« TẤT CẢ CHÚNG TA ĐỀU ĐƯỢC MỜI GỌI CẦU NGUYỆN CHO VIỆC MỞ RỘNG LOAN BÁO TIN MỪNG »
Chúa nhật 18/10, Giáo hội Công giáo cử hành Ngày thế giới truyền giáo. Đối với Gaëtan Boucharlat de Chazotte, tổng thư ký của Các Hội Giáo hoàng Truyền giáo, ngày này là cơ hội « cho mỗi người nhớ đến bổn phận truyền giáo của mình ».
La Croix : Ngày thế giới truyền giáo hệ tại điều gì ?
Gaëtan Boucharlat de Chazotte : Ngày này đã được thiết lập vào năm 1926, theo yêu cầu của Hội Giáo hoàng Truyền bá Đức tin, một trong những chi nhánh của Các Hội Giáo hoàng Truyền giáo. Được cử hành mỗi năm vào Chúa Nhật thứ ba của tháng Mười, ngày này có mục đích giúp người Công giáo ý thức một lần nữa bổn phận truyền giáo. Mọi tín hữu đã chịu phép Rửa đều phải có tâm tình loan báo Tin Mừng phù hợp với sự ủy nhiệm mà Chúa Kitô đã trao phó : « Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ » (Mt 28, 19).
Vì thế, Ngày thế giới truyền giáo là cơ hội cho mỗi người nhớ đến bổn phận truyền giáo này. Mỗi người thực thi bổn phận đó như họ có thể : một số người có thể được kêu gọi để ra đi truyền giáo, nhưng tất cả mọi người đều không có ơn gọi này. Trái lại, tất cả chúng ta đều được mời gọi cầu nguyện cho việc mở rộng loan báo Tin Mừng và mang lại sự đóng góp của mình để tham dự vào đó. Chúa Nhật này là Chúa Nhật bác ái truyền giáo và toàn thể Giáo hội được mời gọi đảm trách công cuộc truyền giáo.
Và sứ mạng của chúng tôi ở Các Hội Giáo hoàng Truyền giáo là đánh thức ý thức truyền giáo đối với cuộc loan báo tiên khởi, cuộc loan báo hướng ra bên ngoài (ad extra). Thách đố của chúng tôi là nhớ rằng sứ mạng không được quên lãng vì lợi ích của việc tân Phúc âm hóa. Đó là hai lá phổi của Giáo hội lữ hành, vốn sinh động lẫn nhau.
La Croix : Đại dịch covid-19 có tác động đến hoạt động của Các Hội Giáo hoàng Truyền giáo không ?
Gaëtan Boucharlat de Chazotte : Ngày thế giới truyền giáo là quan trọng và có tính biểu tượng, vì việc quyên góp phải được gởi về cho Các Hội Giáo hoàng Truyền giáo. Nhưng đây không phải là cách duy nhất để chúng tôi quyên góp và chúng tôi cũng kêu gọi các nhà tài trợ của chúng tôi. Như thế, nếu việc quyên góp không phải là yếu tố quan trọng nhất về mặt số lượng, thì nó là yếu tố hàng đầu về mặt ý nghĩa. Nó diễn ra cách trực tiếp ở chính nguồn mạch của việc loan báo Tin Mừng : bí tích Thánh Thể.
Như thế, ít nhất vào lúc này, đại dịch đã không tác động đến sứ mạng của chúng tôi. Trái lại, lời kêu gọi của Đức Phanxicô giúp đỡ các Giáo hội bị ảnh hưởng nặng nề nhất đã được tiếp sức cách rộng rãi và chúng tôi đã nhận được những sự đóng góp quan trọng trong thời gian cách ly. Tuy nhiên, như tất cả các hội khác, việc quyên góp chủ yếu của chúng tôi được thực hiện từ tháng Mười và vì thế còn quá sớm để đưa ra một bảng tổng kết, tăng hay giảm.
Vả lại, nhiệm vụ đầu tiên của chúng tôi là nâng đỡ các giáo phận ở các xứ truyền giáo (khoảng một phần ba các giáo phận trên thế giới), nhất là cho hoạt động của các giáo phận và cho chủng viện của các giáo phận. Dó đó, sự trợ giúp tài chính này không bị đại dịch này tác động cách trực tiếp.
La Croix : Việc tổ chức phong chân phước cho chị Pauline Jaricot, người khởi xướng Các Hội Giáo hoàng Truyền giáo, đến đâu rồi ?
Gaëtan Boucharlat de Chazotte : Hiện tại, tôi không nghĩ rằng việc tổ chức nghi thức đã tiến triển nhiều. Điều quan trọng đối với chúng tôi là phép lạ và việc chữa lành không giải thích được, được gán cho ngài, đã được Rôma nhìn nhận, điều mà được thực hiện từ tháng Năm vừa rồi.
Bây giờ chỉ còn lại vấn đề lịch làm việc. Tất cả các lễ phong chân phước được dự kiến từ tháng Hai đã bị tạm hoãn lại và những nghi thức này chỉ vừa được lấy lại. Vì thế, bây giờ phải lên kế hoạch một lần nữa và, tiếp đến, người ta mới sẽ có thể hy vọng tổ chức lễ phong chân phước cho chị Pauline Jaricot. Hiện tại, vấn đề này đúng hơn thuộc lãnh vực của Bộ Phong Thánh.
Vả lại, vẫn hoàn toàn chưa quyết định nơi diễn ra nghi lễ. Việc thực hành có hiệu lực kể từ thời Đức Bênêđíctô XVI muốn nghi lễ này diễn ra ở Lyon, giáo phận của chị Pauline Jaricot, nhưng công trình của chị từ nay có một chiều kích phổ quát, nên việc phong chân phước có thể diễn ra ở Rôma.
Tý Linh chuyển ngữ
(theo nhật báo La Croix, ngày 17/10/2020).
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ĐỨC PHANXICÔ MỞ CỬA THÁNH TẠI NHÀ TÙ REBIBBIA: “HÃY BÁM LẤY NIỀM HY VỌNG”
- LỄ ĐÊM GIÁNG SINH 2024: BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
- THÁNH GIOAN: “THÁNH TÔNG ĐỒ VÀ THÁNH SỬ KHÔNG PHẢI LÀ CÙNG MỘT NGƯỜI”
- CÁC NĂM THÁNH QUA DÒNG LỊCH SỬ
- NĂM THÁNH 2025: CHỈ BỐN CỬA THÁNH ĐƯỢC MỞ TẠI RÔMA
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”