của Giáo Hội Công Giáo về tính chính đáng luân lý của cuộc chiến, một cuộc can thiệp quân sự là hiếm hoi được hợp pháp hóa. Nhưng nó được hợp pháp hóa  trong trường hợp có sự thanh trừng sắc tộc hay tội diệt chủng, và cách chung chung hơn khi “thường dân có nguy cơ chết dưới những phát súng của một cuộc xâm lược bất chính”, như Đức Gioan-Phaolô II đã từng nói vào ngày 16/1/1993 với ngoại giao đoàn, khi xảy ra những biến cố bi thảm của Bosnia.

Cũng vậy, ngày 1/1/2000, nhân Sứ điệp Ngày Thế Giới Hòa Bình, Đức Gioan-Phaolô II đã nhắc lại rằng, “khi thường dân có nguy cơ chết và những nỗ lực chính trị và những công cụ phòng vệ bất bạo động không có kết quả nào, thì thật là hợp pháp, và thậm chí đó là một bổn phận, nại đến những sáng kiến cụ thể để tước vũ khí của kẻ xâm lược. Tuy nhiên, những sáng kiến này phải được hạn chế trong thời gian, có những mục tiêu rõ ràng, được vận dụng trong sự tôn trọng trọn vẹn luật pháp quốc tế, được bảo đảm bởi một thẩm quyền được nhìn nhận trên bình diện quốc tế và không bao giờ phó mặc cho lô-gíc thuần túy của vũ khí”.

Còn về sự khác nhau của lối diễn tả giữa Đức cha Tomasi, nói về một cuộc can thiệp quân sự, và Đức Phanxicô nói đến một “giải pháp chính trị” (một cuộc can thiệp chính trị phải nhắm đến một giải pháp chính trị), quả thế nó có thể gây ngạc nhiên, vì lập trường của Đức cha Tomasi rõ ràng được đưa ra với sự đồng thuận của Đức Thánh Cha. Nhưng sự khác nhau này có thể được hiểu do những hoàn cảnh riêng biệt của những lời này. Một buổi cầu nguyện ở quảng trường Thánh Phêrô không thể so sánh với một lời phát biểu tại Liên Hiệp Quốc”.

Tý Linh

theo La Croix

Về việc can thiệp này, ở đây cũng cần nhắc lại bài phát biểu của Đức Bênêđíctô tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ngày 18/03/2008, trong đó Đức Thánh Cha đã đề cập đến « trách nhiệm bảo vệ » người dân phù hợp với luật pháp quốc tế. Đối với ngài, trong những trường hợp nghiêm trọng, nếu không can thiệp, thí “chính sự dửng dưng hay việc không can thiệp mới gây nên những thiệt hại thực sự ». Ngài nói:

« Mọi Nhà Nước đều có bổn phận hàng đầu bảo vệ người dân của mình chống lại những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và lặp đi lặp lại… Nếu có lúc các Nhà Nước không thể đảm nhận được sự bảo vệ như thế, thì cộng đồng quốc tế có phận vụ can thiệp bằng các phương thế pháp lý đã được dự kiến bởi Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và bởi những phương tiện quốc tế khác. Hành động của cộng đồng quốc tế và của các thể chế của nó, trong chừng mực nó tôn trọng các nguyên tắc đặt nền tảng cho trật tự quốc tế, sẽ không bao giờ được giải thích như là một sự cưỡng bức vô cớ hay như là một sự hạn chế chủ quyền. Ngược lại, chính sự dửng dưng hay việc không can thiệp mới gây nên những thiệt hại thực sự. Cần phải thực hiện một sự nghiên cứu sâu xa các hình thái để ngăn ngừa và giải quyết các xung đột, bằng cách sử dụng mọi phương tiện mà hoạt động ngoại giao có được và bằng việc dành sự chú tâm và nâng đỡ cho dấu chỉ nhỏ nhất của đối thoại và ý muốn hòa giải.

Nguyên tắc « trách nhiệm bảo vệ » đã được ius gentium (luật của các dân tộc) cổ đại xem như là nền tảng của mọi hành động được quyền bính thực hiện đối với những người được nó cai trị : vào thời kỳ mà khái niệm « Nhà Nước quốc gia có chủ quyền » bắt đầu được phát triển, thì tu sĩ dòng Đa Minh Francisco De Vitoria, người được coi như là vị tiên phong về ý tưởng Liên Hiệp Quốc, đã mô trả trách nhiệm này như là một khía cạnh của lý trí tự nhiên được mọi quốc gia chia sẻ, và là hoa trái của một bộ luật quốc tế mà nhiệm vụ của nó là điều chỉnh các tương quan giữa các dân tộc. Ngày nay cũng như thời đó, một nguyên tắc như thế phải cho thấy ý tưởng « nhân vị » như là hình ảnh của Đấng Tạo Hóa, cũng như là ước muốn tuyệt đối và yếu tính của tự do. Chúng ta biết rõ, việc thành lập Liên Hiệp Quốc đã trùng với các xáo trộn sâu xa mà nhân loại đã chịu khi việc quy chiếu đến ý thức về siêu việt và lý trí tự nhiên đã bị bỏ rơi và do đó tự do và phẩm giá con người đã bị vi phạm hàng loạt. Trong những hoàn cảnh như thế, điều đó đe dọa các nền tảng khách quan của các giá trị mà gợi hứng và điều chỉnh trật tự quốc tế và điều đó phá ngầm các nguyên tắc bất khả xâm phạm và bó buộc được Liên Hiệp Quốc trình bày và củng cố… »

Tags: , , ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Một 2024
H B T N S B C
« Th10    
  1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30