TÀN BẠO, HIẾU CHIẾN, CHUYÊN CHẾ… VỊ « THIÊN CHÚA KHÓ HIỂU » ĐƯỢC KHOA CHÚ GIẢI GIẢI THÍCH
Trong cuốn sách « Dieu obscur… » (Thiên Chúa khó hiểu), giáo sư Thomas Römer của Collège de France đương đầu với những văn bản khó hiểu nhất trong Thánh Kinh tiếng Do Thái, được trang bị bằng kiến thức phê bình-lịch sử của ông. Một tác phẩm kinh điển về nghiên cứu Thánh Kinh được tái bản hôm nay, vẽ nên chân dung của một vị Thiên Chúa, Đấng không ngừng làm chúng ta ngạc nhiên.
Không khoan nhượng, giận dữ, ghen tương… Hình ảnh Thiên Chúa được phản ánh trong Thánh Kinh Do Thái – Cựu Ước – thường gây bối rối. Từ Marcion ở thế kỷ thứ II đến Bultmann, qua Harnack, một số nhà tư tưởng bị cám dỗ rất lớn là muốn loại bỏ vị “Thiên Chúa khó hiểu” này và giữ lại vị Thiên Chúa tốt lành và nhân hậu được mô tả trong Tân Ước. Tuy nhiên, đối với Thomas Römer, người giữ chức chủ tịch « Môi trường Thánh Kinh » tại Collège de France, không có chuyện né tránh vị “Thiên Chúa khó hiểu”: Thiên Chúa của các Thánh sử về mặt lịch sử cũng giống như Thiên Chúa của các tác giả Thánh Kinh Do Thái.
Một vị Thiên Chúa có một lịch sử
Tác giả giải thích: Thánh Kinh tiếng Do Thái “lưu giữ tất cả sự đa dạng trong kinh nghiệm của dân Do Thái với Thiên Chúa Giavê của họ”. Phương pháp của tác giả để hiểu Thánh Kinh? Đọc các đoạn văn bằng cách tính đến hoàn cảnh lịch sử và văn hóa, vốn giải thích lý do tại sao, vào thời kỳ như thế, Thiên Chúa được miêu tả theo cách như thế.
Thiên Chúa của Thánh Kinh Do Thái có một lịch sử. Trước tiên là bộ lạc, Ngài chiếm vị trí trong số các đền chư thần quốc gia khi Israel trở thành chế độ quân chủ vào đầu thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên, rồi trở thành độc quyền trong thời kỳ người Babylon phá hủy Giêrusalem vào năm 587 TCN, trong khi sự kiện này được giải thích như là sự trừng phạt của vị Thiên Chúa độc nhất đối với dân thờ ngẫu tượng của Ngài.
Một Thiên Chúa không bị thu hẹp vào những quan niệm nhân loại của chúng ta
Mỗi chương đều trình bày một mặt của vị “Thiên Chúa khó hiểu” này. Một vị Thiên Chúa hiếu chiến, nơi sách Giôsuê? Cuốn sách “quân phiệt” này lấy lại ý thức hệ của đế chế Assyri vĩ đại bằng cách áp dụng nó vào Giavê – Thiên Chúa để cho thấy tính trỗi vượt của Ngài. Một vị Thiên Chúa chuyên chế, trong sách Đệ Nhị Luật hay trong sách Lêvi? Các luật lệ được nêu ra không phải là “công thức bất biến” được áp dụng mọi lúc, mọi nơi, nhưng có các chức năng khác nhau được bối cảnh hóa. Một vị Thiên Chúa báo thù, trong một số thánh vịnh? Tác giả phóng chiếu mong muốn trả thù của mình lên Chúa, bằng những lời kêu gọi thanh luyện, phản ánh hoàn cảnh tuyệt vọng của những người lưu vong ở Babylon.
Những văn bản lớn được đọc lại mà không xóa bỏ những nét thô lỗ của chúng – câu chuyện về sự sa ngã, câu chuyện về Cain và Abel, hay hy tế Isaac. Nhưng mỗi lần Thiên Chúa hành động theo một lôgic mà phần nào không thể giải thích được. Tác giả cảnh báo chống lại những giải thích quá nhanh chóng và hiếu thắng, có nguy cơ nhốt Thiên Chúa vào các quan niệm nhân loại của chúng ta. Thiên Chúa trong Thánh Kinh Do Thái làm chúng ta ngạc nhiên, và vẫn chưa ngừng đặt vấn đề về những phát biểu của chúng ta về Ngài.
———————-
“Dieu obscur. Sexe, cruauté et violence dans l’Ancien Testament”
của Thomas Römer
Labor et Fides, 196 tr., 16 €.
—————————-
Tý Linh
(theo Guillaume Daudé, nhật báo La Croix)
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- LỘ ĐỨC: NHỮNG BỨC TRANH KHẢM TRÊN HAI CÁNH CỬA CỦA ĐỀN THÁNH ĐỨC MẸ ĐƯỢC CHE PHỦ
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ GỬI CÁC LINH MỤC THỪA SAI CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT NHÂN DỊP HÀNH HƯƠNG NĂM THÁNH
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY NĂM C: SỐNG MÙA CHAY VÀ NĂM THÁNH NHƯ THỜI GIAN CHỮA LÀNH
- ĐHY PAROLIN: “ĐỨC THÁNH CHA CHƯA BAO GIỜ NGỪNG CAI QUẢN GIÁO HỘI”
- “TRƯỚC MẮT THIÊN CHÚA, MỌI CỬ CHỈ YÊU THƯƠNG ĐỀU CÓ GIÁ TRỊ VÔ HẠN”
- ĐỨC PHANXICÔ CHIA SẺ NỖI ĐAU CỦA NGÀI ĐỐI VỚI CÁC NẠN NHÂN TRẬN ĐỘNG ĐẤT Ở MIẾN ĐIỆN VÀ THÁI LAN
- ĐỨC GIOAN XXIII VÀ ĐỨC PHAOLÔ VI CÓ PHẢI LÀ ĐẶC VỤ CỦA CIA KHÔNG?
- CÁC NHÀ KHOA HỌC TÁI TẠO LẠI KHUÔN MẶT CỦA THÁNH TÊRÊSA AVILA
- SỨC KHỎE CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐƯỢC CẢI THIỆN DẦN DẦN KHI NGÀI ĐANG HỒI PHỤC TẠI NHÀ THÁNH-MARTA
- BẢO VỆ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN: ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI MỘT “SỰ HOÁN CẢI TOÀN DIỆN”
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. II. CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU. NHỮNG CUỘC ĐỐI THOẠI. BÀI 2. NGƯỜI PHỤ NỮ SAMARI. “CHO TÔI XIN CHÚT NƯỚC UỐNG!” (Ga 4, 7)
- 24 GIỜ CHO CHÚA 2025
- BA MƯƠI NĂM THÔNG ĐIỆP EVANGELIUM VITAE: TRỰC GIÁC NHÌN XA TRÔNG RỘNG CỦA ĐỨC GIOAN PHAOLÔ II
- ĐỨC THÁNH CHA ĐỒNG TẾ THÁNH LỄ, TIẾP TỤC TRỊ LIỆU TẠI NHÀ THÁNH MARTA
- LINH THAO CỦA GIÁO TRIỀU: BÀI 1. LÚC KẾT THÚC SẼ LÀ LÚC KHỞI ĐẦU
- MỘT HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH QUỐC TẾ TẠI VATICAN DÀNH RIÊNG CHO VẤN ĐỀ TUỔI THỌ
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT III MÙA CHAY NĂM C: SỰ KIÊN NHẪN CỦA THIÊN CHÚA MỜI GỌI CHÚNG TA HOÁN CẢI
- VATICAN, BÀI HỌC TỪ MỘT VỊ GIÁO HOÀNG ĐAU KHỔ
- ĐỨC PHANXICÔ CHÀO CÔNG CHÚNG VÀ BAN PHÉP LÀNH ĐẦU TIÊN TỪ BỆNH VIỆN
- ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ SẼ XUẤT VIỆN VÀO CHÚA NHẬT