TẠI SAO VIỆC SÙNG KÍNH LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT ĐÃ BỊ CẤM TRONG 20 NĂM ?
Ban đầu Vatican cấm việc sùng kính Lòng Chúa Thương Xót là do bản dịch sai cuốn “Nhật Ký Nhỏ” của thánh Faustina Kowalska.
Nếu ngày nay Giáo hội Công giáo chấp nhận việc tôn sùng Lòng Chúa Thương Xót được mạc khải cho thánh Faustina Kowalska, thì điều này không phải lúc nào cũng thế. Thật vậy, Vatican đã kiểm duyệt việc sùng kính này trong hai mươi năm, từ 1959 đến 1979, cấm phổ biến và quảng bá việc sùng kính này. Các linh mục Dòng Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội giải thích lý do cho điều này trên trang web Lòng Chúa Thương Xót của họ:
Cha Sopocko chăm lo việc phổ biến lòng sùng kính này. […] Năm 1959, Vatican nhận được các bản dịch sai và khó hiểu của cuốn « Nhật Ký Nhỏ » và đã cấm phổ biến việc sùng kính Lòng Chúa Thương Xót dưới các hình thức do nữ tu Faustina đề xuất.
Đây là bản dịch sắc lệnh chính thức của Vatican ngày 19 tháng 11 năm 1958, và sau đó được tái khẳng định vào năm 1959:
Bản chất siêu nhiên của những điều mặc khải cho nữ tu Faustina là không rõ ràng. Không được thiết lập bất cứ lễ nào về Lòng Chúa Thương Xót. Cấm tiết lộ những hình ảnh và bài viết tuyên truyền lòng sùng kính này dưới hình thức mà nữ tu Faustina nhận được.
Tuy nhiên, Cha Sopocko, người trực tiếp tiếp xúc với nữ tu Faustina, đã tự an ủi mình khi biết rằng tất cả những điều này là ứng nghiệm một lời tiên tri của nữ tu Faustina. Sơ đã viết (mục 378): « Sẽ đến lúc công việc này [của Lòng Thương Xót], mà Thiên Chúa đang đòi hỏi rất nhiều, sẽ như thể hoàn toàn bị hủy bỏ. Và rồi Chúa sẽ hành động với quyền năng to lớn, vốn sẽ đưa ra bằng chứng về tính xác thực của nó. Nó sẽ là một vẻ huy hoàng mới cho Giáo hội, mặc dù nó đã tiềm tàng trong đó từ lâu ».
Lệnh cấm này đã bị Tổng Giám mục Krakow, Karol Wojtyła, đặt vấn đề vì ngài biết rõ rằng Vatican đã nhận được những bản dịch sai của cuốn Nhật ký. Vị Giáo hoàng tương lai chắc chắn rằng việc sùng kính Lòng Chúa Thương Xót không trái với đức tin Công giáo và đã coi đó là sứ mệnh của mình để chứng minh quan điểm của mình.
Do đó, vào năm 1965, ngài bắt đầu quá trình điều tra về cuộc đời và nhân đức của nữ tu Faustina Kowalska và giao cuốn « Nhật Ký Nhỏ » cho một trong những nhà thần học hàng đầu của Ba Lan là cha Ignacy Różycki. Tuy nhiên, cha không thực sự muốn lãng phí thời gian để phân tích những gì mà người ta đồn đại với ngài là ảo giác của một nữ tu ít học. Tuy nhiên, ngay trước khi gửi lá thư từ chối cho Đức Tổng Giám mục, cha cầm cuốn Nhật ký lên và tình cờ bắt đầu đọc vài trang « chỉ để giết thời gian. » Thành kiến của cha đối với nó ngay lập tức bị lung lay. Rồi, ngài đọc hết toàn bộ, và sau đó đã quyết định dành phần đời còn lại của mình để nghiên cứu và truyền bá thông điệp của nữ tu.
Văn bản đã được xem xét lại và Đức Wojtyła đã đệ trình lại cho Vatican để xem xét vào năm 1977. Vài tháng sau, vào năm 1978, Đức Hồng y Karol Wojtyła trở thành Giáo hoàng Gioan-Phaolô II.
Năm 1979, Bộ Giáo lý Đức tin nhận được kết quả nghiên cứu của cha Różycki cũng như các bản dịch chính xác hơn. Bộ nghiên cứu văn bản về việc sùng kính Lòng Chúa Thương Xót với bản dịch chính xác hơn này và không tìm thấy điều gì có thể ngăn cản sự lan truyền của nó. Bộ đã thông báo cho Dòng Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội rằng lệnh cấm về lòng tôn sùng của nữ tu Faustina cuối cùng đã được dỡ bỏ. Trong một lá thư giải thích về quyết định này, Bộ đã viết: « Về phía Thánh Bộ này, không còn tồn tại bất kỳ trở ngại nào đối với việc truyền bá việc sùng kính Lòng Chúa Thương Xót dưới những hình thức đích thực do Nữ tu [Faustina] đề xuất. » Cuối cùng, đó là: « Nihil Obstat » từ chính Vatican!
Với lệnh cấm được bãi bỏ, Bức Ảnh, Nhật Ký, Tràng Chuỗi, đánh dấu ngày Lễ và Giờ cầu nguyện với Lòng Chúa Thương Xót lan rộng nhanh chóng trên khắp thế giới.
Vào ngày 30 tháng 4 năm 2000, trong thánh lễ phong thánh cho nữ tu Faustina Kowalska, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã thiết lập Lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót, vào Chúa Nhật đầu tiên sau Lễ Phục Sinh theo lịch phụng vụ, và kể từ đó, lòng sùng kính này đã lan rộng khắp thế giới.
Tý Linh
(theo Philip Kosloski, Aleteia , và The Mercy Devotion)
Tags: các thánh-nhân vật, Năm-thương-xót
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG