TẦM QUAN TRỌNG CỦA THẦN HỌC TRONG MỘT THẾ GIỚI ĐANG THAY ĐỔI, THEO ĐỨC PHANXICÔ
Tiếp kiến các nhà thần học từ khắp nơi trên thế giới tại Vatican sáng thứ Sáu, ngày 10/5/2024, Đức Phanxicô nhấn mạnh tầm quan trọng của “sự trung thành với truyền thống một cách sáng tạo, của cách tiếp cận liên ngành và tính hợp đoàn” trong nghiên cứu thần học. Ngài kêu gọi thần học “mở rộng”, để nó có thể trở thành một môn học thiết yếu cho cuộc sống của mỗi người và của toàn thể dân Chúa.
Đức Thánh Cha đã tiếp kiến các thành viên của INSeCT, (Mạng lưới các Hiệp hội Thần học Công giáo Quốc tế), một mạng lưới quy tụ ba mươi hiệp hội thần học Công giáo từ khắp nơi trên thế giới, và mục tiêu của họ là phát triển một cách tiếp cận đa ngành về nghiên cứu thần học. Nó nằm trong cách tiếp cận đại kết và đối thoại với các tôn giáo khác.
“Quả thật, thần học là một thừa tác vụ quan trọng và cần thiết của Giáo hội”, Đức Phanxicô nhấn mạnh trong bài phát biểu của mình, trước khi nói tiếp : “Trước hết, bởi vì một phần của đức tin Công giáo của chúng ta là giải thích lý do niềm hy vọng của chúng ta cho tất cả những ai yêu cầu” (x. 1 Pr 3, 15). Thần học ngày nay cũng rất quan trọng theo Đức Thánh Cha, vì xã hội ngày nay “ngày càng đa sắc tộc và linh hoạt, được đánh dấu bằng sự kết nối giữa các dân tộc, ngôn ngữ và môi trường văn hóa khác nhau”. Những thay đổi như vậy đòi hỏi phải có sự đánh giá phê bình “để giúp xây dựng một tương lai hòa bình, liên đới và tình huynh đệ phổ quát (x. Fratelli Tutti), mà không quên bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta (x. Laudato si’)”.
Thần học cũng phải đồng hành với những tiến bộ của khoa học và công nghệ, chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo, vốn thúc đẩy mọi người đặt câu hỏi “làm người có ý nghĩa gì”. Để làm được điều này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề xuất ba định hướng cho các nhà thần học trên khắp thế giới: “trung thành với truyền thống một cách sáng tạo, cách tiếp cận liên ngành và tính hợp đoàn”. Đây là những đường hướng từng được đề cập trong bài phát biểu với các thành viên của Ủy ban Thần học Quốc tế vào tháng 11 năm 2022.
Sự trung thành với truyền thống một cách sáng tạo
Lời khuyên đầu tiên của Đức Phanxicô để tiến về phía trước là lòng trung thành với truyền thống một cách sáng tạo: “Như tất cả chúng ta đều biết, truyền thống luôn sống động. Vì vậy, nó phải phát triển và thể hiện Tin Mừng ở mọi vùng đất và mọi nền văn hóa. Tin Mừng loan báo biến cố Chúa Giêsu đã chết và sống lại, và tạo nên sự khôn ngoan cho cuộc sống của mọi dân tộc”.
Cách tiếp cận đa ngành và tính hợp đoàn
Định hướng thứ hai liên quan đến cách tiếp cận liên ngành, “một yêu cầu nội tại của khoa học thần học, vốn được mời gọi “lắng nghe” những khám phá được thực hiện trong các lĩnh vực kiến thức khác nhằm đào sâu sự hiểu biết của chúng ta về các giáo thuyết đức tin, đồng thời cống hiến sự khôn ngoan Kitô giáo cho sự phát triển nhân bản của khoa học”. Cuối cùng, Đức Thánh Cha nêu rõ, “trách nhiệm đối với nhiệm vụ khó khăn này nhất thiết đòi hỏi tính hợp đoàn và tính hiệp hành trong công việc nghiên cứu”.
Thần học về tình yêu
Như Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh trong tông thư Ad Theologiam Promovendam, việc phục vụ này không thể được thực hiện “nếu không phục hồi đặc tính khôn ngoan của thần học”. “Đức Bênêđictô XVI đã đúng khi kêu gọi tất cả các ngành khoa học mở rộng những giới hạn của tính hợp lý khoa học theo nghĩa khôn ngoan. Việc mở rộng này cũng phải diễn ra trong thần học, để nó có thể trở thành một môn học thiết yếu cho cuộc sống của mỗi con người và của toàn thể dân Chúa, kết hợp khoa học và nhân đức, lý luận phê phán và tình yêu”. Đức Phanxicô kết luận bằng cách chỉ ra rằng thần học khôn ngoan là một nền thần học về tình yêu, bởi vì “ai không yêu thương thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4, 8).
Tý Linh
(nguồn : Vatican News)
Tags: Phanxicô-I, Thần học
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- LỘ ĐỨC: NHỮNG BỨC TRANH KHẢM TRÊN HAI CÁNH CỬA CỦA ĐỀN THÁNH ĐỨC MẸ ĐƯỢC CHE PHỦ
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ GỬI CÁC LINH MỤC THỪA SAI CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT NHÂN DỊP HÀNH HƯƠNG NĂM THÁNH
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY NĂM C: SỐNG MÙA CHAY VÀ NĂM THÁNH NHƯ THỜI GIAN CHỮA LÀNH
- ĐHY PAROLIN: “ĐỨC THÁNH CHA CHƯA BAO GIỜ NGỪNG CAI QUẢN GIÁO HỘI”
- “TRƯỚC MẮT THIÊN CHÚA, MỌI CỬ CHỈ YÊU THƯƠNG ĐỀU CÓ GIÁ TRỊ VÔ HẠN”
- ĐỨC PHANXICÔ CHIA SẺ NỖI ĐAU CỦA NGÀI ĐỐI VỚI CÁC NẠN NHÂN TRẬN ĐỘNG ĐẤT Ở MIẾN ĐIỆN VÀ THÁI LAN
- ĐỨC GIOAN XXIII VÀ ĐỨC PHAOLÔ VI CÓ PHẢI LÀ ĐẶC VỤ CỦA CIA KHÔNG?
- CÁC NHÀ KHOA HỌC TÁI TẠO LẠI KHUÔN MẶT CỦA THÁNH TÊRÊSA AVILA
- SỨC KHỎE CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐƯỢC CẢI THIỆN DẦN DẦN KHI NGÀI ĐANG HỒI PHỤC TẠI NHÀ THÁNH-MARTA
- BẢO VỆ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN: ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI MỘT “SỰ HOÁN CẢI TOÀN DIỆN”
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. II. CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU. NHỮNG CUỘC ĐỐI THOẠI. BÀI 2. NGƯỜI PHỤ NỮ SAMARI. “CHO TÔI XIN CHÚT NƯỚC UỐNG!” (Ga 4, 7)
- 24 GIỜ CHO CHÚA 2025
- BA MƯƠI NĂM THÔNG ĐIỆP EVANGELIUM VITAE: TRỰC GIÁC NHÌN XA TRÔNG RỘNG CỦA ĐỨC GIOAN PHAOLÔ II
- ĐỨC THÁNH CHA ĐỒNG TẾ THÁNH LỄ, TIẾP TỤC TRỊ LIỆU TẠI NHÀ THÁNH MARTA
- LINH THAO CỦA GIÁO TRIỀU: BÀI 1. LÚC KẾT THÚC SẼ LÀ LÚC KHỞI ĐẦU
- MỘT HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH QUỐC TẾ TẠI VATICAN DÀNH RIÊNG CHO VẤN ĐỀ TUỔI THỌ
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT III MÙA CHAY NĂM C: SỰ KIÊN NHẪN CỦA THIÊN CHÚA MỜI GỌI CHÚNG TA HOÁN CẢI
- VATICAN, BÀI HỌC TỪ MỘT VỊ GIÁO HOÀNG ĐAU KHỔ
- ĐỨC PHANXICÔ CHÀO CÔNG CHÚNG VÀ BAN PHÉP LÀNH ĐẦU TIÊN TỪ BỆNH VIỆN
- ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ SẼ XUẤT VIỆN VÀO CHÚA NHẬT