TẠP CHÍ « LA CIVILTÀ CATTOLICA » TỐ GIÁC NHỮNG LẠM DỤNG QUYỀN BÍNH CỦA CÁC MẸ BỀ TRÊN

Written by xbvn on Tháng Tám 1st, 2020. Posted in Thế Giới, Tu sĩ, Tý Linh

Trong số ra ngày 31/7/2020, tạp  chí La Civiltà Cattolica của dòng Tên ở Ý đã dành một bài viết về vấn đề ít được bàn đến liên quan việc lạm dụng quyền bính của các Mẹ Bề trên nơi các dòng nữ.

« Một vấn đề cho đến nay đã không nhận được sự chú ý đáng phải có là việc lạm dụng (quyền bính) nơi các dòng nữ ». Trong bài viết này, cha Giovanni Cucci, linh mục dòng Tên người Ý, tiến sĩ triết học và thạc sĩ tâm lý học, đã giải thích rằng Giáo hội gần đây đã dành nhiều cho cuộc đấu tranh chống lại các  cuộc lạm dụng tính dục đối với trẻ vị thành niên, nhưng không được quên những hình thức lạm dụng khác.

Lạm dụng quyền bính và lương tâm

Cha Cucci chỉ ra các lạm dụng quyền bính và lương tâm của một số Mẹ Bề trên. Những lạm dụng này, « trong đa số trường hợp, không mang hình thức bạo lực tính dục và không liên quan đến trẻ vị thành niên ». Nhưng, cha nhấn mạnh, chúng không ít quan trọng và cũng sinh ra « những hậu quả to lớn ».

Cha  cũng đưa ra ví dụ các Mẹ Bề trên đã thiết lập một thứ quyền lực cá nhân trên cộng đoàn và tự cho mình những đặc quyền đặc lợi. Để minh họa, cha Cucci đã cho biết trường hợp những người thân của Mẹ Bề trên, mà quản lý dòng như là một « doanh nghiệp gia đình », ăn ở trợ cấp hoàn toàn do cộng đoàn chi phí. Trong một dòng nọ, « Mẹ Bề trên, không hỏi ý kiến ai, đã đưa mẹ của mình vào cộng đoàn ở cho đến khi chết, cho phép mẹ mình  chia sẻ không gian chung trong vòng 20 năm » và « mỗi mùa hè, Mẹ Bề trên rời cộng đoàn để đưa mẹ mình đi nghỉ ».

Những đặc quyền đặc lợi

Không trích dẫn cụ thể dòng nào, cha Cucci cho thấy các đặc quyền đặc lợi của một số Mẹ Bề trên, quyền được hưởng săn sóc tốt nhất « đang khi một nữ tu bình thường thậm chí không thể đi đến bác sĩ nhãn khoa hay bác sĩ nha khoa, vì « cần phải tiết kiệm tiền » ».

« Những vì dụ liên quan đến tất cả các khía cạnh của đời thường : từ áo quần cho đến khả năng đi nghỉ (hè), nghỉ ngơi hay, đơn giản hơn, có thể ra ngoài đi dạo, tất cả đều phải chờ quyết định – hay tính thất thường – của cùng người đó ».

Để hiểu những gì gây nên khả năng sai lệch này, cha Cucci đã đưa ra một vài hướng suy nghĩ. Ngài đặc biệt cho thấy sự thiếu tính tự quản (quyền tự trị, autonomie) của các nữ tu mà có thể giữ họ trong một hoàn  cảnh phục tùng quyền bình không đúng đắn. Huống hồ là những nữ tu bị quyền bính lạm dụng này, một khi đã từ bỏ tất cả để dâng mình  cho  Chúa, « không biết hướng đến ai » và sợ bị trả thù. Điều này gây ra cho họ « những nỗi đau khổ to lớn, trên bình diện cảm xúc, tâm lý và tâm linh ».

 « Khuynh hướng vâng phục mù quáng »

Vào tháng Hai, trong một cuộc phỏng vấn dành cho tờ Osservatore Romano của Vatican, Đức Hồng y le cardinal Joao Braz de Aviz, Tổng trưởng Bộ các Dòng Tu, đã nhấn mạnh rằng « trong  các cộng đoàn, có những nữ tu có khuynh hướng vâng phục cách mù quáng, không nói những  gì họ nghĩ ». « Trái lại, trong sự vâng phục đích thực, cần phải nói những gì Chúa gợi ý bên trong, cách can đảm và sự thật, để mang lại cho Bề trên thêm ánh sáng để quyết định ».

Cha Cucci nhấn mạnh sự kiện rằng các dòng tu tiếp nhận các ơn gọi mới là những dòng vốn « để một không gian tự do lớn hơn cho những người thuộc phần của  dòng » và một quyền tự quản lớn hơn : « có thể ra ngoài, thực hiện hoạt động mục vụ, học hành, dạy dỗ ».

 Đối với Cha, trách nhiệm thuộc về Giáo hội « chuẩn bị những can thiệp hữu hiệu để xác thực và giám sát cách thức mà việc cai quản được thực thi, để những lạm dụng như thế không được lặp lại » và « những người muốn dâng mình cho Chúa có thể mang lại một cách thức Tin Mừng hơn sống quyền bính và đời sống huynh đệ ».

Tý Linh

(theo nhật báo La Croix)

 

 

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Hai 2024
H B T N S B C
« Th11    
  1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31