TẠI VENISE, ĐỨC PHANXICÔ ĐỀ XƯỚNG MỘT NGHỆ THUẬT NHẰM PHỤC VỤ NGƯỜI NGHÈO NHẤT
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến thăm cuộc Triển lãm hai năm một lần Nghệ thuật Đương đại Venise vào Chúa Nhật ngày 28 tháng Tư, nơi ngài sẽ đến thăm gian hàng của Tòa thánh, được lắp đặt trong một nhà tù dành cho phụ nữ ở Thành phố Doges. Một cách để ngài nhắc nhở chúng ta rằng đối với ngài, nghệ sĩ hình thành nên “lương tâm phê phán của xã hội”.
Mười một năm sau khi bắt đầu triều đại giáo hoàng của mình, Đức Phanxicô cuối cùng đã có được biệt danh cho mình ở Vatican: vị Giáo hoàng của những điều bất ngờ. Người ta thường nói ở Rôma : “Với ngài, mọi thứ đều có thể”. Những từ ngữ mà người ta sẽ sử dụng một lần nữa, vào Chúa Nhật ngày 28 tháng Tư, khi nhìn thấy ngài đi qua cổng nhà tù nữ ở Venise.
Đây là cách ngài chọn để bắt đầu chuyến viếng thăm cuộc Triễn làm hai năm một lần ở Venise, chuyến viếng thăm đầu tiên của một giám mục Rôma. Chính nơi tường rào và giam giữ này, trên đảo Giudecca, mà Tòa Thánh đã chọn để xây dựng gian hàng chính thức của mình. Đức Thánh Cha sẽ được các tù nhân hướng dẫn đến đó, giống như tất cả những du khách đến chiêm ngưỡng các tác phẩm được trưng bày. Cách tiếp cận này là điển hình trong cách ngài xem xét nghệ thuật và nghệ sĩ. “Đối với ngài, nghệ thuật và chiều kích xã hội có mối liên hệ mật thiết với nhau”, người ta phân tích tại Vatican như thế, nơi họ tin rằng Giáo hội không thể không đối thoại với nghệ thuật. Đức Phanxicô cũng đã giao phó cho một nhà thơ nổi tiếng, José Tolentino de Mendonça, với sứ mạng tế nhị này.
Đứng đầu Bộ văn hóa và giáo dục, chính vị Hồng y người Bồ Đào Nha này là người giám sát các thể thức tham gia của Tòa thánh tại cuộc Triễn lãm ở Venise. Bruno Racine, giám đốc Dinh Grassi, thuộc sở hữu của François Pinault, ở Venise, khẳng định: “Rõ ràng Đức Giáo hoàng không thể coi nghệ thuật là công việc kinh doanh của giới tinh hoa quốc tế”. “Đối với Đức Phanxicô, nghệ thuật sẽ giúp chúng ta thay đổi cách nhìn, đặc biệt là về những người mà chúng ta không thể thường gặp. Nhưng họ cũng có phẩm giá của mình,” một trong hai ủy viên được Vatican chọn cho gian hàng của Tòa Thánh cho biết thêm. Một phẩm giá mà Đức Phanxicô sẽ nghe thấy trong những bài thơ do các tù nhân viết, dưới sự hướng dẫn của bà Simone Fattal, nhà điêu khắc và nhà thơ người Mỹ gốc Libăng. Một nguồn tin của Vatican nhấn mạnh: “Đức Phanxicô coi nhà tù là sự thất bại của một hệ thống”.
Sự nhạy cảm của Đức Thánh Cha Phanxicô
Bruno Racine nói tiếp: “Có mong muốn thiết lập lại cuộc đối thoại liên tục hơn giữa Giáo hội và các nghệ sĩ. Nghệ thuật, với ngôn ngữ và quyền tự trị riêng của nó, có thể góp phần thúc đẩy các mục tiêu liên quan đến việc bảo vệ nhân quyền, điều này phù hợp với sự nhạy cảm của Đức Thánh Cha.” Mong muốn đối thoại với các nghệ sĩ được Đức Phanxicô thể hiện này phù hợp với những người tiền nhiệm của ngài, kể từ Đức Phaolô VI. Tại Vatican, người ta nêu chi tiết : “Đức Phaolô VI muốn có một mối liên kết vì ngài gắn bó với chính nguyên tắc đối thoại, Đức Gioan Phaolô II khuyến khích các nghệ sĩ quay trở lại cội nguồn ơn gọi của họ, Đức Bênêđictô XVI nói lên sự thật và Đức Phanxicô trở thành người gánh vác các cuộc đấu tranh xã hội”.
Vào tháng 6 năm 2023, nhân kỷ niệm 50 năm khánh thành bộ sưu tập nghệ thuật hiện đại của Bảo tàng Vatican, Đức Thánh Cha đã ca ngợi khả năng của các nghệ sĩ trong việc “mơ về những phiên bản mới của thế giới”. Trước 200 nghệ sĩ đến từ 30 quốc gia tập trung tại Nhà nguyện Sixtine, ngài nói tiếp: “Nghệ thuật của các bạn muốn hành động như lương tâm phê phán của xã hội, bằng cách bộc lộ những điều hiển nhiên. Các bạn muốn cho thấy những gì khiến phải suy nghĩ, những gì khiến cảnh giác, những gì bộc lộ thực tại ngay cả trong những mâu thuẫn của nó, ở những khía cạnh thuận tiện hơn hoặc nên được ẩn giấu.”
Những lời nói đó cũng có thể vang vọng trong nhà tù nữ ở Venise. Vì có lẽ chúng cũng sẽ được nghe thấy ở Quảng trường thánh Marcô vào sáng Chúa Nhật. Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cử hành thánh lễ hướng ra đầm phá ở đó. Trước khi trở về Vatican bằng trực thăng, hy vọng sẽ ghi dấu ấn ở Triễn lãm Venise theo cách riêng của mình.
Tý Linh
(theo Loup Besmond de Senneville, nhật báo La Croix)
Tags: nghệ thuật, Nhân-phẩm, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- VÀ NẾU MIÊU TẢ ĐỨC MARIA VỚI ĐÔI CHÂN LẤM LEM?
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA GỬI DÂN THIÊN CHÚA ĐANG LỮ HÀNH TẠI NICARAGUA NHÂN DỊP CỬ HÀNH TUẦN CỬU NHẬT KÍNH ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO CÁC THAM DỰ VIÊN HỘI NGHỊ KỶ NIỆM 100 NĂM ‘HỘI NGHỊ TOÀN TÔN GIÁO’ ĐẦU TIÊN ĐƯỢC TỔ CHỨC BỞI THẦY SREE NARAYANA GURU (1856-1928)
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG NĂM C: HÃY GIỮ LÒNG MÌNH NHẸ NHÀNG VÀ TỈNH THỨC ĐỂ ĐÓN CHÚA ĐẾN
- ĐỨC PHANXICÔ : KHÔNG ĐƯỢC LOẠI BỎ BẤT KỲ MẠNG SỐNG NÀO
- THAM QUAN 10 KHO TÀNG CỦA NHÀ THỜ CHÍNH TÒA ĐỨC BÀ PARIS
- NGHỀ NÀO HẠNH PHÚC NHẤT THẾ GIỚI?
- ĐẶT CHÚA KITÔ TRỞ LẠI TRUNG TÂM
- THẦN BÍ SAI LẠC VÀ LẠM DỤNG THIÊNG LIÊNG, MỘT NHÓM LÀM VIỆC ĐƯỢC THÀNH LẬP TẠI VATICAN
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 15. NHỮNG HOA TRÁI CỦA CHÚA THÁNH THẦN. NIỀM VUI
- TẠI SAO ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI QUAY TRỞ LẠI VỚI LỊCH SỬ TRONG VIỆC ĐÀO TẠO LINH MỤC ?
- ĐỨC PHANXICÔ: ‘TÀI LIỆU CHUNG KẾT CỦA THƯỢNG HỘI ĐỒNG LÀ MỘT PHẦN CỦA HUẤN QUYỀN GIÁO HOÀNG’
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ TRONG LỄ CHÚA KI-TÔ VUA: CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TA TÌM THẤY ÁNH SÁNG VÀ Ý NGHĨA NƠI TÌNH YÊU
- KINH TRUYỀN TIN LỄ CHÚA KITÔ VUA: ĐỨC GIÊSU LÀ ‘VUA’ CỦA TÔI KHÔNG?
- ĐỨC PHANXICÔ THÔNG BÁO NGÀY PHONG THÁNH CHO CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO CÁC THAM DỰ VIÊN CUỘC HỌP ĐƯỢC TỔ CHỨC BỞI TÒA THƯỢNG THẨM RÔMA
- THƯ VỀ VIỆC ĐỔI MỚI NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ GIÁO HỘI
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA