THÁNH GIÁ TRONG LỚP HỌC : TÒA ÁN TỐI CAO Ý BÁC BỎ KHIẾU NẠI CỦA MỘT GIÁO SƯ VÔ THẦN
Hôm 9/9/2021, Tòa án tối cao Ý đã bác bỏ khiếu nại của một giáo sư vô thần, bị trừng phạt vì đã tháo thánh giá ra khỏi lớp học của mình cách có hệ thống. Theo tòa án, viện dẫn « truyền thống văn hóa của một dân tộc », sự hiện diện của thánh gia không tạo nên một « hành vi phân biệt kỳ thị đối với giáo viên này ».
Tòa án tối cao Ý đã ra phán quyết vào ngày 9/9/2021 : việc trưng bày thánh gia trong phòng học không phải là một hành vi « phân biệt kỳ thị » đối với giáo viên vô thần.
Franco Coppoli, giáo sư văn chương và lịch sử ở Terni, Ombrie, đã bị xử phạt vào năm 2015 vì đã khước từ dạy học dưới cây thánh giá và đã tháo thánh giá khỏi phòng học cách có hệ thống.
Là thành viên của Liên hiệp những người vô thần và bất khả tri duy lý, giáo viên này đã bị cho nghỉ việc trong ba mươi ngày không lương và đã quyết định khởi kiện, đòi hỏi « quyền tự do giảng dạy và lương tâm về mặt tôn giáo ». Ông thua kiện ở tòa sơ thẩm rồi kháng cáo và quyết định đưa vụ việc lên Tòa án tối cao.
Một đất nước được ghi dấu bằng « truyền thống văn hóa » tôn giáo của mình
Nếu các thẩm phán của tòa án tối cao Ý đã hủy bỏ hình phạt của Franco Coppoli, người đã coi như là « bất hợp pháp » lệnh duy trì treo thánh giá trong các lớp học của hiệu trưởng, thì họ đã khước từ bồi thường cho giáo viên này. Quả thế, Tòa án cho rằng « quyền tự do ngôn luận và giảng dạy » của ông không « bị điều kiện hóa hoặc kìm chế » vì việc trưng bày thánh giá không phải là một « hành vi phân biệt kỳ thị ». Theo Tòa án, sự hiện diện của thánh giá trong các lớp học là một phần của truyền thống « văn hóa » tôn giáo của đất nước : vì thế, nó không tạo nên một « sự phân biệt kỳ thị đối với giáo viên này ».
Một vụ kiện tương tự cũng được đưa ra Tòa án nhân quyền Châu Âu, vào năm 2011. Một bà mẹ gia đình vô thần đã yêu cầu loại bỏ Chúa Giêsu trên thập giá khỏi trường công lập của con cái mình. Tòa án Châu Âu cuối cùng đã kết luận rằng thánh giá, như là biểu tượng thụ động, không biểu lộ một mưu toan nhồi nhét giáo lý từ phía Nhà nước và do đó có thể được duy trì trong các lớp học.
Tý Linh
(theo nhật báo La Croix)
Tags: Giáo-dục, Nhân quyền
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ĐHY JEAN-MARC AVELINE, TÂN CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC PHÁP
- LỜI TIÊN TRI VỀ HÒA BÌNH CỦA THÁNH GIOAN PHAOLÔ II
- ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ VẪN TRONG TÌNH TRẠNG ỔN ĐỊNH
- LỘ ĐỨC: NHỮNG BỨC TRANH KHẢM TRÊN HAI CÁNH CỬA CỦA ĐỀN THÁNH ĐỨC MẸ ĐƯỢC CHE PHỦ
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ GỬI CÁC LINH MỤC THỪA SAI CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT NHÂN DỊP HÀNH HƯƠNG NĂM THÁNH
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY NĂM C: SỐNG MÙA CHAY VÀ NĂM THÁNH NHƯ THỜI GIAN CHỮA LÀNH
- ĐHY PAROLIN: “ĐỨC THÁNH CHA CHƯA BAO GIỜ NGỪNG CAI QUẢN GIÁO HỘI”
- “TRƯỚC MẮT THIÊN CHÚA, MỌI CỬ CHỈ YÊU THƯƠNG ĐỀU CÓ GIÁ TRỊ VÔ HẠN”
- ĐỨC PHANXICÔ CHIA SẺ NỖI ĐAU CỦA NGÀI ĐỐI VỚI CÁC NẠN NHÂN TRẬN ĐỘNG ĐẤT Ở MIẾN ĐIỆN VÀ THÁI LAN
- ĐỨC GIOAN XXIII VÀ ĐỨC PHAOLÔ VI CÓ PHẢI LÀ ĐẶC VỤ CỦA CIA KHÔNG?
- CÁC NHÀ KHOA HỌC TÁI TẠO LẠI KHUÔN MẶT CỦA THÁNH TÊRÊSA AVILA
- SỨC KHỎE CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐƯỢC CẢI THIỆN DẦN DẦN KHI NGÀI ĐANG HỒI PHỤC TẠI NHÀ THÁNH-MARTA
- BẢO VỆ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN: ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI MỘT “SỰ HOÁN CẢI TOÀN DIỆN”
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. II. CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU. NHỮNG CUỘC ĐỐI THOẠI. BÀI 2. NGƯỜI PHỤ NỮ SAMARI. “CHO TÔI XIN CHÚT NƯỚC UỐNG!” (Ga 4, 7)
- 24 GIỜ CHO CHÚA 2025
- BA MƯƠI NĂM THÔNG ĐIỆP EVANGELIUM VITAE: TRỰC GIÁC NHÌN XA TRÔNG RỘNG CỦA ĐỨC GIOAN PHAOLÔ II
- ĐỨC THÁNH CHA ĐỒNG TẾ THÁNH LỄ, TIẾP TỤC TRỊ LIỆU TẠI NHÀ THÁNH MARTA
- LINH THAO CỦA GIÁO TRIỀU: BÀI 1. LÚC KẾT THÚC SẼ LÀ LÚC KHỞI ĐẦU
- MỘT HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH QUỐC TẾ TẠI VATICAN DÀNH RIÊNG CHO VẤN ĐỀ TUỔI THỌ
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT III MÙA CHAY NĂM C: SỰ KIÊN NHẪN CỦA THIÊN CHÚA MỜI GỌI CHÚNG TA HOÁN CẢI