TẠI SÍP, ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI GIÁO HỘI TRỞ THÀNH MỘT « MÔ HÌNH VỀ TÌNH HUYNH ĐỆ »
Trong những giờ đầu tiên của chuyến tông du tại Síp, ngày 2/12/2021, Đức Phanxicô đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng « không có những bức tường trong Giáo hội Công giáo ».
Hôm 2/12/2021, khi bước vào ngôi nhà thờ chánh tòa Đức Bà Ban Ơn ở Nicosie, một ngôi nhà thờ nhỏ có kích cỡ khiêm tốn như một ngôi nhà thờ nhỏ của giáo xứ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói : « Tôi nhìn anh chị em và tôi thấy sự phong phú trong sự đa dạng của anh chị em ». Trong ngày đầu tiên của chuyến tông du đến Síp, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ca ngợi trước các đại diện của Giáo hội Công giáo nhỏ bé của đất nước về « tình huynh đệ trong Giáo hội ».
Ngài đặc biệt ca ngợi sức sống và « lòng nhiệt huyết đức tin » của Giáo hội này, đặc biệt « nhờ sự hiện diện của nhiều anh chị em di dân ». Nhưng trong suốt bài diễn văn của mình, Đức Thánh Cha biến cộng đồng Công giáo Síp nhỏ bé thành một mẫu gương phải noi theo, vượt qua những biên cương của hòn đảo ở phía đông Châu Âu này.
Vì Giáo hội có « đôi bàn tay rộng mở » này là một « sứ điệp quan trọng cho Giáo hội trong toàn Châu Âu, đang được ghi dấu bởi khủng hoảng đức tin », Đức Thánh Cha nhấn mạnh. Ngài cũng cảnh giác các tật xấu của một số người Công giáo, « bốc đồng và hung hăng, hoài cổ hay than van rên rỉ ». Ngài khuyến khích : « Thật tốt khi tiến về phía trước bằng cách đọc các dấu chỉ của thời đại », trong bối cảnh Giáo hội vừa khai mạc Thượng hội đồng về tính hiệp hành kéo dài trong hai năm để xác định tương lai của Giáo hội.
« Phải phá bỏ những bức tường » để xây dựng một « Giáo hội huynh đệ »
Như Giáo hội Síp được hình thành từ một « dân tộc đa sắc màu », Giáo hội phổ quát phải là một « Giáo hội huynh đệ ». Ngài nhấn mạnh : Giáo hội phải là một « mô hình về tình huynh đệ ». « Không có và không được có những bức tường trong Giáo hội Công giáo ».
Nói với các linh mục, ngài yêu cầu họ không được « nghiêm ngặt khi giải tội ». « Khi anh em thấy người ta gặp khó khăn, hãy nói với họ : tôi đã hiểu, tôi đã hiểu…Và ban phép lành », ngài ứng khẩu nói và đồng thời nhắc nhớ rằng « Thiên Chúa không mệt mỏi khi tha thứ ».
« Qua tình huynh đệ của anh chị em, anh chị em có thể nhắc cho mọi người , cho toàn thể Châu Âu, rằng để xây dựng một tương lai xứng đáng với con người, cần phải cùng nhau làm việc, vượt qua những chia rẽ, phá đổ những bức tường và vun trồng ước mơ về sự hiệp nhất ».
Mối tương quan giữa thánh Barnabê và thánh Phaolô Tông đồ, cùng đi với nhau trong tình anh em để loan báo Tin Mừng, có thể mang lại một chứng tá thời sự cho người Công giáo Síp, và là một mẫu gương về tình huynh đệ : « Đó là một thái độ về tình bạn và chia sẻ cuộc sống. Mang với mình, mang trên mình, đó là gánh vác lịch sử của người kia, cho nhau thời gian để biết họ mà không gắn mác cho họ, mang họ trên vai khi họ mệt mỏi hay bị tổn thương (…). Điều đó được gọi là tình huynh đệ ».
Chúng ta cần một « Giáo hội huynh đệ vốn là một công cụ của tình huynh đệ cho thế giới ». « Chúng ta không được coi sự đa dạng như là một mối đe dọa cho căn tính, cũng đừng ghen tỵ hay lo lắng về các không gian riêng của chúng ta ».
Thực thi sự kiên nhẫn, theo hình ảnh của thánh Barnabê Tông đồ
Trong phần thứ hai của diễn văn của mình tại đây, Đức Thánh Cha đã trở lại với cuộc hành trình của thánh Barnabê và tính thời sự của ngài đối với các Kitô hữu Síp. Theo hình ảnh của thánh nhân, Đức Thánh Cha mời gọi vun trồng sự kiên nhẫn và cảnh giác thái độ nghiêm ngặt : « Thánh Barnabê đặc biệt kiên nhẫn trong sự đồng hành : ngài không đè bẹp đức tin mong manh của những người mới đến bằng những thái độ nghiêm ngặt, thiếu linh hoạt, hay bằng những yêu cầu quá đòi hỏi đối với việc tuân giữ giới luật. Ngài đồng hành với họ, nắm tay họ, nói với họ ».
Cũng thế, ngày nay, « chúng ta cần một Giáo hội kiên nhẫn. Một Giáo hội không để cho mình bị đảo lộn hay bị xáo trộn bởi những đổi thay , nhưng thanh thản đón nhận sự mới mẻ và phân định hoàn cảnh dưới ánh sáng của Tin Mừng ».
Đức Thánh Cha cũng kêu gọi các Giám mục trở nên « những mục tử kiên nhẫn trong sự gần gũi », và không mệt mỏi « tìm kiếm Thiên Chúa trong cầu nguyện, tìm kiếm các linh mục trong sự gặp gỡ, các anh em của các niềm tin Kitô khác cách tôn trọng và quan tâm, những tín hữu nơi họ sinh sống ».
Tý Linh
(theo nhật báo La Croix và Vatican News)
Tags: Di dân, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- Ở BA LAN, MỘT KIẾN NGHỊ NHẰM XÓA BỎ VIỆC GIẢI TỘI CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
- VỤ CHA PIERRE: HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC XIN TÒA ÁN MỞ CUỘC ĐIỀU TRA
- ĐỨC THÁNH CHA MỜI GỌI CÁC LINH MỤC ARGENTINA HÃY TIÊU HAO VÌ TIN MỪNG
- CUBA THẢ TÙ NHÂN, HOAN NGHÊNH SỰ TRUNG GIAN HÒA GIẢI CỦA TÒA THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ TRẺ EM. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHA YÊU QUÝ NHẤT. BÀI 2
- HĐGM Ý GIẢI THÍCH CÁC CHUẨN MỰC CỦA RÔMA LIÊN QUAN ĐẾN ĐÀO TẠO LINH MỤC
- TIẾP KIẾN CHUNG NĂM THÁNH (11/1/2025): HY VỌNG LÀ BẮT ĐẦU LẠI – GIOAN TẨY GIẢ
- KINH TRUYỀN TIN LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA NĂM C: TÔI ĐƯỢC RỬA TỘI NGÀY NÀO?
- JOE BIDEN TRAO HUÂN CHƯƠNG TỰ DO CỦA TỔNG THỐNG CHO ĐỨC PHANXICÔ
- HÀNH KHÚC GIÁO HOÀNG, BÀI QUỐC CA CHÍNH THỨC CỦA VATICAN DO MỘT NGƯỜI PHÁP SÁNG TÁC
- CÁC ĐẠI SỨ TẠI TÒA THÁNH ĐƯỢC ĐỨC PHANXICÔ CHẤT VẤN
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO CÁC THÀNH VIÊN CỦA ĐOÀN NGOẠI GIAO TẠI TÒA THÁNH NHÂN DỊP CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025 : NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT NỀN NGOẠI GIAO HY VỌNG
- Ở THÁI LAN, CUỘC CHIẾN HÀNG NGÀY CỦA MỘT LINH MỤC CHỐNG LẠI NẠN LAO ĐỘNG TRẺ EM
- CÁI CHẾT CỦA CHA FELIX WILFRED, “MỘT MẤT MÁT LỚN LAO CHO NỀN THẦN HỌC CHÂU Á”
- BÀI GIÁO LÝ VỀ TRẺ EM. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHA YÊU QUÝ NHẤT. BÀI 1
- CẦU NGUYỆN VÀ BÓNG ĐÁ, BÍ QUYẾT CỦA NỮ TU INAH CANABARRO LUCAS, NGƯỜI LỚN TUỔI NHẤT THẾ GIỚI
- KINH TRUYỀN TIN LỄ CHÚA HIỂN LINH 2025: GẶP GỠ CHÚA GIÊSU NƠI ANH CHỊ EM CHÚNG TA
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG LỄ CHÚA HIỂN LINH 2025: MANG ÁNH SÁNG TÌNH YÊU VÀ HY VỌNG CỦA CHÚA CHO THẾ GIỚI
- NỮ TU SIMONA BRAMBILLA TRỞ THÀNH NỮ TỔNG TRƯỞNG ĐẦU TIÊN TẠI VATICAN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT II SAU LỄ GIÁNG SINH: HÃY TRỞ THÀNH SỨ GIẢ CỦA NIỀM HY VỌNG