TẠI VENISE, ĐỨC PHANXICÔ ĐỀ XƯỚNG MỘT NGHỆ THUẬT NHẰM PHỤC VỤ NGƯỜI NGHÈO NHẤT
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến thăm cuộc Triển lãm hai năm một lần Nghệ thuật Đương đại Venise vào Chúa Nhật ngày 28 tháng Tư, nơi ngài sẽ đến thăm gian hàng của Tòa thánh, được lắp đặt trong một nhà tù dành cho phụ nữ ở Thành phố Doges. Một cách để ngài nhắc nhở chúng ta rằng đối với ngài, nghệ sĩ hình thành nên “lương tâm phê phán của xã hội”.
Mười một năm sau khi bắt đầu triều đại giáo hoàng của mình, Đức Phanxicô cuối cùng đã có được biệt danh cho mình ở Vatican: vị Giáo hoàng của những điều bất ngờ. Người ta thường nói ở Rôma : “Với ngài, mọi thứ đều có thể”. Những từ ngữ mà người ta sẽ sử dụng một lần nữa, vào Chúa Nhật ngày 28 tháng Tư, khi nhìn thấy ngài đi qua cổng nhà tù nữ ở Venise.
Đây là cách ngài chọn để bắt đầu chuyến viếng thăm cuộc Triễn làm hai năm một lần ở Venise, chuyến viếng thăm đầu tiên của một giám mục Rôma. Chính nơi tường rào và giam giữ này, trên đảo Giudecca, mà Tòa Thánh đã chọn để xây dựng gian hàng chính thức của mình. Đức Thánh Cha sẽ được các tù nhân hướng dẫn đến đó, giống như tất cả những du khách đến chiêm ngưỡng các tác phẩm được trưng bày. Cách tiếp cận này là điển hình trong cách ngài xem xét nghệ thuật và nghệ sĩ. “Đối với ngài, nghệ thuật và chiều kích xã hội có mối liên hệ mật thiết với nhau”, người ta phân tích tại Vatican như thế, nơi họ tin rằng Giáo hội không thể không đối thoại với nghệ thuật. Đức Phanxicô cũng đã giao phó cho một nhà thơ nổi tiếng, José Tolentino de Mendonça, với sứ mạng tế nhị này.
Đứng đầu Bộ văn hóa và giáo dục, chính vị Hồng y người Bồ Đào Nha này là người giám sát các thể thức tham gia của Tòa thánh tại cuộc Triễn lãm ở Venise. Bruno Racine, giám đốc Dinh Grassi, thuộc sở hữu của François Pinault, ở Venise, khẳng định: “Rõ ràng Đức Giáo hoàng không thể coi nghệ thuật là công việc kinh doanh của giới tinh hoa quốc tế”. “Đối với Đức Phanxicô, nghệ thuật sẽ giúp chúng ta thay đổi cách nhìn, đặc biệt là về những người mà chúng ta không thể thường gặp. Nhưng họ cũng có phẩm giá của mình,” một trong hai ủy viên được Vatican chọn cho gian hàng của Tòa Thánh cho biết thêm. Một phẩm giá mà Đức Phanxicô sẽ nghe thấy trong những bài thơ do các tù nhân viết, dưới sự hướng dẫn của bà Simone Fattal, nhà điêu khắc và nhà thơ người Mỹ gốc Libăng. Một nguồn tin của Vatican nhấn mạnh: “Đức Phanxicô coi nhà tù là sự thất bại của một hệ thống”.
Sự nhạy cảm của Đức Thánh Cha Phanxicô
Bruno Racine nói tiếp: “Có mong muốn thiết lập lại cuộc đối thoại liên tục hơn giữa Giáo hội và các nghệ sĩ. Nghệ thuật, với ngôn ngữ và quyền tự trị riêng của nó, có thể góp phần thúc đẩy các mục tiêu liên quan đến việc bảo vệ nhân quyền, điều này phù hợp với sự nhạy cảm của Đức Thánh Cha.” Mong muốn đối thoại với các nghệ sĩ được Đức Phanxicô thể hiện này phù hợp với những người tiền nhiệm của ngài, kể từ Đức Phaolô VI. Tại Vatican, người ta nêu chi tiết : “Đức Phaolô VI muốn có một mối liên kết vì ngài gắn bó với chính nguyên tắc đối thoại, Đức Gioan Phaolô II khuyến khích các nghệ sĩ quay trở lại cội nguồn ơn gọi của họ, Đức Bênêđictô XVI nói lên sự thật và Đức Phanxicô trở thành người gánh vác các cuộc đấu tranh xã hội”.
Vào tháng 6 năm 2023, nhân kỷ niệm 50 năm khánh thành bộ sưu tập nghệ thuật hiện đại của Bảo tàng Vatican, Đức Thánh Cha đã ca ngợi khả năng của các nghệ sĩ trong việc “mơ về những phiên bản mới của thế giới”. Trước 200 nghệ sĩ đến từ 30 quốc gia tập trung tại Nhà nguyện Sixtine, ngài nói tiếp: “Nghệ thuật của các bạn muốn hành động như lương tâm phê phán của xã hội, bằng cách bộc lộ những điều hiển nhiên. Các bạn muốn cho thấy những gì khiến phải suy nghĩ, những gì khiến cảnh giác, những gì bộc lộ thực tại ngay cả trong những mâu thuẫn của nó, ở những khía cạnh thuận tiện hơn hoặc nên được ẩn giấu.”
Những lời nói đó cũng có thể vang vọng trong nhà tù nữ ở Venise. Vì có lẽ chúng cũng sẽ được nghe thấy ở Quảng trường thánh Marcô vào sáng Chúa Nhật. Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cử hành thánh lễ hướng ra đầm phá ở đó. Trước khi trở về Vatican bằng trực thăng, hy vọng sẽ ghi dấu ấn ở Triễn lãm Venise theo cách riêng của mình.
Tý Linh
(theo Loup Besmond de Senneville, nhật báo La Croix)
Tags: nghệ thuật, Nhân-phẩm, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ĐỨC PHANXICÔ CÓ MỘT ĐÊM NGỦ NGON
- CHA TÂN GIÁM TỈNH XUÂN BÍCH TỈNH PHÁP DÂNG LỄ TẠ ƠN TẠI GIÁO XỨ SAINT-SULPICE
- ĐỨC THÁNH CHA VẪN NGUY KỊCH NHƯNG KHÔNG CÓ CƠN SUY HÔ HẤP MỚI
- ĐỨC PHANXICÔ CẢM ƠN VỀ SỰ CHĂM SÓC VÀ LỜI CẦU NGUYỆN
- ĐÊM YÊN BÌNH CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- CHA TRYPHON BONGA, TÂN BỀ TRÊN GIÁM TỈNH CỦA CÁC LINH MỤC XUÂN BÍCH TỈNH PHÁP
- ĐỨC PHANXICÔ BỊ CƠN ĐAU HÔ HẤP VÀO BUỔI SÁNG
- ĐHY PAROLIN LẤY LÀM TIẾC TRƯỚC “SỰ SUY ĐOÁN VÔ ÍCH” VỀ VIỆC TỪ CHỨC CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG
- GIÁO THUYẾT CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO CÓ PHẢI LÀ BẤT BIẾN KHÔNG?
- ĐỨC PHANXICÔ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ, NHƯNG VẪN CÒN NGUY HIỂM
- SỨC KHỎE CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐỠ HƠN
- BỆNH VIÊM PHỔI HAI BÊN, CĂN BỆNH MÀ ĐỨC PHANXICÔ MẮC PHẢI LÀ GÌ?
- ĐỨC PHANXICÔ VẪN VUI VẺ BẤT CHẤP BỊ VIÊM PHỔI CẢ HAI BÊN
- “ORDO AMORIS” LÀ GÌ?
- J.D. VANCE TRÁI NGƯỢC VỚI ĐỨC PHANXICÔ: “LIỆU TRẬT TỰ CỦA TÌNH YÊU CÓ BIỆN MINH CHO VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KHÔNG?”
- NĂM THÁNH CỦA CÁC NGHỆ SĨ VÀ THẾ GIỚI VĂN HOÁ: BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
- ANNE LÉCU: “CÀNG QUAN TÂM ĐẾN THÁNH KINH, CHÚNG TA CÀNG QUAN TÂM ĐẾN CON NGƯỜI”
- KHỔ HÌNH KHỦNG KHIẾP CỦA THÁNH NỮ APOLLINA
- ĐHY PAROLIN PHẢN ĐỐI VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI PALESTINE KHỎI GAZA
- THÁNH KINH THỰC SỰ NÓI GÌ VỀ TIẾNG CƯỜI?