THÁI LAN : CUỘC TRIỂN LÃM « TIN MỪNG Ở XỨ SỞ CỦA NỤ CƯỜI… » TẠI HỘI THỪA SAI PARIS
Tập hợp hơn một trăm tác phẩm nghệ thuật và tài liệu lưu trữ, cuộc triễn lãm « Tin Mừng ở xứ sở của nụ cười, Ba thế kỷ rưỡi hiện diện của Hội Thừa Sai Paris ở Thái Lan » đã được khánh thành hôm 11/2/2022 tại trụ sở Hội Thừa Sai Paris. Cuộc triển lãm sẽ kéo dài cho đến ngày 30/6/2022.
Các đồ thủ công mỹ nghệ Phật giáo, gậy giám mục, các bình hoa, sách Tin Mừng bằng tiếng Thái, các bức chân dung của các vị đại diện Tông Tòa đầu tiên, hình ảnh các trường học hay các cô nhi viện Công giáo Thái Lan ở buổi bình minh của thế kỷ XX, mũ giám mục được Đức Thánh Cha Phanxicô đội trong chuyến tông du năm 2019 tại Thái Lan…. Tập hợp hơn 100 tác phẩm nghệ thuật, đồ vật và tài liệu lưu trữ – được bổ sung bằng đồ triển lãm được mượn từ các bộ sưu tập công hay tư -, cuộc triễn lãm này đã được khánh thành trước sự hiện diện của đại sứ Thái Lan tại Pháp.
Được thiết kế xung quanh nhiều chuyên đề, phòng trưng bày tạm thời này đưa mọi người trở lại thời gian Tin Mừng đến Thái Lan, một đất nước có gần 410000 người đã được rửa tội trên 67 triệu dân. Nằm ở rìa biên giới với Miến Điện và ở vùng núi Tam giác vàng, Thái Lan đặc biệt có các dân tộc thiểu số, như người Karens, Hmong, Lahu, đa số là Kitô hữu và là những cộng đoàn nhiệt thành.
Cha Étienne Frécon, tổng đại diện của Hội Thừa Sai Paris (MEP) cho biết : « Vào năm 2019, khi mừng kỷ niệm 350 năm của Giáo hội Thái Lan, chúng tôi đã muốn tôn vinh di sản lịch sử này. Mối liên hệ vẫn còn rất mạnh mẽ giữa Giáo hội địa phương và MEP, vì họ nhìn nhận chúng tôi là nhà sáng lập ».
Bằng cách bối cảnh hóa cách phong phú các đồ vật khác nhau được trưng bày, cuộc triễn lãm vạch lại công cuộc loan báo Tin Mừng do MEP thúc đẩy với việc gởi các linh mục đầu tiên, cách đây hơn 350 năm, ở nơi vẫn còn được gọi là « vương quốc Xiêm ». « Kitô giáo đã đến đó từ thế kỷ XV [với sự thống trị của người Bồ Đào Nha, theo sau hiệp ước Tordesillas], nhưng việc loan báo Tin Mừng lúc đầu tiến dần, các cuộc trở lại vẫn còn hiếm », Jacques-Charles Gaffiot, người phụ trách triễn lãm và cũng là sử gia nghệ thuật, cho biết.
Vào năm 1662, Đức cha Pierre Lambert de La Motte (1624-1679) và những người bạn đồng hành, trong đó có Đức cha François Pallu (1626-1684), đã đến Thái Lan, sau hai năm di chuyển, đánh dấu thời quan trọng đầu tiên trong lịch sử Công giáo Thái Lan. Jacques-Charles Gaffiot nói thêm : « Khác với các linh mục dòng Tên đang hiện diện, lúc đó tìm cách loan báo Tin Mừng từ trên cao, các nhà truyền giáo này đã biểu lộ ý muốn cải đạo từ « đáy » ; các công việc từ thiện, nêu gương… ». Các cơ sở từ thiện (các trường học, các trường trung học, đại học, trường nội trú, trạm y tế, bệnh viện…) được mở cửa mà không phân biệt cho toàn thể dân chúng, mang lại một sự đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển và ảnh hưởng của đất nước này.
Di sản của các cuộc dấn thân từ thiện Công giáo trên lãnh thổ, hoạt động mục vụ của các đại diện Tông Tòa, thời gian của các đại sứ quán đầu tiên dưới triều đại Louis XIV, sự bền chặt của mối quan hệ giữa Thái Lan và Tòa Thánh từ hơn một thế kỷ….Bằng cách khảo sát các khía cạnh khác nhau của đạo Công giáo ở Thái Lan và mối liên hệ với Giáo hội hoàn vũ, cuộc triển lãm này sẽ có thể thu hút được một công chúng đa dạng.
Trong số các phần chủ yếu của cuộc triễn lãm, « không ngừng ngại có Nhật ký của Kosa Pan – đại sứ Xiêm được gởi đến vua Louis XIV vào năm 1680 -, nhưng còn có các chuyên luận viết tay Khoi, bàn về dược lý học và các bệnh của cơ thể con người, và một lá thư của vua Rama V », Jacques-Charles Gaffiot cho biết thêm.
Đối với những ai muốn tham quan (1), cuộc triễn lãm này cũng sẽ được bổ sung bởi những biểu hiện văn hóa khác nhau – các chuyến tham quan có hướng dẫn vào các ngày thứ Tư và thứ Bảy, các buổi hòa nhạc, hội thảo… – cho đến khi kết thúc vào cuối tháng Sáu.
—————–
(1) Ở trụ sở MEP, 128 rue du Bac, 75 007 Paris, mở cửa từ thứ Ba đến thứ Bảy, từ 10 giờ sáng đến 18 giờ tối. Tham quan miễn phí.
—————————–
Tý Linh
Tags: Á-Châu
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO CÁC THAM DỰ VIÊN CUỘC HỌP ĐƯỢC TỔ CHỨC BỞI TÒA THƯỢNG THẨM RÔMA
- THƯ VỀ VIỆC ĐỔI MỚI NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ GIÁO HỘI
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO